ÔN LUYỆN HSG
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình |
Ngày 26/04/2019 |
117
Chia sẻ tài liệu: ÔN LUYỆN HSG thuộc Địa lý 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
——————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh các trường THPT không chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
————————————
Câu 1.
a. Thế nào là xu thế toàn cầu hoá? Tại sao toàn cầu hoá là xu thế tất yếu?
b. Toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội và thách thức gì đối với các nước đang phát triển?
Câu 2.
a. Phân tích các nguyên nhân làm cho giao thông vận tải của Hoa Kì phát triển mạnh mẽ và đa dạng.
b. Ý nghĩa của việc ra đời đồng Ơ-rô – đồng tiền chung của EU.
Câu 3.
Giải thích ngắn gọn các câu hỏi sau:
a. Vì sao tổng số dân của Liên bang Nga giai đoạn từ 1991 - 2005 lại giảm?
b. Vì sao Nhật Bản phát triển cơ cấu kinh tế hai tầng?
c. Vì sao sản xuất lúa gạo của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở các đồng bằng phía Đông Nam?
d. Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng?
Câu 4.
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 1997 – 2005
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1997
2000
2003
2004
2005
Xuất khẩu
88
105,6
135,9
183,5
245
Nhập khẩu
70
49
83,7
105,9
125
a. Tính cán cân xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga qua từng năm.
b. Vẽ biểu đồ so sánh giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga qua từng năm.
c. Nhận xét và giải thích về tình hình ngoại thương của Liên bang Nga giai đoạn từ 1997 - 2005.
-----Hết-----
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên: ………………..…………………………. Số báo danh: ……………….
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
——————
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh các trường THPT không chuyên
————————————
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0đ)
a. * Khái niệm toàn cầu hoá: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học,…
* Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu vì:
- Sự phát triển không đều về kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật. Sự khác nhau về cách thức và trình độ quản lý đã dẫn tới các quốc gia phải mở rộng phạm vi trao đổi hợp tác với nhau.
- Mỗi quốc gia đều có những lợi thế riêng về tài nguyên và nguồn lao động hoặc sản xuất những sản phẩm riêng mà các quốc gia khác không có do đó cần có sự hợp tác trao đổi.
- Nhiều vấn đề ngày nay đòi hỏi phải mang tính toàn cầu như: dân số, ô nhiễm môi trường sinh thái, khí hậu,… đòi hỏi phải có sự hợp tác.
- Sự phân công lao động quốc tế: Sự hình thành và mở rộng các tổ chức quốc tế là cơ sở của các mối liên kết kinh tế - xã hội. Xu thế chính của thế giới ngày nay.
Lưu ý: Nếu học sinh không nêu đủ ý mà chỉ nêu do nhu cầu của từng quốc gia cho 0,25 điểm.
b. Toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển:
- Cơ hội:
+ Tự do hoá thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hoá có điều kiện lưu thông rộng rãi.
+ Là cơ sở để các nước đang phát triển nhanh chóng đón đầu công nghệ hiện đại áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có được những thành tựu mới về khoa học – công nghệ, tổ chức và quản lý về sản xuất và kinh doanh.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện được chủ trương đa phương hoá quan hệ quốc tế, khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
- Thách thức:
+ Muốn có sức cạnh tranh các nước đang phát triển phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn của mình.
+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hoá của mình đối với các nước khác nên các giá trị đạo đức của nhân loại có nguy cơ bị xói mòn.
+ Gây áp
——————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh các trường THPT không chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
————————————
Câu 1.
a. Thế nào là xu thế toàn cầu hoá? Tại sao toàn cầu hoá là xu thế tất yếu?
b. Toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội và thách thức gì đối với các nước đang phát triển?
Câu 2.
a. Phân tích các nguyên nhân làm cho giao thông vận tải của Hoa Kì phát triển mạnh mẽ và đa dạng.
b. Ý nghĩa của việc ra đời đồng Ơ-rô – đồng tiền chung của EU.
Câu 3.
Giải thích ngắn gọn các câu hỏi sau:
a. Vì sao tổng số dân của Liên bang Nga giai đoạn từ 1991 - 2005 lại giảm?
b. Vì sao Nhật Bản phát triển cơ cấu kinh tế hai tầng?
c. Vì sao sản xuất lúa gạo của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở các đồng bằng phía Đông Nam?
d. Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng?
Câu 4.
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 1997 – 2005
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1997
2000
2003
2004
2005
Xuất khẩu
88
105,6
135,9
183,5
245
Nhập khẩu
70
49
83,7
105,9
125
a. Tính cán cân xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga qua từng năm.
b. Vẽ biểu đồ so sánh giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga qua từng năm.
c. Nhận xét và giải thích về tình hình ngoại thương của Liên bang Nga giai đoạn từ 1997 - 2005.
-----Hết-----
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên: ………………..…………………………. Số báo danh: ……………….
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
——————
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh các trường THPT không chuyên
————————————
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0đ)
a. * Khái niệm toàn cầu hoá: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học,…
* Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu vì:
- Sự phát triển không đều về kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật. Sự khác nhau về cách thức và trình độ quản lý đã dẫn tới các quốc gia phải mở rộng phạm vi trao đổi hợp tác với nhau.
- Mỗi quốc gia đều có những lợi thế riêng về tài nguyên và nguồn lao động hoặc sản xuất những sản phẩm riêng mà các quốc gia khác không có do đó cần có sự hợp tác trao đổi.
- Nhiều vấn đề ngày nay đòi hỏi phải mang tính toàn cầu như: dân số, ô nhiễm môi trường sinh thái, khí hậu,… đòi hỏi phải có sự hợp tác.
- Sự phân công lao động quốc tế: Sự hình thành và mở rộng các tổ chức quốc tế là cơ sở của các mối liên kết kinh tế - xã hội. Xu thế chính của thế giới ngày nay.
Lưu ý: Nếu học sinh không nêu đủ ý mà chỉ nêu do nhu cầu của từng quốc gia cho 0,25 điểm.
b. Toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển:
- Cơ hội:
+ Tự do hoá thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hoá có điều kiện lưu thông rộng rãi.
+ Là cơ sở để các nước đang phát triển nhanh chóng đón đầu công nghệ hiện đại áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có được những thành tựu mới về khoa học – công nghệ, tổ chức và quản lý về sản xuất và kinh doanh.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện được chủ trương đa phương hoá quan hệ quốc tế, khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
- Thách thức:
+ Muốn có sức cạnh tranh các nước đang phát triển phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn của mình.
+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hoá của mình đối với các nước khác nên các giá trị đạo đức của nhân loại có nguy cơ bị xói mòn.
+ Gây áp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)