ÔN NHANH ĐỊA LÝ CHO NGƯỜI BẬN RỘN

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Mân | Ngày 26/04/2019 | 126

Chia sẻ tài liệu: ÔN NHANH ĐỊA LÝ CHO NGƯỜI BẬN RỘN thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

KIẾN THỨC CƠ BẢN
ĐỊA LÝ LỚP 12
Giúp học sinh ôn nhanh thi tốt nghiệp và xét vào đại học- môn Địa lý

CẤU TRÚC ĐỀ THI TNTHPT MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài : 180 phút
Câu I (2,0 điểm):
Địa lý tự nhiên:
Địa lý dân cư:

Câu II (3,0 điểm)
Cơ sở Địa lý kinh tế, các ngành kinh tế
Vùng kinh tế


Câu III (2,0 điểm)
Kiến thức bao quát chương trình


Câu IV (3,0 điểm)
Kỹ năng về biểu đồ


















VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
1/ Vị trí địa lí : (kết hợp với Atlat )
- Phía đông bán đảo Đông dương, gần trung tâm của ĐNÁ; vừa gắn liefn với lục địa Á-Âu, vừa tiếp giáp TBD
- Toạ độ địa lý : phần đất liền
Bắc :23023’B
Nam : 8034’B
Tây :102009’Đ
Đông : 109024’Đ
Nếu tính trên biển thì phía Nam :6050’B , phía Tây : 1010Đ, phía Đông : 117020’Đ
2/ Phạm vi lãnh thổ :
Gồm vùng đất , vùng trời, vùng biển
a- Vùng đất : 331212km2
b- Vùng biển : bao gồm : vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
c- Vùng trời : khoảng không gian bao trùm vùng đất và vùng biển
3/ Ý nghĩa của vị trí địa lí VN :
a. Ý nghĩa tự nhiên :
→ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
→ có nhiều tài nguyên khoáng sản, sinh vật
→ Sự đa dạng của thiên nhiên
→ chịu nhiều thiên tai
b. Ý nghĩa kinh tế , văn hoá-xã hội và quốc phòng :
→ nằm trên ngã tư đường giao thông quốc tế thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế mở.
→có điều kiện chung sống, hoà bình, hợp tác và hữu nghị với các nước trong khu vực
→ nằm trong vùng nhạy cảm, năng động trong việc phát triển kinh tế, ổn định về chính trị.

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

I/ Đặc điểm chung của địa hình :
a. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
đồi núi chiếm ¾ diện tích , trong đó đồi núi thấp chiếm 60%, đồng bằng chiếm ¼ diện tích .
b. Hướng chính của địa hình là Tây bắc-đông nam và vòng cung.
Hướng Tây bắc- đông nam : núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường sơn
Hướng vòng cung : núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn
c/ Địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa
d/ Địa hình chịu sự can thiệp của con người

II/ Các khu vực địa hình :
1/ Đồi núi : So sánh khu vực Đông Bắc với Tây Bắc
+ Vùng Đông Bắc :
Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
Hướng vòng cung với 4 cánh cung .
Địa hình nghiêng theo từ Tây Bắc xuống Đông Nam .
+ Vùng Tây Bắc :
- Địa hình cao , nghiêng từ TB xuống ĐN, hướng chính : TB-ĐN
- Phía đông :Hoàng Liên Sơn đồ sộ
- Phía tây : núi trung bình
- Giữa là núi thấp đan xen các cao nguyên , sơn nguyên
Xen giữa là các sông : sông Đà, sông Mã, sông Chu.
So sánh Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
+ Trường sơn Bắc :núi chạy so le hướng TB-ĐN, phía bắc và nam cao, ở giữa thấp
+ Trường sơn Nam : Gồm khối núi Nam Trung Bộ lấn sát đồng bằng , các cao nguyên nhiều tầng bậc ở phía tây ( Tây Nguyên).
b/ Khu vực đồng bằng :
So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
-Đồng bằng sông Hồng :
rộng 1,5 triệu ha, đã được khai thác lâu đời, nghiêng dần về phía biển , hệ thống đê điều đã tạo nên đất phù sa trong đê và ngoài đê , ô trũng
-Đồng bằng sông Cửu Long :
Rộng trên 4 triệu ha , thấp và bằng phẳng, hệ thống kênh rạch chằng chịt. Mùa lũ ngập nước , mùa cạn nước biển xâm lấn . 3 loại đất chính : phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn

3/ Đánh giá thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế - xã hội :
a. Khu vực đồi núi :
* Thế mạnh :
+ Khoáng sản : nội sinh : Đồng , chì, thiếc, kẽm, sắt, crôm, vàng…ngoại sinh : Than đá , đá vôi, Bô xit, Apatit…
+ Rừng giàu có về thành phần loài ; đất trồng nhiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Mân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)