ÔN CHƯƠNG 1

Chia sẻ bởi Thanh Hà | Ngày 26/04/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: ÔN CHƯƠNG 1 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

ÔN CHƯƠNG I
Câu 1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc. B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện.
C. Đặt một vật gần nguồn điện; D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
Câu 2. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 < 0. B. q1< 0 và q2 > 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0.
Câu 3. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong
A. chân không. B. nước nguyên chất.
C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 4. Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?
A. thanh niken. B. thanh gỗ khô. C. thanh chì. D. khối thủy ngân.
Câu 5. Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì?
A. B và C âm, D dương. B. B âm, C và D dương.
C. B và D âm, C dương. D. B và D dương, C âm.
Câu 6. Trong 22,4 lít khí Hyđrô ở 0°C, áp suất 1atm thì có 12,04.1023 nguyên tử Hyđrô. Tính tổng độ lớn các điện tích dương trong một cm³ khí Hyđrô.
A. 3,6 C B. 5,6 C C. 6,6 C D. 8,6 C
Câu 7. Tính lực tương tác điện, lực hấp dẫn giữa electron và hạt nhân trong nguyên tử Hyđrô, biết khoảng cách giữa chúng là 5.10–9 cm, khối lượng hạt nhân bằng 1836 lần khối lượng electron
A. Fđ = 7,2.10–8 N, Fh = 34.10–51N B. Fđ = 9,2.10–8 N, Fh = 36.10–51N
C. Fđ = 9,2.10–8 N, Fh = 41.10–51N D. Fđ = 10,2.10–8 N, Fh = 51.10–51N
Câu 8.Vectơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn:
A. cùng hướng với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
B. ngược hướng với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
C. cùng phương với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
D. ngược phương với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
Câu 9. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặt trưng cho điện trường:
A. về khả năng thực hiện công. B. về tốc độ biến thiên của điện trường
C. về mặt tác dụng lực. D. về năng lượng.
Câu 10. Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.
B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường.
D. theo một quỹ đạo tròn.
Câu 11. Một hạt bụi khối lượng 3,6.10–15kg mang điện tích q = 4,8.10–18C nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại phẳng song song nằm ngang cách nhau 2cm và nhiễm điện trái dấu. Lấy g = 10m/s², tính hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại
A. 25 V. B. 50 V. C. 75 V. D. 100 V.
Câu 12.Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 µF – 200 V. Nối hai bản tụ điện với một hiệu điện thế 120 V. Tụ điện tích được điện tích là
A. 4.10-3 C. B. 6.10-4 C. C. 10-4 C. D. 
Câu 13.Tụ điện là:
A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)