Ô nhiễm môi trường nước

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh | Ngày 24/10/2018 | 105

Chia sẻ tài liệu: Ô nhiễm môi trường nước thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhóm 1

Định nghĩa
Định nghĩa: ô nhiễm môi trường nước là sự có mặt của một chất ngoại lai trong môi trường nước tự nhiên.Khi vượt quá một ngưỡng nào đó thì chất ngoại lai trở nên độc hại đối với sinh vật và con người.
Theo hiến chương Châu Âu về nước có định nghĩa như sau:
Ô nhiễm môi trường nước là do tác động của con người gây nên một biến đổi nào đó làm thay đổi chất lượng nước, chính sự thay đổi này gây nên nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,với động vật nuôi và động vật hoang dã.
Nguồn gốc của ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước có thể có hai nguồn gốc sau:

 Nguồn gốc tự nhiên .

 Nguồn gốc nhân tạo.
Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên cụ thể như : mưa mang theo các chất bẩn từ đường phố,mái nhà,bụi bẩn công nghiệp thải ra sông, ao, hồ, mạch nước ngầm.

Từ xác chết vi sinh vật thấm vào nước
Nguồn gốc nhân tạo là do hoạt động sống của con người gây ra.

Nước thải xưởng SX sơn An Tâm chảy trắng xoá vườn hoa
Nước thải công nghiệp
Khu vực sản xuất than
Hoạt động giao thông vận tải
Ô nhiễm chất vô cơ
Ô nhiễm chất hữu cơ
Bón phân chuồng xuống ao
Chất thải sinh vật không được xử lý
Ô nhiễm về mặt vật lý
Ô nhiễm phóng xạ
CÁC TIÊU CHUẨN , CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Một số tiêu chuẩn nước mặt theo TCVN 5942-1995
Một số giới hạn nồng độ ô nhiễm cho phép trong
nước thải công nghiệp ( theo TCVN 5945-1995)

Một số trị số của tiêu chuẩn nước ngầm
theo TCVN 5944-1995

Một số trị số của tiêu chuẩn nước biển ven bờ
theo TCVN 5943-1995

TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thỗ
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn .

Ví dụ : ở nghành công nghiệp dệt may , nghành công nghiệp giấy, nước thải thường có độ PH trung bình từ 9-11 ; chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) , nhu cầu oxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l; hàm lượng chất rắn lơ lửng … cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép .

Hàm lượng nước thải của các nghành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần ,H2S vượt 4,2 lần , hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
a/ Nước ngầm :
Số liệu điều tra của liên đoàn địa chất thủy văn miền Bắc cho thấy hàm lượng sắt , mangan , kẽm trong nước ngầm khắp mọi nơi ở Hà Nội cao hơn tiêu chuẩn cho phép , đặc biệt là magan .
Cũng tại khu vực Hà Nội theo trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường phối hợp với UNICEF tiến hành điều tra tình trạng nhiễm bẩn asen _1 kim loại rất độc đã vượt qúa mức cho phép là 25% ( chỉ tiêu 0,05mg/l) .

Ngoài những chất trên ở khu vực Hà Nội nguồn nước ngầm còn nhiễm 1 loại chất khác . Đó là Hg , có đến 97,7% mẩu nước ngầm tầng mặt và 83% mẫu nước ngầm tầng dưới bị nhiễm Hg
Ngoài Hà Nội thì thành phố Hồ Chí Minh cũng không tránh khỏi tình trạng này .

Ngay tại các trạm cấp nước đang khai thác cũng đã có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ .
Nguồn nước ngầm ở khu vực này thường bị ô nhiễm bởi các chất như : nitrat, nitrit , thuốc trừ sâu , phân bón , các loại kim loại nặng , phenol ..
Giếng đào ngoài ruộng
Hiện nay trên thành phố có khoảng 300000 giếng khoan gia đình, hầu hết không qua xử lý ô nhiễm. Một số loại hóa chất gây ô nhiễm không màu, không vị nên người dân không thể phát hiện bằng cảm quan .
b/ Nước ngọt :

Tại khu công nghiệp:
- Khu công nghiệp Tham Lương, TP HCM: Nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải, công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt.

Tại Thái nguyên nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than. Về mùa cạn tổng lượng nước thải ở khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông cầu ,nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy có pH từ 8.4 – 9,0 hàm lượng pH là 40mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…


Ở CÁC LÀNG NGHỀ
Khảo sát một số làng nghề sắt thép , đúc đồng , nhôm , chì , dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực .

TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN
Ở thành phố Hà Nội , tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 – 400.000 m3/ngày ; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện ; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải

Lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven sông , kênh , mương trong nội thành ; chỉ số BOD , oxy hòa tan , các chất
NH4, NO2, NO3 ở các
sông , hồ , mương nội
thành đều vượt quá
quy định cho phép .

Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn /ngày ; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải ; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời

Không chỉ ở Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác nhau như Hải Phòng , Huế , Đà Nẵng , Nam Định , Hải Dương … nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP)

Ở KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ KHU VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ở đây phần lớn cơ sở hạ tầng còn lạc hậu,phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
- Theo báo cáo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 – 3.500 MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu , tăng lên tới 3.800 với 12.500 MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu .
Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản , thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ ,làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc;
thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện “thủy triều đỏ” ở vùng ven biển Việt Nam.

Nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Cua, cá chết la liệt, san hô chết bạc trắng; rong biển, cỏ biển cũng chết. Hầu hết sinh vật biển bị tiêu diệt. Những ngày sau đó mùi hôi thối bốc lên… Đó là cảnh tượng do "thủy triều đỏ" gây ra ở biển Bình Thuận cách đây mấy năm.
Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. Cũng có những loài tảo không "nở hoa" nhưng sản sinh độc tố; cá và các loài hai mảnh vỏ ăn tảo sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể

Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước:

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như :
+ Sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa

+ Đô thị hóa

+ Phá rừng:

+ Khai mỏ và phát triển công nghiệp
Ví dụ : ở khu mỏ thiếc Sơn Dương, tổng lượng nước thải công nghiệp gồm bùn cát và nước khoáng, 2000m3/ngày được xả ra các đập lắng với tổng dung tích lớn hơn 74000m3

Một số kết quả phân tích nước ở vùng mỏ thiếc
Sơn Dương
Mức độ hư hại các công trình thủy lợi do khai thác thiếc
và đá quý ở Nghệ An
- Cơ sở hạ tầng yếu kém lạc hậu
- Nhận thức của người dân về môi trường chưa cao.
Chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý bảo vệ môi trường…
Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu .
Cơ chế phân công và phối hợp trong các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng.
Chưa có chiến lược quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn .
Chưa có quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước
Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.


Ô nhiễm nước biển
Cho đến nay các hoạt động công nghiệp hầu như chưa đe doạ mạnh căn bằng tự nhiên của các đại dương. Nhưng sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ và khai khoáng là mối đe doạ thực sự đối với từng vùng biển.
Hàng chục triệu tấn dầu và sản phẩm dầu đổ xuống đại dương do tàu bè xả ra, do nước tràng giếng dầu… ở những khu vực khai thác dầu nạn ô nhiễm do “thuỷ triều đen” lớn đến mức làm mất cân bằng tự nhiên sinh vật biển

Thủy triều đen
nước biển bị ô nhiễm nên trong nước có mùi khó chịu, thậm chí có bữa tắm xong người nổi lên những mụn tấy đỏ.
Con người sử dụng đại dương như cái sọt rác khổng lồ để vứt chất cặn bã phóng xạ hay độc hại của công nghiệp
Rác thải ở biển
Các phương pháp xử lí
và công nghệ tương ứng
Xử lí cơ học
Xử lí hoá học
Xử lí hóa lí
Xử lí sinh học
1.Xử lí cơ học
- Là quá trình gạn, lắng, lọc nhằm loại bỏ các tạp chất không tan.
đối với vật thô: gạn thông qua
+ Gạn: các song chắn, lưới chắn.
đối với chất lỏng tách pha nổi
trên mặt nước:gạn bằng cách
hút phần nước ở dưới lớp váng.
+ Lắng: được dùng khi không có khả năng gạn, xảy ra dưới tác dụng của trọng lực và thời gian.

nước thải vào

Nước thải vào nước sau lắng













bùn lắng


MỘT VÀI LOẠI BỂ LẮNG

Bùn lắng

Các công trình tương ứng:
+ Song chắn rác, bể lắng các chất rắn.
+ đối với nước thải công nghiệp cần thêm bể vớt dầu, bể điều hoà, bể lắng, bể lọc
- Tác dụng:
+ Nước thải sinh hoạt: xử lí cơ học là chủ yếu, loại 60% tạp chất không tan, giảm 20%-25% BOD.
+ Nước thải công nghiệp: xử lí cơ học chỉ là sơ bộ.
Song chắn rác
Bể lắng
2. XỬ LÍ HOÁ HỌC
Là thực hiện những phản ứng hóa học giữa các chất bẩn và các chất phản ứng:
+ Phản ứng oxy hoá-khử:
Sử dụng các chất oxy hoá:clo, hidropeoxit, ozon, nước javen…
Tác dụng: chuyển các chất độc hại thành các chất ít độc hại hơn.
+ Phản ứng trung hoà:
Nước thải có PH<6.5 hoặc PH>8.5 phải được trung hoà mới thải ra môi trường.
Nguyên tắc: thực hiện phản ứng trung hoà giữa axit và bazơ
+ Dùng điện hoá học:
Oxy hoá-điện hoá các chất độc hại
Thu hồi những sản phẩm quí:Cu, Fe, Pb…
3.XỬ LÍ HOÁ LÍ
Keo tụ
Hấp phụ
Hấp thụ
Tuyển nổi
Trích li
Trao đổi ion
Ngoài ra còn có các phương pháp: thẩm tách, tinh thể hoá…
4. XỬ LÍ SINH HỌC
- Là quá trình loại bỏ các chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải ở dạng hoà tan, keo, phân tán nhỏ với sự tham gia của động thực vật, vi sinh vật có trong nước thải hoặc bổ sung thêm.
- Tác dụng: làm cho các chỉ tiêu BOD và COD giảm đến mức cho phép.
Lọc nước bằng hoa

Để có thể xử lí bằng phương pháp này, nước thải không được chứa các chất độc và tạp chất, muối kim loại nặng hoặc nồng độ của chúng không vượt quá nồng độ cực đại cho phép, tỉ số BOD/COD ≥0,5.
Làm sạch sinh học tự nhiên gồm các công trình tương ứng:
+ Cánh đồng tưới, cánh đồng lọc
+ Hồ sinh vật
+ Kênh sinh học
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI







Bộ lọc ba 10"
Tính năng:
Lọc phèn, cặn bã
Khử mùi,độc tố
Dễ dàng xúc rửa
Công suất: 200 - 300l/giờ
Lõi lọc từ 3 - 6 tháng phải thay một lần

Dùng cho nước thủy cục hoặc nguồn nước giếng nhưng đã qua xử lí lọc thô.
Qua các bước lọc:
Lọc thô: lọc phèn,cặn bã có kích thước lớn hơn 10 Miron
Lọc than 1: khử khuẩn, Clorine,khử mùi,khử màu
Lọc than 2: dạng nén khử kim loại nặng, độc tố
Lọc tinh:lọc phèn,cặn bã có kích
thước nhỏ hơn 10 Miron
Lọc qua màng thẩm thấu nhược RO loại bỏ 99,9 vi khuẩn cùng với thiết bị đèn
cực tím UV, tách hàm lượng muối dư
trong nước.
Công suất: 120L/24 giờ
Uống được ngay khi qua lọc

Bộ lọc ba RO mini
CÁC CÔNG TÁC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Tuyên truyền giáo dục để mọi người biết rằng nước không phải là tài nguyên vô tận.
Kiểm soát tài nguyên nước bằng các định luật riêng của từng quốc gia và phải có sự thống nhất giữa các tổ chức, các quốc gia trên thế giới trong vấn đề bảo vệ tài nguyên nước.

Hạn chế nguồn nước và nước thải ra môi trường tức là loại bỏ các nhà máy, dây chuyền sản xuất lạc hậu cũ kĩ. Thực hiện cấp nước tuần hoàn, tái sử dụng nước trong các khu công nghiệp và cho các quá trình giai đoạn sản xuất khác.
Chúng ta có thể sử dụng nước thải và cặn bã của các ngành công nghiệp thực phẩm để phục vụ cho tưới tiêu và chăn nuôi cá trong nông nghiệp vì các loại nước thải có chứa chất hữu cơ và một số chất cần thiết cho cây trồng như : N, P, K…

Trong hoạt động sản xuất cần hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu để tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và ao hồ.
Nước thải từ các cơ sở y tế, nhà máy,xí nghiệp sản xuất cần phải được xử lí trước khi thải ra môi trường.
Trong quá trình quản lí và cấp thoát nước thì vấn đề thu hồi nước rửa lọc chống thất thoát nước trong cung cấp cho đô thị cần được đề cập đến 1 cách nghiêm túc.


Thành viên nhóm 1:
Nguyễn Đình Tín
Nguyễn Thị Hồng Lợi
Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn Hoàng Hạnh Thi
Nguyễn Hữu Công
Nguyễn Tuấn Đạt
Vũ Văn Khá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)