ÔN LUYỆN HSG

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: ÔN LUYỆN HSG thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Dành cho học sinh THPT chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————




Câu 1.
Độ đa dạng sinh vật được thể hiện như thế nào? Nguyên nhân cơ bản làm giảm độ đa dạng sinh vật?
Câu 2:
a. Vì sao các phân tử nước lại có thể hình thành liên kết hidrô với nhau? Nguyên tử ôxi trong phân tử nước có thể tạo được bao nhiêu liên kết hidrô với các phân tử nước khác?
b. Tại sao côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người?
Câu 3.
a. Sự khác nhau cơ bản giữa “nhân” của tế bào nhân sơ với nhân của tế bào nhân thực?
b. Vì sao vi khuẩn lam trước đây được xếp vào nhóm tảo gọi là tảo lam nhưng ngày nay lại được xếp vào nhóm vi khuẩn?
c. Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào?
Câu 4.
Hãy nêu chức năng của các enzim có trong perôxixôm như: Catalaza, D.aminoaxit-ôxidaza, urat-ôxidaza? Vì sao trong nước tiểu của nhóm linh trưởng và người có axit uric còn các nhóm động vật khác thì không?
Câu 5.
a. Dòng năng lượng sinh học là gì? Được dự trữ ở đâu trong các hệ sống?
b. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hoá?
Câu 6.
Trong phòng thí nghiệm có 3 dung dịch. Dung dịch 1 chứa ADN xoắn kép, dung dịch 2 chứa amylaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ 3 dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích?
Câu 7.
a. Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến những quá trình trao đổi chất nào diễn ra trên màng?
b. Nêu các cách nhận biết 2 tế bào con được sinh ra trong nguyên phân với 2 tế bào con được sinh ra trong quá trình giảm phân I từ tế bào mẹ (2n) ở ruồi giấm đực. Biết quá trình phân bào diễn ra bình thường.
Câu 8.
a. Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? Tại sao?
b. Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại?
Câu 9.
Ở một chủng vi khuẩn nếu được nuôi cấy trong điều kiện pH = 3 thì thời gian một thế hệ là 30 phút, còn nếu nuôi cấy ở điều kiện pH = 4 thì thời gian một thế hệ là 20 phút. Đem nuôi cấy 100000 tế bào vi khuẩn trên trong 3 giờ, một phần ba thời gian đầu nuôi cấy trong môi trường có độ pH = 3, sau đó chuyển sang môi trường có độ pH = 4. Sau 3 giờ thì số lượng cá thể của quần thể vi khuẩn là bao nhiêu? Cho rằng không có vi khuẩn nào bị chết và quần thể vi khuẩn luôn giữ ở pha luỹ thừa.




....................Hết........................

Họ và tên............................................................SBD..........................


SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
--------------

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
(Dành cho học sinh THPT chuyên)

Câu
Nội dung
Điểm

1
(1,0đ)
* Độ đa dạng sinh vật được thể hiện:
- Đa dạng sinh vật được thể hiện qua đa dạng loài …………………………………….
- Đa dạng sinh vật được thể hiện qua đa dạng quần xã và đa dạng hệ sinh thái ……….
* Nguyên nhân cơ bản làm giảm độ đa dạng sinh vật:
- Do con người khai thác quá mức, không có kế hoạch => nguồn tài nguyên sinh vật cạn kiệt => mất cân bằng sinh thái -> giảm độ đa dạng ……………………………………..
- Do ô nhiễm môi trường làm tổn hại nguồn thức ăn, nơi ở, điều kiện sống của sinh vật dẫn đến tuyệt diệt nhiều loài, nhiều quần xã và hệ sinh thái …………………………….

0,25
0,25


0,25

0,25

2
(1,0đ)
a.
- Các phân tử nước tạo nên liên kết hidrô với nhau bởi vì chúng có tính phân cực. .........
- Mỗi nguyên tử ôxi trong một phân tử nước có thể hình thành được 2 liên kết hidrô với các phân tử nước khác... ....................................................................................................
b.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)