On sinh 11

Chia sẻ bởi nguyên thị hà | Ngày 26/04/2019 | 97

Chia sẻ tài liệu: on sinh 11 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

ÔN THI HK 1 – SINH HỌC 12 (NĂM HỌC 2017 – 2018)
Bài 1
Câu 1. Số mã bộ ba mã hóa cho các axit amin là
A. 61. B. 64. C. 42. D. 21.
Câu 2. Bộ ba mở đầu AUG
A. nằm ở đầu 3’ của phân tử mARN.
B. là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã.
C. nằm ở đầu 3’ của phân tử ADN.
D. là tín hiệu mở đầu cho quá trình phiên mã.
Câu 3. Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN
A.di chuyển một cách ngẫu nhiên.
B. luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
C. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
D. luôn theo chiều từ 3’ đến 5’.
Câu 4. Sự nhân đôi của ADN ngoài nhân (trong ti thể và lục lạp) diễn ra
A. độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân.
B. phụ thuộc vào sự nhân đôi của ADN trong nhân.
C. phụ thuộc vào sự nhân đôi của tế bào.
D. trước khi nhân đôi của ADN trong nhân
Câu 5. Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là
1. tháo xoắn phân tử ADN.
2. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN.
3. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN.
Câu trả lời đúng là:
A. 1,2,3. B. 1,3. C. 3. D. 2,3.
Câu 6. Trong quá trình tái bản ADN, tính theo chiều tháo xoắn, trên mạch khuôn 5’ → 3’, mạch bổ sung được tổng hợp
A. liên tục và cùng chiều tháo xoắn của ADN.
B. gián đoạn và ngược chiều tháo xoắn của ADN.
C. gián đoạn và cùng chiều tháo xoắn của ADN.
D. liên tục và ngược chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 7. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền?
(1) Mã di truyền có tính liên tục, đọc từ một điểm xác định từng bộ ba và không gối lên nhau.
(2) Mã di truyền mang tính đặc hiệu, một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
(3) Mã di truyền ở các loài sinh vật khác nhau thì khác nhau.
(4) Mã di truyền được đọc trên mạch gốc của gen theo chiều 3’ -> 5’, và đọc trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
A. 2 B. 4 C.3 D. 5
Câu 8. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi đề cập đến sự nhân đôi ADN ở sinh vật?
(1) Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’→ 3’.
(2) Mạch mới luôn được tổng hợp cùng chiều với chiều tháo xoắn.
(3) Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim helicaza.
(4) Mạch mới được tổng hợp trên mạch khuôn 3’→ 5’ hoàn thành sớm hơn mạch còn lại.
(5) Chỉ có mạch 3’→ 5’ được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(6) Số phân tử ADN con có nguyên liệu mới hoàn toàn: 2x – 2.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9. tARN mang axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã là
A. UAX. B. AUA. C. XUA. D. AUX.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mã di truyền?
A. Mỗi loài có một bộ mã di truyền đặc trưng.
B. Mã di truyền trong một gen được đọc từ một điểm xác định và đọc theo từng bộ ba.
C. Nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại aa.
D. Mỗi mã bộ ba chỉ mã hoá cho một aa.
Câu 11. tARNcó bộ ba đối mã 5’..AUX..3’thì trên mạch bổ sung của gentương ứng là các nuclêôtit
A. 3’..XTA..5’. B. 5’..GAT..3’. C. 5’..ATX.3’. D. ’..TAG..3’.
Câu 12. Điều nào không đúng với cơ chế tự nhân đôi của ADN?
A.Mạch tổng hợp gián đoạn được kết thúc nhanh hơn mạch liên tục.
B. Mạch tổng hợp gián đoạn được kết thúc chậm hơn mạch liên tục.
C. Enzim tổng hợp đoạn mồi phải hoạt động nhiều lần ở mạch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyên thị hà
Dung lượng: | Lượt tài: 9
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)