ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Minh | Ngày 27/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP CHƯƠNG 1 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

CÂU LẠC BỘ GIA SƯ TÂN ĐỨC
TRƯỜNG THPT ĐỨC HÒA
Biên soạn – Nguyễn Duy Bảo
ÔN TẬP CHƯƠNG 1 – NGUYÊN TỬ
HÓA HỌC – 10 CƠ BẢN & NÂNG CAO
“Cảm ơn đời vì mỗi sáng thức dậy ta lại nhận thêm 1 nụ cười”

Câu 1:Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử có kí hiệu sau đây :
a) 
b)
Câu 2: Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng 1,0079. Tính nguyên tử khối của bạc.
Câu 3: Cho hai đồng vị hiđro với tỉ lệ % số nguyên tử :  (99,984%),  (0,016%) và hai đồng vị của clo : (75,53%),  (24,47%).
a) Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố.
b) Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau được tạo nên từ hai loại đồng vị của hai nguyên tố đó.
c) Tính phân tử khối gần đúng của mỗi loại phân tử nói trên.
Câu 4: Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị  và . Tính tỉ lệ % số nguyên tử đồng tồn tại trong tự nhiên.
Câu 5: Cho hai đồng vị (kí hiệu là H), (kí hiệu là D).
a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có.
b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử.
c) Một lit khí hiđro giàu đơteri () ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10g. Tính thành phần % khối lượng từng đồng vị của hiđro.
Câu 6: Biết rằng nguyên tố agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36, 38 và A. Phần trăm các đồng vị tương ứng lần lượt bằng : 0,34% ; 0,06% và 99,6%.
Tính số khối của đồng vị A của nguyên tố agon, biết rằng nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98.
Câu 7: Nguyên tử Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm như sau :
Đồng vị 
% 78,6 10,1 11,3
a) Tính nguyên tử khối trung bình của Mg.
b) Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử , thì số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị còn lại là bao nhiêu ?
Câu 8: Cho biết tổng số electron trong anion  là 42. Trong các hạt nhân A và B đều có số proton bằng số nơtron. Tìm số khối của A và B
Câu 9: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố R nhóm VIIA là 28.
1. Tính số khối.
2. Viết ký hiệu nguyên tử nguyên tố đó.
Câu 10: Một hợp chất ion được cấu tạo từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 140 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31. Viết cấu hình electron của M và X.
Câu 11: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 12.Xác định 2 kim loại A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố:
Na (Z = 11), Mg (Z= 12), Al (Z =13), K (Z = 19), Ca (Z = 20), Fe (Z = 26), Cu (Z = 29), Zn (Z = 30).
Câu 12:Nguyên tử X có 2 đồng vị: đồng vị 1 chứa 35p và 44n, tổng số hạt của đồng vị 2 nhiều hơn đồng vị 1 là 2 hạt. Khối lượng phân tử khối trung bình của X là 79,9. Thành phần phần trăm của 2 đồng vị?
Câu 13:Nguyên tố R có 2 đồng vị, có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23 . Hạt nhân của R có 35p. Đồng vị 1 có 44n, đồng vị 2 nhiều hơn đồng vị 1 là 2 nơtron . Nguyên tử khối trung bình của R là?
Câu 14:Phân tử MX có tổng số hạt là 108; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36.Số khối của M lớn hơn của X là 8. Tổng số hạt trong ion M2+ nhiều hơn trong X2-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)