ô nhiễm môi trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Đông | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: ô nhiễm môi trường thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN
Khái niệm
Ô nhiễm MT là sự làm thay đổi tính chất của MT, vi phạm tiêu chuẩn MT, làm cho MT trở nên độc hại.
Tiêu chuẩn MT là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý MT.
2. Nguyên nhân
Hậu quả của các hoạt động tự nhiên
Núi lửa
Sóng thần
Bão
Lũ lụt
Các hoạt động của con người
Sản xuất công nghiệp
Hoạt động giao thông
Chặt phá rừng
Sinh hoạt hàng ngày
Ô nhiễm MT nước
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm đất
Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm chất thải rắn & chất thải nguy hại
Ô nhiễm phóng xạ
II. Ô NHIỄM MT NƯỚC
Khái niệm
Là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
2. Nguồn gốc sự ô nhiễm nước
Nguồn gốc tự nhiên:
Mưa
Băng tan
Lũ lụt

Hoạt động của SV
Nguồn gốc nhân tạo
Nước thải CN
Nước thải khu dân cư
Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học…
Hoạt động GTVT
3. Phân loại ô nhiễm nước
Theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm
Ô nhiễm vô cơ
Ô nhiễm hữu cơ
Ô nhiễm hóa học
Ô nhiễm vi sinh vật
Ô nhiễm vật lý
Ô nhiễm phóng xạ
Theo phạm vi thải vào MT nước
Ô nhiễm điểm
Ô nhiễm diện
Theo vị trí không gian
Ô nhiễm sông
Ô nhiễm biển
Ô nhiễm hồ
Ô nhiễm nước mặt
Ô nhiễm nước ngầm
4. Các tác nhân và thông số gây ô nhiễm nguồn nước
a. Tác nhân và thông số ô nhiễm hóa lý nguồn nước
Màu sắc: nước tự nhiên sạch thường trong suốt & không màu, cho phép ASMT chiếu tới các tầng nước sâu. Để đánh giá màu sắc và chất lượng nước người ta dùng các máy đo màu hoặc máy đo độ thấu quang của nước.
Mùi và vị: nước tự nhiên sạch không có mùi vị hoặc có mùi vị dể chịu. Để đánh giá mức độ của mùi (vị) nước người ta sử dụng phương pháp pha loãng cho đến khi không cảm nhận được mùi (vị) nữa.
Độ đục: nước tự nhiên sạch thường không chứa các chất rắn lơ lửng nên trong suốt và không màu. Khi chứa các hạt sét, mùn, vi sinh vật hạt bụi, các hóa chất kết tủa thì nước trở nên đục. Độ đục được xác định bằng máy đo đục hoặc bằng phương pháp hóa lý trong phòng thí nghiệm.
Nhiêt độ: Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc điều kiện của khí hậu, lưu vực. Nhiệt độ cao làm thay đổi các quá trình sinh, hóa, lý học thường của HST nước. Để đo nhiệt độ của nước người ta sử dụng các loại nhiệt kế.
Chất rắn lơ lửng
Là các hạt chất rắn vô cơ hay hữu cơ lơ lửng trong nước. Sự có mặt của nó gây cho nước đục, thay đổi màu sắc vá các tính chất khác. Để xác định hàm lượng nước lơ lửng người ta thường để lắng sau đó lọc qua giấy lọc chuẩn Whatman GF/C tách ra phần chất lắng, sấy khô và cân.
 Độ cứng
Do sự hiện diện các muối Ca và Mg. Độ cứng của nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính toán theo hàm lượng Ca, Mg trong nước :
Độ cứng (mg CaCO3) = 2.55 Ca(mg/l) +3.58 Mg(mg/l).

Độ dẫn điện
Độ dẫn điện của nước liên quan đến các ion của các muối KL như NaCl, KCl,Na2SO4 KNO3- …trong nước. Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại các ion tan trong nước. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo R hoặc I.
Độ pH pH = - lg[H+]
Độ pH ảnh hưởng tới đk sống bình thường của các SV trong nước. Độ pH của nước có thể xác định bằng phương pháp điện hóa, chuẩn độ hoặc bằng các loại thuốc thử khác nhau.
Nồng độ oxy tự do tan trong nước (DO)
Ôxy trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các SV trong nước. DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước. Phương pháp xđ giá trị DO nước như phương pháp ion của Winkler và phương pháp điện cực.
Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD):
Là lượng ôxy mà lượng SV cần dùng để ôxy hóa các chất hữu cơ có trong nước.
Nhu cầu ôxy hóa học (COD):
Là lượng ôxy cần thiết cho quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ có trong mẫu thành CO2 và nước.



b. Tác nhân và thông số hóa học gây ô nhiễm MT nước
KL nặng
Các KL như Hg, Cd, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn… có trong nước với nồng độ lớn đều làm cho nước bị ô nhiễm. Để xđ nồng độ KL nặng trong nước, ta dùng các phương pháp: phân tích hóa học, phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử hoặc phân tích kích hoạt tính phân tích cực phổ.
Các nhóm anion NO3-, PO43-, SO42-; Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ thấp là các chất dinh dưỡng đối với các tao vá sinh vật dưới nước. Khi ở nồng độ cao, các chất này gây ra sự phú dưỡng hoặc biến đổi sinh hóa trong cơ thể SV và người.
Thuốc bảo vệ thực vật
c. Tác nhân sinh học gây ô nhiễm nguồn nước:
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho MT nước chủ yếu là rác thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải bệnh viện, …. Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học, ta dùng chỉ số coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn E.coli trong nước, thường không gây bệnh cho người và sinh vật. Để xác định chỉ số coliform, người ta nuôi cấy mẫu trong dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định.

Sự ô nhiễm nguồn nước
5. Ô nhiễm MT nước mặt
MT nước mặt bao gồm nước hồ ao, đồng ruộng, nước các sông suối, kênh rạch. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung như TP, thị trấn, các hoạt động CN khai thác mỏ, sx nhiệt điện, cơ khí luyện kim, GT thủy và sx nông nghiệp. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là các chất hữu cơ, vô cơ, các chất gây phú dưỡng, ô nhiễm KL nặng, hóa chất độc hại, ô nhiễm vi SV và ô nhiễm thuốc BVTV.
a. Phú dưỡng và sự suy giảm chất lượng các nguồn nước
Phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng N & P trong lượng nước nhập vào thủy vực, gây sự tăng trưởng các loại TV bậc thấp (rong, tảo …). Nó tạo ra những biến đổi lớn trong HST nước, làm giảm ôxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước suy giảm và ô nhiễm.
Cơ sở sinh hóa của hiện tượng này là pư quang hóa (photosyntesis)
Ánh sáng


Chlorophyll



H2O
O2
CO2
H+
e-
{CH2O}
1/6 glucozo
Biến đổi chất
Biến đổi NL
b. Ô nhiễm KL nặng & chất nguy hại
Thường gặp ở các lưu vực nước gần KCN, khu vực khai thác khoáng sản, các TP lớn. Ô nhiễm KL nặng và các chất nguy hại có tác động trầm trọng đến đs của con người và SV. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm KL nặng và các chất nguy hại sẽ kéo theo ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí … Để hạn chế sự ô nhiễm & tác hại của nó cần quản lý chặt chẽ các nguồn thải, các sp nuôi trồng trong MT ô nhiễm.
d. Ô nhiễm nguồn nước mặt vì dư lượng thuốc BVTV và phân bón hóa học:
Phổ biến ở khu thâm canh nông nghiệp. Trong quá trình sd, một lượng lớn thuốc BVTV và phân bón hóa học bị đẩy vào khu vực nước ruộng, ao, hồ, đầm, sông…lan truyền và tích lủy trong MT đất, nước và các sp nông nghiệp thâm nhập cơ thể người và ĐV theo chuỗi thức ăn.

6. Ô nhiễm nguồn nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ nước trong lớp đất đá trầm tích, trong các khe nứt, hang cactơ dưới bề mặt TĐ & có thể khai thác phục vụ con người.
Tác nhân làm ô nhiễm nước ngầm có thể là:
+ Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, hàm lượng cao của Fe, Mn và một số KL
+ Các tác nhân nhân tạo như KL nặng, các anion, vi sinh vật …
+ Suy thoái nguồn lợi nước ngầm như mất khả năng khai thác, hạ thấp mực nước, …
Ngày nay tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước ngầm đang trở nên phổ biến ở các khu đô thị và KCN
Để hạn chế ô nhiễm và suy thoái nguồn nước ngầm cần điều tra trữ lượng, chất lượng và quy hoạch khai thác đồng bộ đi đôi với công tác quản lý chặt chẽ các nguồn ô nhiễm từ nước mặt, từ đất,…
Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm
7. Ô nhiễm biển
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông, suối, các chất thải từ hoạt động của con người trên biển, hoạt động sx CN, là nơi đổ các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Biển có thể bị ô nhiễm do các hoạt động của TN (núi lửa phun, động đất, sóng thần, lũ lụt,…)
Ô nhiễm khí quyển có ảnh hưởng mạnh đến ô nhiễm biển. Các hiện tượng như biến đổi khí hậu, khí quyển nóng dần lên đã làm thay đổi mực nước biển và HST biển.
III. QUẢN LÝ CÁC VỰC NƯỚC CHỐNG Ô NHIỄM
Nguy cơ ô nhiễm MT nước đang diễn ra theo quy mô trên toàn cầu. Ở nhiều nước, kể cả các nước công nghiệp phát triển cũng chưa khắc phục được các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn đường ruột mà đường truyền bệnh chủ yếu là nước.
Vì vậy, hiện nay hầu hết các nước phát triển đều coi công tác quản lý tốt các vực nước ô nhiễm là rất cần thiết.
Các luật lệ quy định về vệ sinh MT chống ô nhiễm cho các vực nước đã ra đời ở quy mô quốc gia, quy mô vùng và toàn thế giới.
Căn cứ vào chất lượng nước nguồn của các vực nước tự nhiên có thể xác định các tiêu chuẩn cho phép thải nước thải vào các nguồn này.
Người ta dùng thuật ngữ Chỉ tiêu chất lượng nước để nói về chất lượng nước được dùng vào các mục đích khác nhau.
Các chỉ tiêu được nghiên cứu cho từng vùng, từng mục đích sử dụng và được tiêu chuẩn hoá thành Tiêu chuẩn chất lượng MT nước.
Các loại tiêu chuẩn liên quan đến MT nước:
+ Tiêu chuẩn chất lượng nước nguồn dùng cho : cấp nước cho sinh hoạt dân cư ở đô thị, nông thôn, cho từng lĩnh vực hoạt động sx nông nghiệp hay CN riêng biệt, hay mục đích vui chơi giải trí - thể dục thể thao, nuôi trồng thuỷ sản…..
+ Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp trực tiếp ( sau khi xử lý nước nguồn) cho từng đối tượng ở trên.
+ Tiêu chuẩn chất lượng nước của các dòng nước thải cho phép xả vào các vực nước tự nhiên như: sông, hồ, biển…..
Nói tóm lại, trên cơ sở chất lượng nước của các lưu vực nước TN, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, tiêu chuẩn gây hại cho sức khoẻ của con người, của các SV sống trong nước mà các quốc gia đều đưa ra bảng tiêu chuẩn chất lượng nước của quốc gia mình.
 
Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước vì mục tiêu Phát triển bền vững
Bảo vệ và quản lý đại dương:
Đại dương bao gồm cả vùng biển kín và nửa kín, là một bộ
phận thiết yếu của hệ thống duy trì đời sống toàn cầu. Tuy
nhiên, đai dương đang bị sức ép về MT ngày càng tăng do ô
nhiễm, đánh bắt quá mức, sự phá huỷ bờ biển và các rạng san
hô.
Ngăn chặn sự tiếp tục suy thoái MT biển, giảm các nguy cơ ảnh hưởng lâu dài và bất khả kháng tới đại dương.
Đưa BVMT trở thành 1 bộ phận trong chính sách tổng thể phát triển khinh tế xã hội của quốc gia.
Áp dụng nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả” và các khuyến khích kinh tế, nhằm giảm ô nhiễm biển.
Nâng cao điều kiện sống cho người dân ven biển, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đẻ họ hỗ trợ cho việc BVMT biển
5. Xây dựng và duy trì các hệ thống xử lý nước thải nghiêm ngặt của mỗi quốc gia, tránh thải nước thải gần các bãi cá, bãi tắm; kiểm soát việc thải bỏ chất thải ra biển
6. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản: giảm lãng phí trong đánh bắt, bảo quản và chế biến thuỷ hải sản; cấm dùng các loại khai thác đánh bắt cá có tính huỷ diệt
7. Bảo vệ HST nhạy cảm: HST rạn san hô, HST cửa sông, HST rừng ngập mặn, HST bãi cỏ biển, và các vùng sinh đẻ, ướm giống khác trên biển.

*Bảo vệ và quản lý nước ngọt:
Nước ngọt có vai trò rât quan trọng trong cuộc sống của con
người. Ở nhiều nơi trên thế giới đang diễn ra sự khan hiếm
tràn lan và ô nhiễm gia tăng. Vấn đề ô quản lý tài nguyên nước
phải được đặt ở cấp thích hợp, phải huy động được sự tham
gia của công chúng và việc quản lý, ra các quyêt định về
Nước.
1. Cung cấp cho toàn dân đô thị tối thiểu 40 lít nước uống an toàn trong 1 ngày.
2. 75% dân đô thị có đủ điều kiện vệ sinh
3. Có các tiêu chuẩn về thải các chất thải TP & CN
4. 3/4 lượng chất thải rắn đô thị được thu gom và việc quay vòng, tái sử dụng, thải bỏ an toàn cho MT.
5. Có nước uống an toàn cho nhân dân nông thôn.
6. Kiểm soát các bệnh và dịch bệnh có liên quan đến nước.
7. Tăng số lượng và chất lượng nước cấp.
8. Quản lý tài nguyên nước (TNN) trong mối quan hệ tổng hoà với HST thuỷ sinh.
9. Đánh giá tác động MT đối với tất cả các dự án phát triển liên quan tới TNN loại lớn có khả năng gây hại cho chất lượng nước và HST thuỷ sinh.
10. Phát triển các nguồn nước ngọt thay thế với công nghệ rẻ tiền, sẵn có và khả năng phù hợp với các nước đang phát triển.
11. Trả tiền nước theo số lượng và chất lượng nước sử dụng
12. Bảo vệ lớp phủ rừng đầu nguồn và giảm thiểu chất ô nhiễm nông nghiệp cho nguồn nước.
13. Quản lý việc khai thác đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, không phá huỷ HST thuỷ sinh.

Một quy trình xử lý nước thải
IV. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MT NƯỚC
Phạm vi thế giới
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003 được thảo luận tại diễn đàn thế giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 16-23/3/2003 cho thấy, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới. Hiện nay đã có khoảng 12.000 km3 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn.
Đắm tàu chở dầu gây ô nhiễm biển
Theo Bộ TN-MT, hiện nay tình trạng khai thác trái phép, gây lãng phí tài nguyên khoáng sản diễn ra khá phổ biến trên một số lĩnh vực như sắt, titan, crômit, thiếc... Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn nước bị ô nhiễm do khai thác mỏ.
2. Phạm vi Việt Nam
Cộng thêm vào đó là tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các TP lớn, các KCN, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 KCN trong cả nước, có trên 60% KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...
Xử lý nước thải tại các đô thị, khu công nghiệp không tốt khiến kênh mương, sông hồ bị ô nhiễm trầm trọng.

Hệ thống sông ngòi bị ô nhiễm nặng
Nguồn nước ở Việt Nam ngày càng trở nên ô nhiễm, nhất là kể từ khi làn sóng công nghệ hóa ở Việt Nam mỗi lúc một dâng cao. 
Các nghiên cứu khoa học nhận ra rằng có những hệ thống sông của Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng.  Nhiều con sông tiếp tục bị hủy họai vì chất thải công nghiệp chưa qua xử lý xả thẳng từ hàng trăm nhà máy, xí nghiệp. Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Đồng Nai hồi Tháng Năm vừa qua loan báo là bình quân mỗi ngày có đến gần 60 ngàn mét vuông nước thải được xả ngay vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn.
Sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng
Môi trường ở KCN dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản.
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi biển Mỹ Khê
3. Phạm vi TP Đà Nẵng
Đà Nẵng đối mặt với nguy cơ xảy ra ô nhiễm rất cao do rác thải, nước thải sinh hoạt của du khách…
V. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Khái niệm & các nguồn gây ô nhiễm không khí

a. Khái niệm:
Ô nhiễm KK là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần KK , làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn…

b. Các nguồn gây ô nhiễm KK
Nguồn ô nhiễm thiên nhiên

Bão cát
Cháy rừng
Núi lửa
Xác chết SV
Nguồn gốc nhân tạo
Hoạt động công nghiệp
Hoạt động GTVT
Sinh hoạt của con người
2. Các tác nhân gây ô nhiễm KK
Các loại oxit như NOx , CO2 , SO2 , H2S, các khí halogen gồm flo, clo, brom, iot…
Các phần tử lơ lửng như hạt bụi rắn, bụi lỏng, bụi VSV, nitrat, sunphat, …
Các loại hạt bụi nặng như bụi đất đá, bụi KL…
Các khí quang hóa như ozon, FAN, FB2N, NOX, andehyt,etylen…
Các khí thải có tính phóng xạ
Nhiệt
Tiếng ồn
Những chất nguy hiểm nhất với con người và khí quyển là CO2, SO2, CO, N2O, CFC
3. Sự lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển
Sự lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển
Điều kiện khí hậu
Địa hình mặt đất
Thành phần khí
& bụi thải
4. Ảnh hưởng của ô nhiễm KK đến sức khỏe con người
5. Tác hại của ô nhiễm KK lên thực bì, HST & các công trình XD
Một số chất chứa trong KK bị ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây ra sự ngộ độc cấp tính hay mãn tính của thực bì. Trong đó khí SO2 & Cl2 là chất gây ô nhiễm đầu tiên
Mưa axit (hệ quả của sự hòa tan SO2 vào nước mưa) khi rơi xuống ao hồ, sông ngòi gây tác hại đến SV sống trong nước
Các công trình xây dựng, các tượng đá, các di tích lịch sử và văn hóa đều bị hủy hoại bởi MT KK đã bị ô nhiễm: ăn mòn, nứt nẻ, mất màu, bong sơn…
VI. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
1. Phạm vi Thế giới
Theo các số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), các thành phố lớn ở Đông Nam Á và Trung Quốc có độ nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới, trung bình mỗi năm cướp đi sinh mạng của khoảng 500.000 người.
Theo tính toán, nền công nghiệp khổng lồ của Mỹ hàng năm thải ra môi trường khoảng 6,2 tỷ pound (chừng 2,81 triệu tấn) khí thải độc hại. Tuy có giảm về lượng so với trước, nhưng chúng ngày càng mang nhiều độc tính hơn và khó phân huỷ trong môi trường hơn.
Hiện trạng ô nhiễm của nước Mỹ đang ở mức rất cao.
Bầu trời mù mịt trong dòng xe cộ nối đuôi trên một đường phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 9-2008
ô nhiễm không khí là tác nhân khiến khoảng 2 triệu người tử vong/năm với các căn bệnh về hô hấp và tim mạch, nhiễm khuẩn phổi và ung thư.
Theo số liệu điều tra mới đây của Viện Quy hoạch đô thị-nông thôn (Bộ Xây dựng), cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí xảy ra tại hầu hết các đô thị trong vùng và các tuyến quốc lộ, những nơi có mật độ xây dựng và giao thông cao ở VN.
Nồng độ bụi tại nhiều khu đô thị hiện vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) 2-3 lần, các nút giao thông vượt 2-5 lần, khu vực xây dựng vượt quá 10-20 lần.
Tắc nghẽn giao thông có thể đẩy mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu lên 4-5 lần so với bình thường
2. Phạm vi Việt Nam
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí đang thực sự là nỗi lo lớn đến sức khoẻ của người dân, đặc biệt là khu vực dân cư sinh sống gần các KCN Hòa Khánh và Liên Chiểu. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực miền Trung -Tây Nguyên, không khí tại các KCN của Đà Nẵng có nồng độ bụi 0,564mg/l, gấp gần 2 lần; nồng độ chì Pb 0,053mg/l, gấp gần 11 lần; tại trung tâm đô thị nồng độ bụi lên đến 0,42 mg/l, gấp 1,4 lần, nồng độ chì trong không khí (Pb) đang ở ngưỡng giới hạn 0,005mg/l.
Các cơ sở luyện thép thủ công đều không xử lý khí thải và thải trực tiếp ra môi trường nên nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần, đặc biệt là kim loại nặng.
3. Phạm vi TP Đà Nẵng
Nhà máy thép Đà Nẵng gây ô nhiễm khói và bụi.
VII. BIỆN PHÁP GIẢM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Không đầu tư và phát triển mở rộng diện tích các khu công nghiệp cũ mà khuyến khích đổi mới công nghệ sản xuất, di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm trong nội thành ra các khu công nghiệp; đầu tư xây dựng các ngành sản xuất sạch, ít phát sinh chất thải, đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng và kiểm soát thực hiện các giải pháp BVMT; không cấp phép cho các cơ sở nhỏ gây ô nhiễm mà không có khả năng xử lý; khen thưởng đối với các doanh nghiệp có thành tích trong BVMT...
Bằng việc sử dụng loại nhiên liệu ít pha lưu huỳnh, tàu thuỷ sẽ góp phần làm giảm bớt  ô nhiễm không khí. Tuy nhiên liên quan tới ô nhiễm không khí hiện vẫn  có một vấn đề còn tồn tại, đó là tất cả các loại tàu thuỷ thương mại trên toàn thế giới đang xả khí ô nhiễm bằng lượng khí thải của một nửa số ô tô đang lưu thông trên toàn cầu. Kết quả nghiên cứu đáng lưu tâm này đã được công bố trên tờ Journal of Geophysical research(JGR) trong tuần qua.
Tàu thuỷ-tác nhân gây ô nhiễm không khí vùng ven biển
Hà Nội thí điểm bán xăng sinh học
Ethanol là nhiên liệu dạng cồn, được sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất nguyên liệu như nước mía, mật rỉ hoặc các loại ngũ cốc chứa tinh bột như sắn … Ethanol đã được các nước công nghiệp phát triển sử dụng như một loại nhiên liệu độc lập hoặc pha vào xăng để làm tăng chỉ số octane và giảm lượng khí thải CO2. Xăng pha cồn sinh học sẽ làm giảm bớt khí thải CO2 ra không khí, là một loại nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường.
an toàn với tất cả động cơ chạy xăng của xe máy và ôtô, tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.
Vấn đề tìm nguồn nhiên liệu tái tạo được thay thế cho nhiên liệu hoá thạch sẽ là hướng đi đúng đắn cho đất nước ta và các nước trên thế giới. Bên cạnh việc phát triển các nhà máy lọc dầu, việc xây dựng và phát triển các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol sẽ là một tâm điểm được nhiều nhà đầu tư chú ý. Việc đẩy mạnh phát triển sản phẩm này không những tạo ra hướng cho các nền kinh tế bớt phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hoá thạch mà còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường toàn cầu.

Các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta là nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng sắn, mía làm nguyên liệu, đảm bảo cung cấp cho sản xuất của nhà máy. Bên cạnh đó, những địa phương này đều là những tỉnh nghèo, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất cũng như tinh thần còn vô cùng thiếu thốn, khó khăn. Chính vì vậy, việc xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol tại đây sẽ đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho cả người dân địa phương cũng như cải thiện văn hóa, xã hội vùng dự án nói riêng và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung.

Phản ánh đúng chất lượng môi trường không khí thực sự mới có biện pháp hữu hiệu để có các biện pháp thích hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Đông
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)