ô nhiễm môi trường nước sông ở Việt Nam
Chia sẻ bởi Ngô Thái Bảo |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: ô nhiễm môi trường nước sông ở Việt Nam thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG
GVHD: PHAN THỊ THANH HÒA
Nhóm: 13(Tiết 9.10 thứ 3)
Thành viên nhóm
VÕ THỊ MAI TRINH
NGÔ THÁI BẢO
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
NGUYỄN THẾ KỶ
NGUYỄN ĐỨC THỌ
DIỆP THANH TOÀN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước đang trở nên đáng báo động. thực tiễn cho thấy hàng năm ở nước ta xuất hiện nhiều căn bệnh lạ mà nguyên nhân chủ yếu được xác định là xuất phát từ môi trường sống quá ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm. Đời sống kinh tế xã hội càng phát triển kéo theo tốc độ đô thị hoá nhanh dẫn đến những hệ luỵ của môi trường sinh thái.
Pháp luật về môi trường nước ở nước ta hiện nay còn sơ sài và nhiều kẽ hở từ khâu làm luật đến khâu đưa luật vào thực tiễn đời sống. luật Bảo vệ Môi trường tại mục 2, Chương VII quy định về bảo vệ môi trường nước sông. Đó là quy định về nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông, quy định về kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông, và trách nhiệm bảo vệ môi trường nước của các cơ quan nhà nước trong việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng khai thác nguồn tài nguyên nước và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
NỘI DUNG
3. THỰC TRẠNG
2. NGUYÊN NHÂN
5. Biện pháp khắc phục
4. Hậu quả
1. KHÁI NiỆM
1.khÁI NiỆM
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, nước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
2.Nguyên nhân
NGUYÊN NHÂN
TỰ NHIÊN
NHÂN TẠO
Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước.
Thực vật , động vật chết đi
Nước mưa rửa trôi các chất ô nhiễm
Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp vào nguồn nước :
1. Các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải xuống sông
2. Nguồn nước thải, rác thải gây ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt của các khu dân cư dọc hai bờ sông
3. Nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
4. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp
( chăn nuôi , trồng trọt …..)
5. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước
3.Thực trạng
Trong khu vực nội thành của các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế...) hệ thống các hồ, ao, kênh, rạch và các sông nhỏ chính là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư. Hệ thống này hiện nay ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép từ 5 – 10 lần, các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ.
Trong nước dưới đất nhiều nơi còn thấy dấu hiệu ô nhiễm photphat và asen.
Hệ thống sông bị ô nhiễm không phải là vấn đề mới được phát hiện. Việc nạo vét, làm vệ sinh sông, hồ cũng không phải là việc giờ mới làm. Nhưng khi xảy ra dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm và nhiều người bị nhiễm bệnh người ta mới giật mình nhìn lại môi trường sống cũng là môi trường lây nhiễm bệnh xung quanh mình
Hệ thống sông đều đã bị ô nhiễm ở mọi cấp độ. Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất (TN-MT&NĐ), nước mặt ở các sông đều bị nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, nhất là vào mùa khô. Những con sông ở đều biến thành kênh thoát nước, đen ngòm và hôi thối.
Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nguồn nước
Do các cơ sở sản xuất được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường chỉ chiếm khoảng 7% tổng lượng nước thải. Mật độ dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, hệ thống sông vốn đã ô nhiễm sẽ ngày càng bị ô nhiễm hơn.
LINK CHÈN VIDEO
Theo Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Việt Nam có hơn 1.000 bệnh viện thì chỉ 1/3 trong số đó có hệ thống xử lý nước thải (chủ yếu là ở tuyến trung ương và tỉnh), trong đó chỉ có một số đạt tiêu chuẩn.
Nước thải y tế
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 (16/12/2005, Hà Nội) có nêu “Nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chôn lấp gia cầm bị dịch không đúng quy cách. Tính đến cuối năm 2004, hơn 40 triệu gia cầm đã bị tiêu hủy, chiếm gần 20% tổng đàn trên cả nước. Nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất từ các hốc chôn lấp, tiêu hủy gia cầm là rất cao, đặc biệt trong mùa mưa… Chỉ 4,26% lượng nước thải Công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; tình trạng phú dưỡng ở nước do ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật; nước còn ô nhiễm từ gia cầm...”
4.HẬU QuẢ
Nước ô nhiễm gây hại rất lớn cho con người. Vi khuẩn trong nguồn nước ô nhiễm có thể truyền bệnh dịch tạo nên những đại dịch. Những chất độc trong nguồn nước bị ô nhiễm có thể khiến người ta bị trúng độc. Các loại kim loại nặng tan trong nguồn nước ô nhiễm có thể khiến người ta trúng độc mãn tính.
Bệnh
Bệnh liên quan đến nước
3
2
4
5
1
0
Có tới 80% các bệnh là do
sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Bệnh da liễu
Bệnh tiêu chảy
Nước đang dần trở nên khan hiếm!
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể thiếu đối với mọi sự hoạt động trong nghành kinh tế quốc dân. Tuy nguồn nước có nhiều nhưng trạng thái thiên nhiên không đủ thỏa mãn được nhu cầu nước ngày càng lớn của xã hội.
Sự khan hiếm nước khiến cho cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn. Lượng nước mặt tính bình quân đầu người ở Việt Nam sẽ giảm từ mức 3.840m3/người/năm hiện nay xuống 2.830m3/người/năm vào năm 2015, và trong tương lai gần Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia khan hiếm
5.Luật về tài
nguyên nước
LUẬT QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC( Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội : LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC)
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
1. Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.
2. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
3. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài nguyên nước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh, khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân.
6. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của cả nước, các vùng, ngành; kết hợp giữa khoa học, công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
7. Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư, quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và môi trường.
8. Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư.
9. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia.
(Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật tài nguyên nước.)
Chính sách hạn chế ô nhiễm nước sông
Xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ môi trường nước.
Thiết lập các trạm kiểm soát và tiêu chí về chất lượng nước sông.
Cần xử lý những khu vực bị ô nhiễm về nước thải, rác thải, nguồn thải ô nhiễm.
Tăng cường kiểm tra xử lý triệt để, nghiêm minh những đơn vị có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm.
Kết nối nguồn thải của các cơ sở sản xuất nhỏ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đối với hoạt động nông nghiệp cần trang bị kiến thức cho nông dân về sử dụng hợp lý lượng phân bón, canh tác đúng cách và giảm thiểu tối đa lượng thuốc bảo vệ thực vật,...
Quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung khi quy hoạch và xây dựng khu dân cư.
Di dời bãi chôn lấp ra xa lưu vực sông.
Phân vùng xả thải nước thải công nghiệp, sinh hoạt,… cho các tỉnh thành trên cùng lưu vực sông.
Kết hợp biện pháp vận động tuyên truyền, giáo dục, xử phạt vi phạm, với việc đối thoại khuyến khích – động viên các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… về xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường quy định.
Xây dựng và áp dụng chính sách ưu đãi cho các chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư,… mạnh dạn ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến để đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn môi trường
6.Biện pháp
khắc phục
Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư; tăng cường kiểm tra, giám sát về môi trường tại các địa phương, các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; ban hành cơ chế hỗ trợ tài chính trong việc đầu tư xây dựng các hệ thống công nghệ xử lý môi trường tại các khu công nghiệp, trước hết là xử lý rác thải, nước thải.
Các địa phương tuân thủ nghiêm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong thẩm định các dự án đầu tư, qui hoạch tổng thể; xây dựng tại đây hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường và xây dựng hệ thống xử lý chất thải, trước hết tại các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp; phối hợp qui hoạch, phát triển các vùng nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng khu vực, địa phương và có biện pháp giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn phát tán các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi; đầu tư xây dựng nhanh hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mặn, lợ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường.
1.Giải pháp kỹ thuật: Thực hiện quy hoạch chất lượng nước: mỗi một dòng sông hay đoạn sông đều có mục đích sử dụng riêng biệt và đòi hỏi chất lượng nguồn nước khác nhau.
2. Các biện pháp tài chính:
Nước qua công trình hoặc qua xử lý có giá trị sử dụng (nước được coi là hàng hoá) chính vì vậy phải nhanh chóng xây dựng các chính sách tài chính về nước nhằm gắn chặt giữa công tác đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng tài nguyên nước với nghĩa vụ đóng góp tài chính phục vụ cho việc quản lý khai thác, duy tu bảo dưỡng, tu bổ nâng cấp và phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra. Theo Luật Tài nguyên nước quy định: Tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có nghĩa vụ tài chính và đóng góp công sức, kinh phí cho việc xây dựng công trình bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.
3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục về pháp luật:
Tiến hành các hình thức trao đổi trực tiếp với các địa phương để phổ biến Luật Tài nguyên nước và xem xét tình hình thực hiện. Lấy ý kiến của các địa phương về các nội dung cần quy định trong các văn bản dưới luật.
Xây dựng tổ chức thanh tra chuyên ngành để nâng cao vai trò của công tác thanh tra pháp chế, xử lý vi phạm trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước.
“
VÌ MỘT THẾ GIỚI “XANH TRÊN TỪNG CENTIMET”
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG
GVHD: PHAN THỊ THANH HÒA
Nhóm: 13(Tiết 9.10 thứ 3)
Thành viên nhóm
VÕ THỊ MAI TRINH
NGÔ THÁI BẢO
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
NGUYỄN THẾ KỶ
NGUYỄN ĐỨC THỌ
DIỆP THANH TOÀN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước đang trở nên đáng báo động. thực tiễn cho thấy hàng năm ở nước ta xuất hiện nhiều căn bệnh lạ mà nguyên nhân chủ yếu được xác định là xuất phát từ môi trường sống quá ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm. Đời sống kinh tế xã hội càng phát triển kéo theo tốc độ đô thị hoá nhanh dẫn đến những hệ luỵ của môi trường sinh thái.
Pháp luật về môi trường nước ở nước ta hiện nay còn sơ sài và nhiều kẽ hở từ khâu làm luật đến khâu đưa luật vào thực tiễn đời sống. luật Bảo vệ Môi trường tại mục 2, Chương VII quy định về bảo vệ môi trường nước sông. Đó là quy định về nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông, quy định về kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông, và trách nhiệm bảo vệ môi trường nước của các cơ quan nhà nước trong việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng khai thác nguồn tài nguyên nước và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
NỘI DUNG
3. THỰC TRẠNG
2. NGUYÊN NHÂN
5. Biện pháp khắc phục
4. Hậu quả
1. KHÁI NiỆM
1.khÁI NiỆM
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, nước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
2.Nguyên nhân
NGUYÊN NHÂN
TỰ NHIÊN
NHÂN TẠO
Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước.
Thực vật , động vật chết đi
Nước mưa rửa trôi các chất ô nhiễm
Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp vào nguồn nước :
1. Các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải xuống sông
2. Nguồn nước thải, rác thải gây ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt của các khu dân cư dọc hai bờ sông
3. Nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
4. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp
( chăn nuôi , trồng trọt …..)
5. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước
3.Thực trạng
Trong khu vực nội thành của các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế...) hệ thống các hồ, ao, kênh, rạch và các sông nhỏ chính là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư. Hệ thống này hiện nay ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép từ 5 – 10 lần, các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ.
Trong nước dưới đất nhiều nơi còn thấy dấu hiệu ô nhiễm photphat và asen.
Hệ thống sông bị ô nhiễm không phải là vấn đề mới được phát hiện. Việc nạo vét, làm vệ sinh sông, hồ cũng không phải là việc giờ mới làm. Nhưng khi xảy ra dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm và nhiều người bị nhiễm bệnh người ta mới giật mình nhìn lại môi trường sống cũng là môi trường lây nhiễm bệnh xung quanh mình
Hệ thống sông đều đã bị ô nhiễm ở mọi cấp độ. Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất (TN-MT&NĐ), nước mặt ở các sông đều bị nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, nhất là vào mùa khô. Những con sông ở đều biến thành kênh thoát nước, đen ngòm và hôi thối.
Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nguồn nước
Do các cơ sở sản xuất được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường chỉ chiếm khoảng 7% tổng lượng nước thải. Mật độ dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, hệ thống sông vốn đã ô nhiễm sẽ ngày càng bị ô nhiễm hơn.
LINK CHÈN VIDEO
Theo Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Việt Nam có hơn 1.000 bệnh viện thì chỉ 1/3 trong số đó có hệ thống xử lý nước thải (chủ yếu là ở tuyến trung ương và tỉnh), trong đó chỉ có một số đạt tiêu chuẩn.
Nước thải y tế
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 (16/12/2005, Hà Nội) có nêu “Nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chôn lấp gia cầm bị dịch không đúng quy cách. Tính đến cuối năm 2004, hơn 40 triệu gia cầm đã bị tiêu hủy, chiếm gần 20% tổng đàn trên cả nước. Nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất từ các hốc chôn lấp, tiêu hủy gia cầm là rất cao, đặc biệt trong mùa mưa… Chỉ 4,26% lượng nước thải Công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; tình trạng phú dưỡng ở nước do ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật; nước còn ô nhiễm từ gia cầm...”
4.HẬU QuẢ
Nước ô nhiễm gây hại rất lớn cho con người. Vi khuẩn trong nguồn nước ô nhiễm có thể truyền bệnh dịch tạo nên những đại dịch. Những chất độc trong nguồn nước bị ô nhiễm có thể khiến người ta bị trúng độc. Các loại kim loại nặng tan trong nguồn nước ô nhiễm có thể khiến người ta trúng độc mãn tính.
Bệnh
Bệnh liên quan đến nước
3
2
4
5
1
0
Có tới 80% các bệnh là do
sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Bệnh da liễu
Bệnh tiêu chảy
Nước đang dần trở nên khan hiếm!
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể thiếu đối với mọi sự hoạt động trong nghành kinh tế quốc dân. Tuy nguồn nước có nhiều nhưng trạng thái thiên nhiên không đủ thỏa mãn được nhu cầu nước ngày càng lớn của xã hội.
Sự khan hiếm nước khiến cho cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn. Lượng nước mặt tính bình quân đầu người ở Việt Nam sẽ giảm từ mức 3.840m3/người/năm hiện nay xuống 2.830m3/người/năm vào năm 2015, và trong tương lai gần Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia khan hiếm
5.Luật về tài
nguyên nước
LUẬT QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC( Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội : LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC)
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
1. Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.
2. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
3. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài nguyên nước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh, khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân.
6. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của cả nước, các vùng, ngành; kết hợp giữa khoa học, công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
7. Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư, quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và môi trường.
8. Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư.
9. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia.
(Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật tài nguyên nước.)
Chính sách hạn chế ô nhiễm nước sông
Xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ môi trường nước.
Thiết lập các trạm kiểm soát và tiêu chí về chất lượng nước sông.
Cần xử lý những khu vực bị ô nhiễm về nước thải, rác thải, nguồn thải ô nhiễm.
Tăng cường kiểm tra xử lý triệt để, nghiêm minh những đơn vị có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm.
Kết nối nguồn thải của các cơ sở sản xuất nhỏ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đối với hoạt động nông nghiệp cần trang bị kiến thức cho nông dân về sử dụng hợp lý lượng phân bón, canh tác đúng cách và giảm thiểu tối đa lượng thuốc bảo vệ thực vật,...
Quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung khi quy hoạch và xây dựng khu dân cư.
Di dời bãi chôn lấp ra xa lưu vực sông.
Phân vùng xả thải nước thải công nghiệp, sinh hoạt,… cho các tỉnh thành trên cùng lưu vực sông.
Kết hợp biện pháp vận động tuyên truyền, giáo dục, xử phạt vi phạm, với việc đối thoại khuyến khích – động viên các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… về xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường quy định.
Xây dựng và áp dụng chính sách ưu đãi cho các chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư,… mạnh dạn ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến để đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn môi trường
6.Biện pháp
khắc phục
Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư; tăng cường kiểm tra, giám sát về môi trường tại các địa phương, các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; ban hành cơ chế hỗ trợ tài chính trong việc đầu tư xây dựng các hệ thống công nghệ xử lý môi trường tại các khu công nghiệp, trước hết là xử lý rác thải, nước thải.
Các địa phương tuân thủ nghiêm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong thẩm định các dự án đầu tư, qui hoạch tổng thể; xây dựng tại đây hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường và xây dựng hệ thống xử lý chất thải, trước hết tại các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp; phối hợp qui hoạch, phát triển các vùng nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng khu vực, địa phương và có biện pháp giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn phát tán các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi; đầu tư xây dựng nhanh hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mặn, lợ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường.
1.Giải pháp kỹ thuật: Thực hiện quy hoạch chất lượng nước: mỗi một dòng sông hay đoạn sông đều có mục đích sử dụng riêng biệt và đòi hỏi chất lượng nguồn nước khác nhau.
2. Các biện pháp tài chính:
Nước qua công trình hoặc qua xử lý có giá trị sử dụng (nước được coi là hàng hoá) chính vì vậy phải nhanh chóng xây dựng các chính sách tài chính về nước nhằm gắn chặt giữa công tác đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng tài nguyên nước với nghĩa vụ đóng góp tài chính phục vụ cho việc quản lý khai thác, duy tu bảo dưỡng, tu bổ nâng cấp và phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra. Theo Luật Tài nguyên nước quy định: Tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có nghĩa vụ tài chính và đóng góp công sức, kinh phí cho việc xây dựng công trình bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.
3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục về pháp luật:
Tiến hành các hình thức trao đổi trực tiếp với các địa phương để phổ biến Luật Tài nguyên nước và xem xét tình hình thực hiện. Lấy ý kiến của các địa phương về các nội dung cần quy định trong các văn bản dưới luật.
Xây dựng tổ chức thanh tra chuyên ngành để nâng cao vai trò của công tác thanh tra pháp chế, xử lý vi phạm trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước.
“
VÌ MỘT THẾ GIỚI “XANH TRÊN TỪNG CENTIMET”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thái Bảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)