O nhiem dat

Chia sẻ bởi Trần Nguyên | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: o nhiem dat thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TÀI:
Ô NHIỄM ĐẤT


GV: BS-TS HUỲNH TẤN TIẾN
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2
NHÓM 2
TRƯƠNG MINH THẢO
HUỲNH MỸ THƯ
NGUYỄN THỊ BẢO TRÂM
Định nghĩa Đất
Đất: là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.
kinh tế học: các tài nguyên tự nhiên, bao gồm cả đất bề mặt và khoáng sản dưới lòng đất, vị trí địa lý của khu vực đất đai... mà con người có thể khai thác hay sử dụng vào các mục đích khác nhau.
thổ nhưỡng học: các loại vật chất tạo thành lớp mỏng nằm ở bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ việc sinh trưởng của giới thực vật.
địa chất học: các loại vật chất được chuyển hóa từ đá theo thời gian bởi các chu trình hóa lý, vi sinh học v.v và tồn tại trên bề mặt Trái.
Các ngành và lĩnh vực
liên quan
Khoa học đất
Nông nghiệp học
Thủy học
Thổ nhưỡng học
Sinh thái học
Viễn thám
Trắc địa
Nhân loại học
Môi trường học
……
Nguồn gốc đất
kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp 5 yếu tố: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian.
bổ sung thêm một số yếu tố - đặc biệt là con người
Sự hình thành đất
Đá bị phá hủy vỡ vụn (thành phần khoáng của đất chiếm tới 95% trọng lượng khô)
Nhờ vòng tuần hoàn sinh vật, đá vụn biến thành đất. Sinh vật chết đi, để lại chất hữu cơ, gọi là chất mùn tạo độ phì nhiêu cho đất.
Khí hậu (trị số nhiệt ẩm ) ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất, tác động đến vi sinh vật và sự phá hủy của đá năng lượng ở dạng nhiệt và nước
Địa hình: tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất
Thời gian: đất biến đổi tiến hóa
Qua hoạt động sống, nhờ các thành tựu khoa học, con người tác động vào thiên nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ

Các thành phần của đất

Phần rắn của đất được hình thành từ thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ.
vô cơ (chiếm 97-98% trọng lượng khô) : oxi và silic chiếm tới 82% trọng lượng, các cấp hạt có đường kính khác nhau  hạt cát( từ 0,05 đến 2mm), limon (bột, bụi) (từ 0,002 đến 0,05mm) và sét (nhỏ hơn 0,002mm) Tỉ lệ % của các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
Hữu cơ: các mảnh vụn thực vật (xác lá cây), các chất thải động vật (phân, nước tiểu, xác chết v.v) và các chất hữu cơ chưa phân hủy khác Các chất này khi bị phân hủy, tái tổ hợp tạo ra chất mùn(este của các axít cacboxylic, các hợp chất của phenol, và các dẫn xuất của benzen , là một loại chất màu sẫm và giàu các chất dinh dưỡng)
TÍNH CHẤT
hoạt tính hấp thụ cao: khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng và điều hòa dinh dưỡng cho cây trồng
Độ chua của đất kiềm, axit hay trung tính
Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể
Phân loại đất
(tầng tổng quát)
đất bề mặt: lớp trên cùng nhất nơi cư trú của phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác.
đất cái: nằm sâu hơn, dày đặc, ít các chất hữu cơ.
Phân loại đất
(kích thước của hạt đất)
Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.
-Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét.
-Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian.Ví dụ : Đất cát pha, đất thịt nhẹ...
Phẫu diện đất

phần cắt ngang qua các lớp đất để lộ ra các tầng đất ngang (các lớp).
A) Lớp đất mùn: Là lớp chứa các chất hữu cơ ở dạng tương đối chưa bị phân hủy. Lớp này có bề ngoài chung là sẫm màu, mùi và cấu trúc đa dạng. Các chất hữu cơ thô, bán phân hủy có thể nhận ra được trong thành phần của lớp này, ví dụ lá khô rụng hay đang thối rữa, cành gãy v.v.
B) Lớp đất mặt: Chứa các chất hữu cơ đã phân hủy tương đối kỹ, trộn lẫn với một lượng nhỏ khoáng chất.
C) Lớp hỗn hợp của các chất hữu cơ đã phân hủy và khoáng chất.
D) Lớp đất cái hay lớp khoáng chất, thành phần của lớp này thay đổi tùy theo bản chất của đất cũng như của vật chất nguồn gốc của nó.
E) Lớp đá móng hay vật chất nguồn gốc của đất, lớp này bị phân hủy ở phần bề mặt trên cùng do hiệu ứng của sự phong hóa và phân rã. Bản chất của vật chất nguồn gốc nguyên thủy xác định thành phần của đất và tự nó là kết quả của các quá trình địa chất (ví dụ như sự đóng băng, hoạt động núi lửa v.v) nào là phổ biến nhất trong khu vực).
Vai trò của đất
Đất là vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự sống trên Trái Đất vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, trong lượt mình thì các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và ôxy cũng như hấp thụ điôxít cacbon.
Vai trò của đất đối với con người.
Con người và các sinh vật ở cạn đều sống ở trên hoặc trong đất.
Đất là toàn bộ nền móng cho mọi công trình xây dựng của con người.
Đất cung cấp cho con người các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống: khoáng sản, vật liệu xây dựng, lương thực…
giá trị cao về mặt lịch sử, tâm lý và tinh thần với con người.
Ảnh hưởng
Các hoạt động sống của con người.
Con người có thể cải tạo đất để làm cho nó thích hợp hơn đối với sự sinh trưởng của thực vật thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên hay tổng hợp, cũng như cải tạo tưới tiêu hay khả năng giữ nước của đất.
Tuy nhiên, các hoạt động của con người cũng có thể làm thoái hóa đất bởi sự làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng, ô nhiễm cũng như làm tăng sự xói mòn đất.
Tài nguyên đất của Việt Nam.
Tổng số vốn đất đai tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha, đứng hàng thứ 58 trên thế giới
Trong tổng số vốn đất, đất vùng đồi núi, đất vùng cụ thể từ đất đỏ vàng trở xuống chiếm 70%.
Trên vùng đồi núi, đất loại tốt (đất Bazan) có diện tích 2,4 triệu hachiếm 7,2% tổng diện tích.
Trên vùng đồng bằng đất phù sa loại tốt chiếm gần 3 triệu ha ( 8,7% tổng diện tích).
Tổng diện tích đất tốt các vùng khác nhau của nước ta khoảng 20%, còn lại là các loại đất có nhiều trở ngại cho sản xuất như quá dốc, kho hạn úng, mặn, phèn, nghèo chất dinh dưỡng…






Ô nhiễm
môi trường đất.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
LÀ GÌ???
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.
Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.
Các dạng ô nhiễm chính
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nước
Ô nhiễm đất
Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm tiếng ồn


Ô nhiễm đất
xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocarbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và chlorinated hydrocarbon
Total land pollution incidents in the South East, 2002 to 2005
Nguồn gốc

Ô NHIỄM ÐẤT BỞI NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP HIỆN ÐẠI. 
VẤN ÐỀ PHÂN BÓN.
Ô NHIỄM ÐẤT DO NÔNG DƯỢC. 
RÁC THẢI. 
NÔNG NGHIỆP
kỹ thuật canh tác hiện đại
thâm canh
Phân bón hóa học với liều rất cao
sự lên men hiếm khí tạo ra các hợp chất S và N độc từ các núi rác khổng lồ có nguồn gốc nông nghiệp
sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp vàcác chất thải đa dạng khác (chất phóng xạ). Ðất cũng nhận những kim loại nặng từ khí quyển dưới dạng bụi (Pb, Hg, Cd, Mo...) và các chất phóng xạ.
Việc sử dụng phân tươi bón ruộng rẫy
CÔNG NGHIỆP
lượng lớn các phế thải qua các ống khói, bãi tập trung rác… Các phế thải này rơi xuống đất làm thay đổi thành phần của đất, pH, quá trình Nitrat hóa…
Quá trình khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất ở mức độ nghiêm trọng nhất
Các loại phế thải rắn được tạo nên từ hầu hết các khâu công nghệ sản xuất và trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Việc xả các khí độc H2S, SO2… từ các ống khói nhà máy xí nghiệp là nguyên nhân gây hiện tượng mưa axit làm chua đất, kìm hãm sự phát triển của thảm thực vật…
VẤN ÐỀ PHÂN BÓN
phân đạm, phân lân và phân kali. Trong một số đất phèn người ta còn bón vôi, thạch cao. một số lượng lớn phân bón (chủ yếu là N, P, K) được rãi lên đất trồng.
Sự tiêu thụ phân bón của thế giới gia tăng 16 lần (1964 - 1986 ).
chúng chứa nhiều tạp chất kim loại và á kim độc và ít di động trong đất (bảng 1). Chúng có thể tích tụ ở các tầng mặt của đất nơi có rễ cây.
Các tạp chất trong phân superphosphate (Theo Barrows, 1996)
Ô NHIỄM ÐẤT DO
NÔNG DƯỢC
nông dược(chất hữu cơ tổng hợp) : tiêu diệt các ký sinh, các loài phá hại mùa màng.
-Thuốc trừ sâu (insectides)
- Thuốc trừ nấm (fongicides)
- Thuốc trừ cỏ (herbicides)
- Thuốc trừ chuột (gặm nhấm = rodenticides)
- Thuốc trừ tuyến trùng (nématocides)
THUỐC TRỪ SÂU
Clor hữu cơ
DDT và các hợp chất tương cận: chất rắn bền, ít tan trong nước và có ái lực mạnh với lipid, chất độc thần kinh
thuốc trừ sâu clor vòng (aldrin và dieldrin):rất độc với hữu nhũ, chống lại các côn trùng.
hexachlorohexane (HCHs) như lindane: trừ các dịch hại nông nghiệp và các ký sinh trùng của gia súc
Lân hữu cơ: chất độc thần kinh, độc tính cấp thời, thuốc trừ sâu và vũ khí hóa học
Carbamates Ðộc tính cấp thời dùng để kiểm soát côn trùng trong nông nghiệp và hoa màu, trừ tuyến trùng (nematocides) và thân mềm (molluscides).
Pyrethroides độc tính cấp thời, có chọn lọc trong số các côn trùng, thú và chim
Thuốc trừ cỏ tổng hợp
ngăn chặn quang hợp
gây sự rối loạn tăng trưởng
chất độc và rất ổn định trong môi trường
vấn đề độc tính thực vật (phytotoxycity) do phun xịt hay phun sương
chứa hợp chất cực độc là dioxin
Thuốc chống đông máu trừ gậm nhấm
phân tử ưa lipid, ít tan trong nước và tác động như chất đối kháng của vitamin K
độc hơn cho thú và chim nhưng lại lưu tồn lâu trong gan của ÐVCXS
Tính chất sinh thái học của nông dược
Có phổ độc tính rộng cho động vật và thực vật.
- Ðộc tính cho động vật máu nóng và máu lạnh.
- Người sử dụng nông dược chỉ để diệt khoảng 0,5% số loài, trong khi nông dược sử dụng có thể tác động lên toàn thể sinh vật.
- Người ta sử dụng nông dược để luôn luôn chống lại các quần thể.
- Tác dụng của chúng độc lập với mật độ nhưng người ta dùng khi mật độ lên đến mức gây hại (nên dùng thuốc lại lệ thuộc mật độ).
- Lượng dùng thường cao hơn lượng cần thiết vì để cho chắc ăn.
- Diện tích phun xịt khá lớn. Ở Châu Âu là hàng chục triệu ha.
- Nhiều nông dược tồn lưu lâu dài trong môi trường.
Sự ô nhiễm do nông dược hiện là hiện tượng toàn cầu, nhất là thuốc lân hữu cơ.
RÁC THẢI
rác thải rắn đô thị: rác từ văn phòng, bệnh viện, trường học, kho chứa, nhà dân.
bãi rác làm ô nhiễm đất , nước và không khí, tiêu tốn năng lượng, chiếm một diện tích đất lớn.
Sự đốt rác tạo ra khí độc theo gió đi rất xa, tro có thể còn chứa chất độc lại dùng để lấp các nơi trũng hay trồng cây.
RÁC THẢI
chứa các chất không bị phân hủy sinh học và các chất phóng xạ.
Hoa kỳ, hàng năm có hơn 250 triệu tấn chất thải độc hại, tức trung bình mỗi người dân một tấn
một phần của số rác trên được xử lý, còn phần lớn được tập trung ở bãi rác hay thải ra sông hồ, biển và đại dương
xuất khẩu rác thải độc hại sang các nước nghèo
HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM
Do phân bón
Ngoài việc ô nhiễm nước do dư lượng Nitrat và Phosphat, các phân bón còn làm ô nhiễm thức ăn.
xà lách trồng trên đất bình thường, chứa 0,1% đạm Nitrit so với trọng lượng khô. Con số này lên đến 0,6% đất bón 600 kg Nitrat/ha.
gây chứng methemoglobinemie, thể hiện qua việc ion NO2 kết hợp với Hemoglobin, làm cho hô hấp (tiếp nhận O2) khó khăn.
do hoạt động của vi khuẩn đường ruột, Nitrat biến thành Nitrit rất độc. Nhưng nguy hại hơn, Nitrit được thành lập trong ống tiêu hóa có thể biến thành Nitrosamine, là một chất gây ung thư mạnh.
mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp: Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi.
Chất mùn không còn quay về đất: giảm độ phì của đất
Phân động vật và thực vật không quay về với đất mà chất đống sẽ ô nhiễm mực thủy cấp sau khi lên men amoniac
Sự đốt rác có nghĩa là thay đổi ô nhiễm điạ phương của đất bằng sự ô nhiễm không khí ở diện rộng hơn nhiều.
Ảnh hưởng của việc dùng nông dược
Ảnh hưởng lên các quần thể :
thuốc diệt cỏ làm thay đổi thảm thực vật của hệ sinh thái nông nghiệp
VD: Ở Việt Nam, trong chiến tranh chống Mỹ một lượng lớn thuốc trừ cỏ đã được sử dụng làm chết các cây đại mộc nhiệt đới, đặc biệt ở rừng Sát: Mấm, Ðước, Vẹt ... Hay Dầu, Thao lao và các cây mộc họ Caesalpiniaceae ở các rừng vùng núi (Westing, 1984).
thuốc trừ sâu gây chết các quần xã động vật ở trong hay quanh vùng xử lý
VD: Cuối những năm 50, ở Hoa kỳ chiến dịch diệt Kiến lửa (Solenosis soevissina), trên 110.000 km2 bằng máy bay, sử dụng các hạt Heptachlore và dieldrine với liều 2,5 kg/ha ở năm đầu; 1,4 kg/ha vào 2 năm tiếp theo Sáo, Sơn ca và các chim bộ Sẻ khác bị ảnh hưởng mạnh. Bò sát, côn trùng sống trong đất bị giảm số lượng mạnh.

gây đột biến ở người
VD: ở Việt Nam, sự biến dạng thai nhi đã được thấy cao hơn mức bình thường nơi các bà mẹ bị nhiễm nặng bởi việc phun xịt thuốc khai quang trong thời gian chiến tranh chống Mỹ.
Thuốc trừ nấm: độc đối với trùn đất
gây hại cho chim
Một số chất có thể được tích lũy trong mô của động vật
Ảnh hưởng lên các quần xã : ảnh hưởng gián tiếp thể hiện sớm hay muộn
làm nhiễm độc mãn tính các động vật, dễ thấy là rối loạn chức năng sinh sản (chậm trưởng thành sinh dục, số trứng ít, trứng có vỏ mỏng)
Giảm lượng thức ăn: Sự biến mất dần các thực vật hoang dại do sử dụng thuốc trừ cỏ trong các vùng đất canh tác làm thay đổi sâu xa nguồn thức ăn và nơi ở của nhiều loài chim định cư sống trong vùng
thuốc trừ sâu phân hủy nhanh (lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid) tuy không gây độc lâu dài như nhóm chlor hữu cơ, nhưng cũng gây hại cho các loài chim ăn côn trùng vì chúng và con chúng sẽ không có thức ăn.
Làm thay đổi cân bằng trong tự nhiên: gây ra sự phát triển quá đáng của một loài thực vật hay động vật nào đó
VD: Hoa kỳ, việc sử dụng quá đáng azodrin, thuốc trừ sâu lân hữu cơ, để trừ côn trùng gây hại cây bông vải thay vì làm giảm quần thể sâu Heliothis zea, thuốc azodrin lại diệt các thiên địch và ký sinh của sâu này, làm cho vùng trồng bông có dùng thuốc bị thiệt hại nhiều hơn vùng không dùng thuốc (Ramade, 1987).
Ảnh hưởng lên diễn thế: làm hệ sinh thái trở lại giai đoạn đầu của giai đoạn chiếm cứ bởi các thực vật tiên phong
VD:Các khu rừng Việt Nam, nơi đã bị tàn phá hoàn toàn bởi thuốc khai quang, thì đất trống được tre và đồng cỏ bao phủ, rừng không thể phục hồi trở lại được. Rừng tre và đồng cỏ phát triển thành quần xã cao đỉnh nghẹn (tắc nghẹn, dysclimax).
ÐẤU TRANH SINH HỌC
1. Phương pháp ảnh hưởng tử suất(dựa vào kẻ thù tự nhiên của loài gây hại, như thiên địch hay ký sinh của nó )
2. Phương pháp ảnh hưởng đến sinh suất(giảm sinh suất của những loài không muốn có ): một cá thể bị bất thụ sẽ bành trướng sự bất thụ trong quần thể bởi vì nó gây cảm ứng (induction) cho bạn tình của nó
VD:Lần đầu tiên, năm 1954, Knippling đã thả những cá thể cái của Cochliomyia hominivorax làm bất thụ bởi Co60 ở đảo Curacao, đã tiêu diệt hoàn toàn loài 2 cánh này, là tác nhân của bịnh myiases.
Hiện người ta sử dụng Phéromone và chất dẫn dụ
VD:Năm 1960, Jacobson đã ly trích chất Giplure, phéromon sinh dục của Lymantria dispar, có thể thu hút những con đực của loài này ở nồng độ cực nhỏ (10 - 9 ug/lít không khí).
Chế tạo các bẩy có feromone (chất dẫn dụ) và chất bất thụ gốc hóa học là trong những cách hay để dẫn dụ những loài gây hại.  
Quản lý tổng hợp các loài dịch hại (IPM)  
ví dụ
các đồn điền Dừa dầu ở Malaysia. Hàng ngàn mẫu rừng nhiệt đới đã chuyển thành đồn điền Dừa trong vùng bình nguyên Malaysia. Dầu dừa dùng trong gia đình và kỹ nghệ, và là nguồn thu nhập quan trọng. Thiệt hại sau thu hoạch do chuột làm giảm thu nhập của người trồng dừa, trong khi thuốc diệt Chuột thì mắc và không hữu hiệu. Người ta du nhập chim Cú mèo là thiên địch của chuột. Không bao lâu, quần thể Chuột giảm thiểu và người ta tiết kiệm được tiền mua thuốc trừ Chuột.
Tóm lược phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp
Tập huấn (giáo dục) và theo dõi (quan trắc) Hiểu biết về sinh học côn trùng, kỹ năng nhận biết côn trùng và cải thiện việc theo dõi quần thể côn trùng có thể giúp nông dân quản lý đồng ruộng tốt hơn.
Tập huấn và theo dõi là những điều tiên quyết cho IPM. Nếu không, sự lệ thuộc nặng nề vào nông dược sẽ vẫn cứ tiếp tục
Biện pháp môi trường: làm cho các điều kiện môi trường (vô sinh và hữu sinh) trở nên bất lợi cho các loài dịch hại. Vì biện pháp này dựa nhiều vào kiến thức hơn vào công nghệ, nên đặc biệt phù hợp cho các nước nghèo. Nhưng biện pháp này vẫn hữu hiệu trong các xã hội nông nghiệp hiện đại.
Tăng cường đa dạng hoa màu
Thay đổi thời gian gieo trồng
Thay đổi chất dinh dưỡng của cây và đất.
Kiểm soát hoa màu và cỏ dại lân cận
Du nhập thiên địch, ký sinh và vật gây bịnh
Biện pháp di truyền
Có hai chiến lược chủ yếu, là làm cho con đực trở nên bất thụ và tạo các cây trồng và vật nuôi kháng bịnh về phương diện di truyền
sử dụng nông dược khi thật cần thiết, pheromon, hormon và các chất trừ sâu tự nhiên
các nguyên tắc :
- Sử dụng hạn chế
- Sử dụng đúng thời điểm để hạn chế số lần phun xịt
- Nông dược ít gây hại cho thiên địch và các sinh vật lan can (non target organisms)
- Không phun xịt gần nguồn nước uống
- Ðã thử nghiệm cẩn thận độc tính
- Tránh dùng nông dược bền vững và có thể tích tụ sinh học
- Tránh tối đa việc nông dân phải tiếp xúc nông dược (tránh hít phải khi thao tác)
- Sử dụng để làm giảm số cá thể dịch hại tới dưới ngưỡng gây hại, sau đó kết hợp với các biện pháp khác để giữ cho quần thể này ở mức thấp.
Biện pháp canh tác: trồng nhiều cây che không cho cỏ dại mọc; tiếng động và bù nhìn đe dọa chim ... Gần đây người ta dùng vi ba (microwaving) trừ một số côn trùng như dán, mối, con hai đuôi ăn giấy và hồ dán bìa sách (Chiras, 1991).
nông dân
– người đóng vai trò quyết định
Tội gây ô nhiễm đất bị xử phạt như thế nào?

Ðiều 184 (BLHS). Tội gây ô nhiễm đất
Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)