ON TAP CHUONG IV 10

Chia sẻ bởi Bùi Thị Thanh Thảo | Ngày 25/04/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: ON TAP CHUONG IV 10 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : Ngày giảng :
TIẾT 5: TÁN SẮC ÁNH SÁNG
Bài 24 - SGK lớp 12
A. Mục tiêu
C1. Mô tả được hiện tượng tác sắc ánh sáng qua lăng kính
Mức độ thể hiện cụ thể: [thông hiểu].
( Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn (1672).
Một chùm ánh sáng trắng truyền qua lăng kính bị phân tích thành các thành phần ánh sáng có màu khác nhau: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, trong đó ánh sáng đỏ lệch ít nhất, ánh sáng tím lệch nhiều nhất.
( Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn
Chùm sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính thì vẫn giữ nguyên màu của nó (không bị tán sắc).
( Kết luận:
- Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
B. Thiết bị dạy học
GV: Chuẩn bị trước hai thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng và thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc (có thể dùng đèn chiếu ánh sáng trắng vào khe hẹp F).
HV: Ôn tập các kiến thức:
- Cách vẽ đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính.
- Công thức tính góc lệch cực tiểu của lăng kính.
C. Gợi ý dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu chương: Sóng ánh sáng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
Kết quả mong đợi

- GV đặt vấn đề (2) (xem ghi chú), giới thiệu sơ lược các vấn đề nghiên cứu trong chương này
- HV theo dõi



(2) Ghi chú: GV có thể đặt vấn đề như sau: Chúng ta đã nghiên cứu về sự truyền ánh sáng trong các môi trường trong suốt. Tuy nhiên, bản chất của ánh sáng là gì? Nhiều nhà bác học đã nghiên cứu để trả lời câu hỏi này. Về mặt lí thuyết Mắc-xoen đã cho rằng ánh sáng chính là sóng điện từ có bước sóng ngắn.
Nội dung I. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn
Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
Kết quả mong đợi

- GV đặt vấn đề (3); Mô tả dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm, vẽ Hình 24.1 SGK (chưa vẽ đường truyền tia sáng)
- HV nghe, quan sát vẽ Hình 24.1 SGK



- Phát dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HV, hướng dẫn, yêu cầu HV làm thí nghiệm và báo cáo kết quả
- Làm thí nghiệm theo nhóm; nhóm trưởng trình bày cách thực hiện thí nghiệm và kết quả thu được; HV khác bổ sung thêm
- HV đưa ra nhận xét về kết quả thí nghiệm

- Xác nhận những kết luận đúng. Đề nghị HV vẽ bổ sung đường truyền ánh sáng vào hình đã vẽ ở trên

- GV yêu cầu HV nhận xét, kết quả

- HV vẽ đường truyền tia sáng vào hình, HV khác bổ sung


- HV nhận xét, HV khác bổ sung

HV vẽ được đường truyền ánh sáng vào hình đã vẽ ở trên






3) Ghi chú: GV có thể đặt vấn đề: Vì sao dưới ánh sáng Mặt Trời ta nhìn thấy mọi vật có màu sắc khác nhau? Có nhiều cách trả lời cho câu hỏi này. Năm 1672, Niu-tơn tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu về vấn đề này.
Nội dung II. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn
Hoạt động 3: Tìm hiểu thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
Kết quả mong đợi

- GV đặt vấn đề (4); sau đó lấy ý kiến phán đoán của HV cách giải thích nào đúng
-HV nêu ý kiến cá nhân, HV khác tranh luận



- Dẫn dắt, yêu cầu HV hãy đề xuất phương án thí nghiệm?
(cần những dụng cụ gì? Bố trí thế nào? Tiến hành thế nào?)
- Hướng dẫn thảo luận:
+ Cơ sở lí thuyết là gì?
- Các nhóm đề xuất ý kiến; Nhóm khác bổ sung thêm
- Có thể nhiều phán đoán khác nhau:


- HV thảo luận, mỗi người nêu một ý kiến, phán đoán khác nhau, người khác bổ sung

+ Nếu thủy tinh nhuộm màu cho ánh sáng, thì khi chiếu ánh sáng một màu vào thủy tinh, ánh sáng đó sẽ đổi màu.

+ Tạo ra ánh sáng một màu để chiếu vào lăng kính bằng cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Thanh Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)