ON LAI TRUYEN THONG 8-3

Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh | Ngày 08/10/2018 | 157

Chia sẻ tài liệu: ON LAI TRUYEN THONG 8-3 thuộc Thể dục 2

Nội dung tài liệu:

ÔN LẠI TRUYỀN THỐNG PHỤ NỮ 8/3
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, phụ nữ nước ta luôn giữ vai trò quan trọng và có những cống hiến to lớn, góp phần xây dựng truyền thống vẻ vang của dân tộc và tạo dựng truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.        Trong không khí mừng Đảng, mừng xuân mới Quý Tỵ 2013, mừng sự đổi thay của đất nước. Chào mừng ngày 8/3/2013. Xin gửi đến toàn thể chị em lời chào, lời chúc mừng tốt đẹp nhất.         Tại sao ngày 8/3 trở thành ngày quốc tế phụ nữ, ngày mà các đấng nam nhi dành cho chị em phụ nữ những tình cảm thân thương, những lời chúc tốt đẹp nhất. Vâng! Lịch sử đó bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của chị em nữ công nhân 2 ngành dệt may tại 2 thành phố: Chicagô và Niuyoóc (nước Mĩ). Cuộc đấu tranh này đã cổ vũ phong trào đấu tranh của chị em phụ nữ trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng là bà Clarazetkin (người Đức) và bà Rogia Luxambua (BaLan). Hai bà đã kết hợp với bà Crupxkaia (người bạn đời của Lênin) thành lập ban thư ký quốc tế để lãnh đạo phong trào. Năm 1910 đại hội phụ nữ quốc tế họp tại Copenhagen (thủ đô Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ trên toàn thế giới. Từ đó cho đến nay ngày 8/3 đã trở thành ngày hội của phụ nữ trên toàn thế giới.          Ôn lại truyền thống phụ nữ Việt Nam chúng ta rất tự hào đã có bao vị nữ anh hùng lập nên chiến công làm rạng rỡ cho non sông đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử người phất cờ khởi nghĩa là phụ nữ, người lãnh đạo khởi nghĩa là phụ nữ, người xưng vương dựng nước cũng là phụ nữ. Chưa một dân tộc nào, một quốc gia nào lại có niềm vinh quang đến như vậy. Đó là hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc – Trưng Nhị sinh ra và lớn lên ở vùng quê nuôi tằm kéo sợi, con của Lạc tướng huyện Mê Linh. Khi đất nước rơi vào tay giặc chứng kiến cảnh lầm than của muôn dân trăm họ, đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, với khí phách quật khởi, mùa xuân năm 40 hai bà đã phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc với lời thề nghiêng trời, lệch đất:   “Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”  
Để giành lại chủ quyền đất nước cho dân tộc. Hai trăm năm sau, tiếp nối bước chân của Hai bà Trưng người con gái của núi Nưa Triệu Thị Trinh đã phất cờ khởi nghĩa làm cho quân Ngô phải khiếp vía kinh hồn với câu nói bất hủ: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người” đã thể hiện ý chí quật cường vươn lên dành độc lập tự dob cho dân tộc
“Tùng Sơn nắng quyện mây trời Dấu chân bà Triệu rạng ngời sử xanh”
         Lịch sử nước nhà tiếp nối thì tên tuổi phụ nữ Việt Nam lại càng dày thêm trong những trang lịch sử vàng chói lọi ấy. Quá khứ và hiện tại đan xen càng ngời lên bao tấm gương của những người phụ nữ thuỷ chung son sắt như chị Nguyễn Thị Minh Khai – người chiến sĩ cộng sản trung kiên của xứ uỷ Nam Kỳ, hay chị Võ Thị Sáu – người con gái quang vinh của vùng đất đỏ đã dâng hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp với nụ cười rạng rỡ mãi mãi tuổi 16. Các chị đã để lại tấm gương trung kiên, bất khuất, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ phụ nữ cả nước noi theo. Tên tuổi của các chị ngày nay được gắn liền với những tên phố, tên đường, với những mái trường đầy kiêu hãnh thân thương.           Đế quốc Mĩ xâm lược nước ta, điều đầu tiên mà chúng sợ nhất là đội quân tóc dài, tên tuổi của vị nữ tướng tổng tư lệnh chiến trường miền Nam Nguyễn Thị Định khiến cho giặc phải khiếp sợ, kinh hoàng. Trong cuộc chống Mĩ cứu nước ấy ở cả hai miền Nam Bắc đã có biết bao bà mẹ tóc bạc hoa râm đã sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đóng góp sức lực cuối cùng của đời mình cho cuộc kháng chiến:
“Ôi đẹp thay bao tấm lòng đại nghĩa Vầng trăng nào sánh được vẻ kiên trinh
Xưa tiễn chồng đi rười rượi tóc xanh
Nay lại tiễn con đi rung rinh đầu bạc”
         Và đây hình ảnh mẹ Suốt với tấm gương hi sinh oanh liệt trên dòng sông Nhật Lệ mãi mãi khắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 20,92KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)