Ôn tập Cầu Long Biên

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Thanh Hải | Ngày 17/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Cầu Long Biên thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Cầu Long Biên -chứng nhân lịch sử
I.Trắc nghiệm

Câu 1:Thế nào là một văn bản nhật dụng ?
A.Là văn bản được sử dụng trong các cơ quan hành chính.
B.Là văn bản sử dụng trong giao tiếp hàng ngày .
C.Là văn bản có nội dung gần gũi ,bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội .
D.Là những văn bản có sự phối hợp của các phương thức biểu đạt như miêu tả,biểu cảm,tự sự …
Câu 2:Cầu Long Biên đã là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử nào ?
A.Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội .
B.Những ngày đầu năm 1947,Trung đoàn thủ đô bí mật ra đi .
C.Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
D.Chiến thắng Diện Biên Phủ trên không năm 1972.
Câu 3:Tác giả đã so sánh chiếc cầu bắc qua sông với hình ảnh nào sau đây :
A.Như dải lụa uốn lượn .
B.Như chiếc lược cài trên mái tóc .
C.Như một sợi dây thừng .
D.Như một sợi chỉ mềm.
Câu 4:Chi tiết nào sau đây chứng tỏ cây cầu là một nhân chứng đau thương và anh dũng ?
A.Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người .
B.Những ngày đầu năm 1947,cái ngày người dân thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật .
C.Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu nếm bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì .
D.Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước .
Câu 5:Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong bài?
A.So sánh B.Ẩn dụ C.Nhân hoá D.Hoán dụ

II.Tự luận
Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài văn Cầu Long Biên -chứng nhân lịch sử .


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)