ÔN KTTT LÂN 2 LỚP 11

Chia sẻ bởi Ngô Thị Ngọc Mai | Ngày 26/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: ÔN KTTT LÂN 2 LỚP 11 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

ÔN KTTT LẦN 2 HK II NĂM 2017
Bài 1: Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới i; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 420, nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 270. Nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới i thì góc khúc xạ là 350. Tìm góc tới i.
Bài 2: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tạo ảnh thật lớn gấp 4 lần vật. Nếu tịnh tiến vật lại gần thấu kính một đoạn 8 cm thì ảnh thật đó lớn gấp 8 lần vật. Tìm tiêu cự của thấu kính.
Bài 3: Tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí. Tia khúc xạ và tia phản xa vuông góc nhau. Cho chiết suất của nước là 4/3. Tính góc tới.
Bài 4: Một khung dây tròn có diện tích 20 cm2 gồm 60 vòng, được đặt trong một từ trường đều, vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn bằng 0,2 T. Tính từ thông qua khung dây.
Bài 5: Một ống dây điện hình trụ có lõi chân không, chiều dài 25 cm, có 1000 vòng, diện tích mỗi vòng 240cm2. Dòng điện qua ống dây là 4A. Ngắt dòng điện qua ống dây trong 0,2s ; tính độ lớn của suất điện động tự cảm trong ống dây.
Bài 6: Một khối bán trụ trong suốt có chiết suất n = . Một chùm tia sáng hẹp nằm trong một mặt phẳng của tiết diện vuông góc, chiếu tới khối bán trụ như hình. Xác định đường đi của chùm tia sáng và tính giá trị góc khúc xạ (nếu có) khi tia sáng tới hợp với pháp tuyến một góc bằng 300.
Bài 7: Một ống dây hình trụ dài gồm 4000 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 200 cm2. Ống dây có điện trở 16, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều  song song với trục của hình trụ và độ lớn tăng đều 2.10-2 T/s. Tính công suất tỏa nhiệt trong ống dây.
Bài 8: Một ống dây điện hình trụ có lõi chân không dài 25 cm gồm 1500 vòng, diện tích mỗi vòng 80 cm2. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây là 6A. Tính từ thông qua mỗi vòng dây.
Bài 9: Một khối bán trụ trong suốt có chiết suất n = . Một chùm tia sáng hẹp nằm trong một mặt phẳng của tiết diện vuông góc, chiếu tới khối bán trụ như hình. Xác định đường đi của chùm tia sáng và tính giá trị góc khúc xạ (nếu có) khi tia sáng tới hợp với pháp tuyến một góc bằng 450.
Bài 10: Một khung dây gồm 50 vòng diện tích mỗi vòng là 80 cm2 nối vào một tụ điện có điện dung 150F, được đặt trong từ trường đều, có  vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây và độ lớn tăng đều 0,06T/s. Tính điện tích của tụ điện.
Bài 11: Một ống dây điện hình trụ có lõi chân không dài 40 cm gồm 2500 vòng, diện tích mỗi vòng là 128cm2. Dòng điện qua ống dây tăng đều từ 0 A đến 5 trong 0,2 s. Tính độ lớn của suất điện động tự cảm trong ống dây.
Bài 13: Một ống dây hình trụ dài gồm 4000 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 200 cm2. Ống dây có điện trở 16, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều  song song với trục của hình trụ và độ lớn tăng đều 2.10-2 T/s. Tính công suất tỏa nhiệt trong ống dây.
Bài 14: Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới i 450; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 600, nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 300. Hỏi nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới i thì góc khúc xạ là bao nhiêu ?
Bài 15: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ tạo ảnh ảo và bằng 3/4 lần vật. Nếu tịnh tiến vật ra xa một đoạn 16 cm thì ảnh ảo đó bằng 2/3 lần vật. Tìm tiêu cự của thấu kính.
Bài 16: Một ống dây dài 50 (cm), diện tích tiết diện ngang của ống là 10 (cm2) gồm 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây là bao nhiêu?
Câu 17. Trong điều kiện có tia ló và nếu lăng kính chiết quang hơn môi trường ngoài thì
A.Tia ló truyền thẳng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Ngọc Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)