ÔN LUYỆN HSG
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình |
Ngày 26/04/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: ÔN LUYỆN HSG thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT chuyên
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề.
------------------------------------------
Câu 1 (3,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác. Nhưng Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mải đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy.
Câu 2 (7,0 điểm).
Trong bài viết Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, Phạm Văn Đồng viết: Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---------HẾT---------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh……………………………..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT chuyên.
------------------------------------------
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích.
- Quá khứ: là cái đã qua, là thời gian đã qua.
- Hiện tại: là cái đang xảy ra, là thời gian đang sống.
- Tương lai: là cái chưa tới, có thể xảy ra, là thời gian sắp tới, sẽ tới.
- Bắn: ẩn dụ, chỉ thái độ, cách đối xử của con người với quá khứ, tương lai.
- Cuộc sống trôi qua kẽ tay: để cuộc sống trôi qua phí hoài, vô ích, thái độ thờ ơ với cuộc sống.
- Ý kiến thứ nhất: Bằng cách nói hình ảnh: bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác, cách dùng hình ảnh mang ý nghĩa tăng tiến: súng lục- đại bác, người nói muốn khẳng định: Cách đối xử của mỗi người với quá khứ như thế nào thì tương lai họ nhận được sẽ như thế, thậm chí còn tồi tệ hơn thế. Câu nói đề nghị một lối sống, một thái độ sống: trân trọng quá khứ, biết ơn quá khứ.
- Ý kiến thứ hai: Bằng cách nói nhấn mạnh, phủ định để khẳng định: chớ để…chỉ bằng cách… sống trọn vẹn từng ngày, người nói muốn đề nghị một lối sống: trân trọng từng khoảnh khắc của hiện tại, sống hết mình trong hiện tại.
- Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhưng kì thực là sự bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng hướng con người tới một lối sống, một thái độ sống tích cực, đúng đắn: sống là phải biết trân trọng quá khứ, biết ơn nguồn cội. Song đồng thời phải biết đón nhận hiện tại, sống hết mình cho hiện tại và biết vun đắp cho tương lai.
2. Phân tích, bàn luận.
- Tại sao sống là phải biết trân trọng quá khứ?
+ Quá khứ là truyền thống, là lịch sử, là nguồn cội, tổ tiên, là văn hoá, văn minh xưa… Quá khứ là những gì đã xảy ra, trôi qua, không bao giờ lấy lại được. Do đó, con người phải biết trân trọng quá khứ, nguồn cội…, trân trọng chính mình.
+ Vì phải có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, với quá khứ người ta xây dựng hiện tại và tương lai.
+ Quá khứ chính là tấm gương soi để con người tự nhận thức và rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho mình.
+ Nếu con người quay lưng, “bắn vào quá khứ”, con người sẽ trở thành những kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Họ sẽ bị tương lai đáp trả hậu quả tương xứng.
VD:
Nếu cha mẹ không kính trọng ông bà, quay lưng lại truyền thống, nguồn cội… thì khó mà dạy nổi con cháu; sau này họ cũng dễ bị con cháu khinh thường
-------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT chuyên
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề.
------------------------------------------
Câu 1 (3,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác. Nhưng Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mải đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy.
Câu 2 (7,0 điểm).
Trong bài viết Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, Phạm Văn Đồng viết: Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---------HẾT---------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh……………………………..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT chuyên.
------------------------------------------
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích.
- Quá khứ: là cái đã qua, là thời gian đã qua.
- Hiện tại: là cái đang xảy ra, là thời gian đang sống.
- Tương lai: là cái chưa tới, có thể xảy ra, là thời gian sắp tới, sẽ tới.
- Bắn: ẩn dụ, chỉ thái độ, cách đối xử của con người với quá khứ, tương lai.
- Cuộc sống trôi qua kẽ tay: để cuộc sống trôi qua phí hoài, vô ích, thái độ thờ ơ với cuộc sống.
- Ý kiến thứ nhất: Bằng cách nói hình ảnh: bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác, cách dùng hình ảnh mang ý nghĩa tăng tiến: súng lục- đại bác, người nói muốn khẳng định: Cách đối xử của mỗi người với quá khứ như thế nào thì tương lai họ nhận được sẽ như thế, thậm chí còn tồi tệ hơn thế. Câu nói đề nghị một lối sống, một thái độ sống: trân trọng quá khứ, biết ơn quá khứ.
- Ý kiến thứ hai: Bằng cách nói nhấn mạnh, phủ định để khẳng định: chớ để…chỉ bằng cách… sống trọn vẹn từng ngày, người nói muốn đề nghị một lối sống: trân trọng từng khoảnh khắc của hiện tại, sống hết mình trong hiện tại.
- Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhưng kì thực là sự bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng hướng con người tới một lối sống, một thái độ sống tích cực, đúng đắn: sống là phải biết trân trọng quá khứ, biết ơn nguồn cội. Song đồng thời phải biết đón nhận hiện tại, sống hết mình cho hiện tại và biết vun đắp cho tương lai.
2. Phân tích, bàn luận.
- Tại sao sống là phải biết trân trọng quá khứ?
+ Quá khứ là truyền thống, là lịch sử, là nguồn cội, tổ tiên, là văn hoá, văn minh xưa… Quá khứ là những gì đã xảy ra, trôi qua, không bao giờ lấy lại được. Do đó, con người phải biết trân trọng quá khứ, nguồn cội…, trân trọng chính mình.
+ Vì phải có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, với quá khứ người ta xây dựng hiện tại và tương lai.
+ Quá khứ chính là tấm gương soi để con người tự nhận thức và rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho mình.
+ Nếu con người quay lưng, “bắn vào quá khứ”, con người sẽ trở thành những kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Họ sẽ bị tương lai đáp trả hậu quả tương xứng.
VD:
Nếu cha mẹ không kính trọng ông bà, quay lưng lại truyền thống, nguồn cội… thì khó mà dạy nổi con cháu; sau này họ cũng dễ bị con cháu khinh thường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)