ôn tập

Chia sẻ bởi Mai Văn Phương | Ngày 08/05/2019 | 105

Chia sẻ tài liệu: ôn tập thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Ôn tập sinh học
Tốt nghiêp THPT không phân ban
Bài 19 + 20
a 10 -2
b 10 -6
c 10 -6 ---- 10 -4
d 10 -4
1/ Đối với từng gen riêng lẽ thì tần số đột biến lớn nhất là
THPT Long Mỹ
2/ Đột biến gen có hại nhưng được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì:

a Phần lớn đột biến là gen lặn, giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy theo môi trường và tổ hợp gen
b Đột biến gen xuất hiện với tần số thấp
c Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST
d Gen đột biến thường ở trạng thái dị hợp
3/ Theo quan niệm hiện đại, nhân tố quy định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa là:

a Các cơ chế cách ly
b Quá trình chọn lọc tự nhiên
c Quá trình giao phối
d Quá trình đột biến
4/ Thực vật và động vật có tỷ lệ giao tử mang đột biến khá lớn vì:

a Số lượng giao tử tạo ra khá lớn nên có nhiều giao tử đột biến
b Số lượng gen trong tế bào rất lớn nên số gen mang đột biến trong mỗi tế bào là không nhỏ
c Số lượng giao tử mang đột biến bao guiowf cũng bằng số gen mang đột biến.
d Số gen trong tế bào thấp nên tỷ lệ gen đột biến lớn
5/ Dạng cách ly nào sau đây là điều kiện cần để các nhóm quần thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen

a Cách ly địa lý
b Cách ly sinh thái
c Cách ly di truyền
d Cách ly sinh sản
6/ Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào:

a Môi trường và loại đột biến
b Tổ hợp gen và loại tác nhân đột biến.
c Loại đột biến và tổ hợp gen
d Tổ hợp gen và môi trường
7/ Vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa:


a Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể
b Trung hòa tính có hại của đột biến
c Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên
d Cả a,b và c đều đúng
8/ Nguồn nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên là:

a Biến dị đột biến!
b Đột biến gen
c Biến dị tổ hợp
d Thường biến
9/ Nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên là:

a Đột biến NST
b Thường biến
c Biến dị tổ hợp!
d Biến dị đột biến
10/ Theo quan niệm hiện đại thì nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là:

a Biến dị các thể qua quá trình sinh sản
b Biến dị đột biến và biến dị tổ hợp
c Sự biến đổi cá thể dưới ảnh hưởng của tập quán hoạt động
d Thường biến
11/ Mỗi quần thể là một kho biến dị vô cùng phong phú vì:

a Phần lớn các biến dị là di truyền được.
b Số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là khá lớn
c Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau
d Tính có hại của đột biến được trung hòa qua quá trình giuao phối
12/ Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:

a Hệ sinh thái
b Cá thể
c Cá thể và quần thể
d Quần thể
13/ Thực chất của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là

a Sự phân hóa khả năng thích nghi của những cá thể trong quần thể
b Sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
c Sự phân hóa khả năng sống sót của những xá thể trong quần thể
d Sự phân hóa khả năng sinh trưởng, phát triển của những cá thể trong quần thể
14/ Kết quả chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là

a Sự sống sót của những các thể phát triển mạnh nhất
b Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn
c Sự sống sót của những các thể thích nghi nhất
d Sự sống sót của những các thể sinh sản tốt nhất
15/ Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa là:

a Hình thành những đăc điểm thích nghi.
b Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa.
c Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen trong quần thể
d Làm cho tần số tương đối các alen trong quần thể bị thay đổi
16/ Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:
Chọn lọc quần thể hình thành những ...(I) ..tương quan giữa các ..(II)..về các mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản đảm bảo sự tồn tại phát triển của những ..(III).. thích nghi nhất, qui định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên;
......(IV)....làm tăng tỷ lệ những các thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể . Chon lọc các thể và ..(V).. song song diễn ra.
a. chọn lọc quần thể b. chọn lọc cá thể c. cá thể d. quần thể e. đặc điểm thích nghi f. thích nghi
a Ie, IIc, IIId, IVb, Va
b If, IIc, IIId, IVa, Vb
c Ie, IId, IIIc, IVb, Va
d If, IId, IIIc, IVb, Va
17/ Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:
Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với ..(I)... mà tác động đối với ..(II).., không chir tác động đối với từng ..(III).. riêng lẽ mà đối với cả ..(IV)..
chọn lọc tự niên là nhân tố...(V)..và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố...(VI)... quá trình tiến hóa.
a. quần thể b. cá thể c. toàn bộ kiểu gen d. từng gen riên lẽ e. qui định chiều hướng f. định hướng
a Id, IIc, IIIb, IVa, Vf, VIe.
b Id, IIc, IIIa, IVb, Ve, VIf.
c Ic, IId, IIIb, IVa, Ve, VIf.
d Id, IIc, IIIb, IVa, Ve, VIf.
18/ Quá trình phân ly tính trạng được thúc đẩy do

a Quá trình đột biến
b Các cơ chế cách ly
c Quá trình giao phối
d Quá trình chọn lọc tự nhiên
19/ Vai trò chủ yếu của cơ chế cách ly là:

a Ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các cá thể của quần thể mới và quần thể gốc
b Thúc đẩy quá trình phân ly tính trạng
c Củng cố, tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quâng thể
d Tất cả các phương án trên
20/ Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiến hóa?

a Quá trình đột biến
b Qía trình giao phối
c Chọn lọc tự nhiên
d Chọn lọc nhân tạo!
21/ Vai trò cơ bản của đột biến trong tiến hóa:
a Là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa
b Là nhân tố qui định chiều hướng của tiến hóa
c Là nhân tố cơ bản của tiến hóa
d Là nguồn nguyên liệu của tiến hóa !
22/ Phần lớn các đột biến tự nhiên có hại cho cơ thể sinh vật vì:

a Các đọt biên gen trội do đó biểu hiện ngay ra kiểu hình
b Đa số đều là đột biến NST
c Chúng phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường.!
d Đột biên làm thay đổi tần số tương đối các alan trong quần thể
23/ Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa, vì:

a Ít phổ biến hơn đột biến NST, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật
b Phổ biến hơn đột biến NST, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật!
c Phổ biến hơn đột biến NST, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật
d Giá trị của đột biến gen không thay đổi
24/ Đột biến kháng thuốc trừ sâu DDT ở ruồi giấm là đột biến có lợi hay có hại cho ruồi giấm

a Có lợi trong điều kiện môi trường có DDT
b Không có lợi trong điều kiên môi trường không có DDT
c Có lợi trong điều kiện môi trường không có DDT
d a và b đúng
¤ Đáp án của đề thi:
1[ 1]a... 2[ 1]a... 3[ 1]b... 4[ 1]b... 5[ 1]a... 6[ 1]d... 7[ 1]d... 8[ 1]a...
9[ 1]c... 10[ 1]b... 11[ 1]b... 12[ 1]c... 13[ 1]b... 14[ 1]b... 15[ 1]b... 16[ 1]a...
17[ 1]d... 18[ 1]b... 19[ 1]d... 20[ 1]d... 21[ 1]d... 22[ 1]c... 23[ 1]b... 24[ 1]d...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Văn Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)