ô nhiễm thuốc BVTV,thực trạng và phương hướng giải quyết

Chia sẻ bởi Ngô Thái Bảo | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: ô nhiễm thuốc BVTV,thực trạng và phương hướng giải quyết thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:Ô NHIỄM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT,THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GiẢI QUYẾT

GVHD:Trần Quyết Thắng
Nhóm: 9 (Tiết 3,4 thứ 2)
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
MỤC LỤC
I. ĐỊNH NGHĨA
II. CÁC NHÓM THUỐC BVTV
III. CÁC DẠNG THUỐC BVTV
IV. NGUYÊN NHÂN
V. THỰC TRẠNG
VI. HẬU QuẢ
VII. PHƯƠNG HƯỚNG GiẢI QUYẾT
VIII. CÁC BẢO QUẢN THUỐC BVTV
I. ĐỊNH NGHĨA
- Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, …), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …).
- Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …).
-Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
- Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …) có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại.
II. CÁC NHÓM THUỐC BVTV
Thuốc BVTV được chia thành nhiều nhóm dựa trên đối tượng sinh vật hại.
Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ nhện
Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ tuyến trùng
Thuốc trừ cỏ
Thuốc điều hòa sinh trưởng
Thuốc trừ ốc
Thuốc trừ chuột
III.CÁC DẠNG THUỐC BVTV
ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate.
DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.
BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,
DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble Powder.
HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.
H: hạt, G: granule, GR: granule.
P: Pelleted (dạng viên)
BR: Bột rắc, D: Dust.
Nhủ dầu
Huyền phù
Bột rắc
IV. NGUYÊN NHÂN
Với hơn 70% dân số hoạt động trong nông nghiệp, hàng năm đã sản xuất ra hàng trăm ngàn tấn lương thực thực phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, cùng với đó cũng đã sử dụng một lượng thuốc BVTV nhất định góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân.
Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối với sức khoẻ con người
Vì vậy, giải quyết hài hoà giữa việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường là một đòi hỏi và thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật.


Sử dụng thuốc BVTV và nguyên nhân gây ô nhiễm
Trước năm 1990, thuốc BVTV do Nhà nước độc quyền kinh doanh theo cơ chế bao cấp. Từ năm 1990 đến nay việc cung ứng và xuất nhập khẩu thuốc BVTV không chỉ do các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện mà còn có các doanh nghiệp tư nhân và cá thể cùng tham gia. Thuốc BVTV được kinh doanh, lưu thông tự do trên thị trường đã được thực hiện rộng rãi từ những năm 1990  1991.
Trong thời kì đó, do tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệnh còn ít nên số lượng và chủng loại thuốc BVTV chưa nhiều. Ngày đó do thiếu thông tin và chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn nên người nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường. Ngày nay người ta đã thay dần bằng các loại thuốc BVTV thế hệ mới có độc tính thấp, các chế phẩm sinh học ít tồn lưu trong môi trường
Tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hoá trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến gây ngộ độc cho động vật thuỷ sinh cũng cần được cảnh báo và khắc phục
Sử dụng thuốc nằm trong danh mục cấm và có tính bền vững với môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng người dân địa phương và các vùng lân cận.
V. THỰC TRẠNG
Những năm gần đây, số lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), nếu như trước năm 1985, khối lượng TBVTV dùng hàng năm khoảng 6.500  9.000 tấn thì từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25-38 ngàn tấn.
Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 300 loại thuốc trừ sâu, 200 loại thuốc trừ bệnh, gần 150 loại thuốc trừ cỏ, 6 loại thuốc diệt chuột và 23 loại thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng. Các hóa chất BVTV này nhiều về cả số lượng và chủng loại, trong đó có một số loại thuộc danh mục cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và tồn đọng hết hạn sử dụng.
Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước đã phát hiện trên 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn 38 tỉnh, thành phố.

Theo kết quả khảo sát của Viện Nước tưới tiêu và Môi trường (Bộ NN&PTNT), mỗi năm, cả nước sử dụng khoảng 200.000-250.000 tấn thuốc BVTV, sản sinh ra khoảng 7.500 tấn vỏ bao nhưng hầu hết chưa được thu gom xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm đồng ruộng, làm chết cua, cá. Đa số nông dân chưa thấy hết hiểm họa từ thuốc BVTV cho cộng đồng và chính bản thân họ nên việc bảo quản sử dụng thuốc BVTV rất yếu kém.
Con số 5000 người bị nhiễm độc thuốc BVTV chỉ trong năm 2009, trong đó 138 người tử vong, đó là chưa kể số người bị mắc bệnh ung thư, bệnh lao phổi, bệnh về đường hô hấp...
Phần lớn kho chứa thuốc BVTV nằm ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù các kho thuốc này được di dời hoặc không sử dụng, số thuốc còn lại không được xử lý… nhưng lượng hóa chất BVTV tồn lưu tại các điểm này đã và đang phát sinh vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước và sức khỏe người dân.
VI. HẬU QUẢ
Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.









Thuốc rất độc (nhóm I, LD50 < 50 mg/kg): vạch màu đỏ.
-Thuốc độc trung bình (nhóm II, LD50 >50-500 mg/kg): vạch màu vàng.
-Thuốc ít độc (nhóm III, LD50 >500 mg/kg): vạch màu xanh nước biển.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Do trình độ hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc.
Thuốc BVTV và vỏ thuốc BVTV được vứt và để không đúng chỗ
Ảnh hưởng tới sinh vật và môi trường
Ảnh hưởng đến con người:
Một số căn bệnh lạ bị gây ra bởi thuốc BVTV
Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.
Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.
PHƯƠNG HƯỚNG GiẢI QUYẾT
ĐỂ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CÓ HIỆU QUẢ CẦN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP SAU:

Nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết.
Áp dụng kỹ thuật sử dụng theo nguyên tắc “ 4 đúng”:
Đúng thuốc: Chỉ dùng từng loại cho đối tượng phòng trị thích hợp.
Đúng lúc: Ngoài việc chọn đúng thuốc, thời điểm xử lý cũng đóng vai trò quan trọng không kém để đạt hiệu quả phòng trị cao nhất.
Đúng cách: Mỗi loại thuốc đều có cách dùng khác nhau, nên áp dụng đúng theo hướng dẫn theo đặc tính của từng loại thuốc.
Đúng liều lượng: Cần áp dụng đúng liều lượng được khuyến cáo, không nên tự ý tăng hoặc giảm vì ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như có tác dụng ngược lại đối với con người và môi sinh

Dùng hỗn hợp thuốc
Sử dụng luân phiên thuốc:
Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
Nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết
Một số giải pháp xử lý BVTV
Giải pháp công nghệ thiêu đốt trong lò xi măng, giải pháp hóa học, sinh học...
Được sự hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh ta đã xây được các  tường bao, xây các hố chôn lấp tạm thời bằng các bể xi măng hoặc lót bạt để tránh thẩm thấu gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, đồng thời xây các lò đốt hai cấp có kiểm soát khí độc tại các điểm ô nhiễm thuốc BVTV
Xử lý chế tài
Nhiều luật, nhưng chưa đủ:
Điều 31 của Thông tư số 38, có quy định trách nhiệm của người sử dụng thuốc BVTV là không được sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo... Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có quy định riêng về xử lý các hành vi vi phạm trên của người sử dụng.
Hạn chế của xây tường bao quanh: Mặc dù đã xây bao quanh khu vực nhưng nguy hiểm vẫn rình rập cuộc sống người dân.
Chưa thống nhất giá đền bù đã làm chậm công tác giải phóng mặt bằng.
hội thảo về cách phòng tránh ô nhiễm từ thuốc BVTV
Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV- POP tồn lưu tại Việt Nam” là dự án của GEF/UNDP đang được Bộ TNMT thực hiện trong 4 năm (2010-2013). Dự án này được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam loại bỏ những rào cản về năng lực trong việc tiêu hủy các hóa chất BVTV nhóm POP.
Hạn chế của xây tường bao quanh

-Mặc dù đã xây bao quanh khu vực nhưng nguy hiểm vẫn rình rập cuộc sống người dân. Muốn di dời gần 20 hộ dân cạnh kho thuốc ở đó phải có sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí của Nhà nước.
-Chưa thống nhất giá đền bù đã làm chậm công tác giải phóng mặt bằng.

Những biện pháp được sử dụng để xử lý những đối tượng nhiễm hóa chất BVTV chủ yếu:

-Phân huỷ bằng tia cực tím (UV) hoặc bằng ánh sáng mặt trời
-Phá huỷ bằng vi sóng Plasma
-Biện pháp ozon hoá/UV
-Biện pháp oxy hoá bằng không khí ướt
-Biện pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao
-Biện pháp xử lý tồn dư HCBVTV bằng phân huỷ sinh học
Phương pháp phòng tránh ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV
đến sức khỏe con người

Thực hiện chương trình “Quản lý sâu bệnh tổng hợp – IPM” bằng cách tăng cường sản xuất và phối hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại như thay thế loại thuốc có độc tính thấp hơn (ví dụ thay Wofatox bằng Ofatox) thay thế bằng các loại thuốc sinh học.
Mở rộng và phát triển các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nông dân.
Tăng cường truyền thông, huấn luyện cho các đối tượng sản xuất về lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và về các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Với người trực tiếp sử dụng thuốc cần tuân thủ một số nguyên tắc sau
Phải có đầy đủ các thông tin về đặc tính, tác dụng, tác hại của thuốc
Cần có trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, gang tay, quần áo, kính... khi pha chế và phun thuốc. Sau khi phun phải thay quần áo và giặt sạch.
Không sử dụng trẻ em và phụ nữ có thai vào bất kỳ công việc gì có liên quan đến thuốc BVTV.
Vùng phun thuốc không cho người hoặc gia súc lui tới trong thời gian từ 3 – 5 ngày sau khi phun thuốc
Không ăn, hút thuốc, nói chuyện trong khi đang phun thuốc. Không dùng thuốc vào mục đích khác như trị ghẻ, rệp, chí, muỗi...
Không phun ngược chiều gió và tránh để thuốc tiếp xúc với tất cả các bộ phận
CÁC BẢO QUẢN THUỐC BVTV
Tùy theo từng dạng mà có cách bảo quản thích hợp để giữ được chất lượng tốt trong thời gian dài, cũng như không gây ảnh hưởng cho người, động vật và môi sinh.
Các thuốc nhũ dầu cần chú ý đến nhiệt độ, trong khi các thuốc dạng bột hòa nước, hạt, bột rải cần chú ý về ẩm độ. Nên có những kệ riêng cho từng loại, tránh để thuốc trên sàn nhà.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thái Bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)