ô nhiễm ánh sáng
Chia sẻ bởi Trần Trinh |
Ngày 18/03/2024 |
20
Chia sẻ tài liệu: ô nhiễm ánh sáng thuộc Giáo dục tiểu học
Nội dung tài liệu:
Ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ánh sáng được sử dụng không cần thiết và thiết kế thiếu hợp lý được coi là một dạng ô nhiễm.
Theo định nghĩa của Hiệp hội bầu trời tối quốc tế (IDA) xác định, ô nhiễm ánh sáng là bất kỳ tác động bất lợi của ánh sáng nhân tạo bao gồm cả ánh sáng trên bầu trời, ánh sáng chói, xâm nhập ánh sáng, ánh sáng lộn xộn, giảm tầm nhìn vào ban đêm và lãng phí năng lượng.
Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Như vậy, Ô nhiễm ánh sáng là một dạng ô nhiễm môi trường, xảy ra khi ánh sáng nhân tạo lấn át ánh sáng tự nhiên vào ban đêm, do việc chiếu sáng quá mức hoặc ánh sáng nhân tạo gây khó chịu cho con người, gây lãng phí năng lượng và nguy hiểm như mọi loại ô nhiễm khác
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm ánh sáng là hậu quả của việc đô thị hóa khiến mọi thành phố, vùng đất ban đêm thành ban ngày.
Tàn phá các kì quan tự nhiên, đặc biệt là bầu trời sao
Ở Trung Âu, người dân không có cơ hội chiêm ngưỡng bầu trời đêm;
¼ người dân Đức chưa bao giờ nhìn thấy dải ngân hà, trong đó 44% là người dưới 30 tuổi.
Hong Kong
"thành phố không ngủ".
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Trong một thế giới phát triển không ngừng, ngày càng hiện đại hơn, ô nhiễm ánh sáng tác động đến chúng ta một cách âm thầm.
Đối với sức khỏe con người:
Ô nhiễm ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng màu gây những bất lợi đối với mắt, gây rối loạn cho thần kinh, khiến con người dễ xuất hiện các triệu chứng như: choáng váng, chóng mặt, khó chịu trong người, buồn nôn, mất ngủ, mất tập trung, cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt.
Một số nghiên cứu về các tia tử ngoại sinh ra từ các bóng đèn ánh sáng màu trong sân khấu chiếu xạ trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy máu mũi, rụng răng, đục thủy tinh thể, thậm chí dẫn tới bệnh máu trắng và các bệnh nguy hiểm khác.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Đối với sức khỏe con người:
Ô nhiễm ánh sáng làm thay đổi đồng hồ sinh học của con người, dẫn đến các trục trắc về hệ thống trao đổi chất, hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh…
Ô nhiễm ánh sáng là nguyên nhân kích thích tế bào bệnh ung thư khởi phát và làm giảm hormone ngăn ngừa ung thư melatonin ở người.
Nghiên cứu của trường đại học Haifa (Israel) kết luận, phụ nữ sống ở những vùng đô thị nhiều ánh sáng nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 73% so với những phụ nữ ở những nơi tận dụng chiếu sáng tự nhiên.
Hiện nay WHO đã thêm các hoạt động liên quan đến rối loạn nhịp sinh học vào danh sách các yếu tố gây ra bệnh ung thư.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Đối với môi trường:
Năng lượng phát sinh từ việc chiếu sáng ban đêm làm tăng một lượng lớn khí CO2 và các loại khí nhà kính khác. Hơn nữa, nó còn góp phần vào hiệu ứng ấm lên của trái đất.
Cơ chế quang hợp cây xanh cũng bị rối loạn nghiêm trọng khi có quá nhiều ánh đèn.
Tất cả đều do nhu cầu lãng phí về năng lượng ánh sáng của con người.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Đối với giới tự nhiên: Thế giới tự nhiên tuân theo một vòng tuần hoàn ngày và đêm và các loài động vật cũng đã quen với điều này trong hàng triệu năm nay. Vì ô nhiễm môi trường làm cho ở một số nơi, ban đêm bầu trời vẫn sáng, nhịp sinh hoạt của các loài động vật hoang dã cũng bị ảnh hưởng, cân bằng sinh thái bị phá hủy.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Côn trùng và các loài chim di cư thường dựa vào ánh trăng để xác định phương hướng. Do luồng ánh sáng quá lớn của các thành phố, chúng có thể bị lạc hướng bay. Nhiều côn trùng bay luẩn quẩn quanh các cột đèn đến khi mệt rã rời hoặc đâm vào nguồn sáng và chết. Các nhà khoa học phát hiện, một bảng đèn quảng cáo nhỏ một năm có thể giết chết 35 vạn côn trùng. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này, rất có thể tính đa dạng của thế giới tự nhiên sẽ bị nguy hại nghiêm trọng.
Một trong những loài dễ bị gây nhiễu bởi ánh sáng nhân tạo nhất là loài chim di cư. Chúng vốn định hướng bằng các vì sao nhưng ánh sáng của những bóng đèn thành thị thường làm cho chúng mất phương hướng. Theo thống kê của các nhà sinh vật học Mỹ, hàng năm có tới 400 vạn con chim chết vì những vụ va đập vào đèn quảng cáo trên các nhà cao tầng.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Theo thống kê khoa học, một số loài cóc chỉ giao phối vào ban đêm đã biến mất dần vì ánh sáng nhân tạo.
Một số loài rùa biển ở bờ biển Đại Tây Dương cũng giảm dần bởi những chú rùa nhỏ mới nở thường căn cứ vào bóng trăng phản chiếu trên mặt nước để tìm ra đại dương, nhưng vì ánh sáng trên mặt đất mạnh hơn ánh sáng mặt trăng . Do những khách sạn lớn được xây dựng gần đó, khiến cho chúng tưởng nhầm lục địa là đại dương và bò vào đất liền về phía các khách sạn, thay vì hướng ra biển khơi, rồi thiếu nước dẫn đến việc bị chết. Vì thế, hiện nay đã có quy định các khách sạn phải tắt bỏ đèn ngoài trời trong khoảng thời gian vài tuần khi trứng rùa nở để rùa con đi theo đúng hướng ánh sáng mờ mờ ở đường chân trời về với biển khơi.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm ánh sáng chính là kính gương. Kính gương được sử dụng phổ biến bởi sự mỹ quan, cách nhiệt tốt, trọng lượng nhẹ. Các kiến trúc cao tầng một thời dùng loại kính này để tăng tính thẩm mỹ cho các tòa nhà. Tuy nhiên, hậu quả rõ nhất do kính gương mang lại là sự phản xạ ánh sáng, gây nguy hiểm cho người lái xe.
Các vụ tai nạn giao thông tăng lên đáng kể từ khi kính gương là vật liệu chính lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng trong thành phố. Không những thế, nhiệt độ tại các thành phố này cũng tăng cao hơn so với các vùng nông thôn hay tỉnh lẻ. Một thời gian khá dài, người ta không hiểu vì sao nhiệt độ thành phố lớn lại cao đến vậy hay sức khỏe con người giảm sút rất nhiều, tỉ lệ ung thư tăng lên một cách rõ rệt.
Biện pháp giảm ô nhiễm ánh sáng
Điện năng và ánh sáng là cơ sở của sự phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người. Tất nhiên, các nước phát triển không thể thiếu hai yếu tố này. Nhưng với sự đe dọa của ô nhiễm ánh sáng như hiện nay, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu các nguồn thay thế, giảm bớt tác hại tiềm tàng do ánh sáng nhân tạo mang lại.
Để giải quyết vấn đề cấp bách này, các nhà khoa học ở một số quốc gia đã chuyển sang biện pháp sử dụng "màu sinh thái".
"Màu sinh thái" là những màu sắc đem lại cảm giác dễ chịu cho đôi mắt, không gây phản quang hay ảnh hưởng đến sức tập trung của thị giác.
Biện pháp giảm ô nhiễm ánh sáng
Chẳng hạn như khi trang trí kiến trúc trong phòng, người ta sử dụng màu vàng lúa, xanh nhạt thay cho mầu trắng kích thích mắt, thậm chí trang phục cũng cần theo màu sinh thái, không nên mặc quần áo màu trắng tuyết gây ra cảm giác không dễ chịu cho thị giác người xung quanh.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn khuyến khích mọi người nên sử dụng đèn có lồng cách nhiệt, giảm công suất chiếu sáng ngoài trời. Bóng đèn có lồng cách nhiệt (thường là lồng kính) tốn ít công suất và giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Sử dụng bóng đèn Led để thay thế.
Trong 5 năm qua, hãng Philips nổi tiếng đã đầu tư khoảng 400 triệu euro vào "công nghệ ánh sáng xanh", không gây ô nhiễm. Theo ước tính, nếu thay thế tất cả những bóng đèn "tiêu chuẩn" đang sử dụng tại châu Âu bằng loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng mới, thì lượng khí thải nhà kính carbon dioxide có thể giảm 28 triệu tấn một năm, tương đương 50 triệu thùng dầu hỏa.
Tại Anh, dự án "ánh sáng đô thị" trị giá 100 triệu bảng đang được tiến hành tại thành phố Leeds để thay thế 80% ánh sáng đường phố trong 5 năm. Đây là dự án cải tạo, chống ô nhiễm ánh sáng lớn nhất ở Anh, mà mục tiêu là thay thế ánh đèn vàng vọt bằng ánh sáng trắng thân thiện với môi sinh và tiết kiệm hơn 20% điện năng.
Biện pháp giảm ô nhiễm ánh sáng
Các chuyên gia Đức cho rằng, cần có quy chế đối với việc chiếu sáng trên đường phố và nơi công cộng. Theo đó, Slovenia là quốc gia đầu tiên đưa ra bộ luật này.
Một số nước châu Âu cũng đã ứng dụng hệ thống đèn thông minh tự điều chỉnh ánh sáng khi có người đi qua giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng.
Biện pháp giảm ô nhiễm ánh sáng
Nhận thức được những tác hại nghiêm trọng mà ô nhiễm ánh sáng gây ra, WWF (Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế giới) phát động chương trình Giờ trái đất (Earth hour).
Chương trình lần đầu tiên được tổ chức ở Sydney năm 2007 và diễn ra vào thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng.
Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ánh sáng được sử dụng không cần thiết và thiết kế thiếu hợp lý được coi là một dạng ô nhiễm.
Theo định nghĩa của Hiệp hội bầu trời tối quốc tế (IDA) xác định, ô nhiễm ánh sáng là bất kỳ tác động bất lợi của ánh sáng nhân tạo bao gồm cả ánh sáng trên bầu trời, ánh sáng chói, xâm nhập ánh sáng, ánh sáng lộn xộn, giảm tầm nhìn vào ban đêm và lãng phí năng lượng.
Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Như vậy, Ô nhiễm ánh sáng là một dạng ô nhiễm môi trường, xảy ra khi ánh sáng nhân tạo lấn át ánh sáng tự nhiên vào ban đêm, do việc chiếu sáng quá mức hoặc ánh sáng nhân tạo gây khó chịu cho con người, gây lãng phí năng lượng và nguy hiểm như mọi loại ô nhiễm khác
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm ánh sáng là hậu quả của việc đô thị hóa khiến mọi thành phố, vùng đất ban đêm thành ban ngày.
Tàn phá các kì quan tự nhiên, đặc biệt là bầu trời sao
Ở Trung Âu, người dân không có cơ hội chiêm ngưỡng bầu trời đêm;
¼ người dân Đức chưa bao giờ nhìn thấy dải ngân hà, trong đó 44% là người dưới 30 tuổi.
Hong Kong
"thành phố không ngủ".
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Trong một thế giới phát triển không ngừng, ngày càng hiện đại hơn, ô nhiễm ánh sáng tác động đến chúng ta một cách âm thầm.
Đối với sức khỏe con người:
Ô nhiễm ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng màu gây những bất lợi đối với mắt, gây rối loạn cho thần kinh, khiến con người dễ xuất hiện các triệu chứng như: choáng váng, chóng mặt, khó chịu trong người, buồn nôn, mất ngủ, mất tập trung, cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt.
Một số nghiên cứu về các tia tử ngoại sinh ra từ các bóng đèn ánh sáng màu trong sân khấu chiếu xạ trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy máu mũi, rụng răng, đục thủy tinh thể, thậm chí dẫn tới bệnh máu trắng và các bệnh nguy hiểm khác.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Đối với sức khỏe con người:
Ô nhiễm ánh sáng làm thay đổi đồng hồ sinh học của con người, dẫn đến các trục trắc về hệ thống trao đổi chất, hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh…
Ô nhiễm ánh sáng là nguyên nhân kích thích tế bào bệnh ung thư khởi phát và làm giảm hormone ngăn ngừa ung thư melatonin ở người.
Nghiên cứu của trường đại học Haifa (Israel) kết luận, phụ nữ sống ở những vùng đô thị nhiều ánh sáng nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 73% so với những phụ nữ ở những nơi tận dụng chiếu sáng tự nhiên.
Hiện nay WHO đã thêm các hoạt động liên quan đến rối loạn nhịp sinh học vào danh sách các yếu tố gây ra bệnh ung thư.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Đối với môi trường:
Năng lượng phát sinh từ việc chiếu sáng ban đêm làm tăng một lượng lớn khí CO2 và các loại khí nhà kính khác. Hơn nữa, nó còn góp phần vào hiệu ứng ấm lên của trái đất.
Cơ chế quang hợp cây xanh cũng bị rối loạn nghiêm trọng khi có quá nhiều ánh đèn.
Tất cả đều do nhu cầu lãng phí về năng lượng ánh sáng của con người.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Đối với giới tự nhiên: Thế giới tự nhiên tuân theo một vòng tuần hoàn ngày và đêm và các loài động vật cũng đã quen với điều này trong hàng triệu năm nay. Vì ô nhiễm môi trường làm cho ở một số nơi, ban đêm bầu trời vẫn sáng, nhịp sinh hoạt của các loài động vật hoang dã cũng bị ảnh hưởng, cân bằng sinh thái bị phá hủy.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Côn trùng và các loài chim di cư thường dựa vào ánh trăng để xác định phương hướng. Do luồng ánh sáng quá lớn của các thành phố, chúng có thể bị lạc hướng bay. Nhiều côn trùng bay luẩn quẩn quanh các cột đèn đến khi mệt rã rời hoặc đâm vào nguồn sáng và chết. Các nhà khoa học phát hiện, một bảng đèn quảng cáo nhỏ một năm có thể giết chết 35 vạn côn trùng. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này, rất có thể tính đa dạng của thế giới tự nhiên sẽ bị nguy hại nghiêm trọng.
Một trong những loài dễ bị gây nhiễu bởi ánh sáng nhân tạo nhất là loài chim di cư. Chúng vốn định hướng bằng các vì sao nhưng ánh sáng của những bóng đèn thành thị thường làm cho chúng mất phương hướng. Theo thống kê của các nhà sinh vật học Mỹ, hàng năm có tới 400 vạn con chim chết vì những vụ va đập vào đèn quảng cáo trên các nhà cao tầng.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Theo thống kê khoa học, một số loài cóc chỉ giao phối vào ban đêm đã biến mất dần vì ánh sáng nhân tạo.
Một số loài rùa biển ở bờ biển Đại Tây Dương cũng giảm dần bởi những chú rùa nhỏ mới nở thường căn cứ vào bóng trăng phản chiếu trên mặt nước để tìm ra đại dương, nhưng vì ánh sáng trên mặt đất mạnh hơn ánh sáng mặt trăng . Do những khách sạn lớn được xây dựng gần đó, khiến cho chúng tưởng nhầm lục địa là đại dương và bò vào đất liền về phía các khách sạn, thay vì hướng ra biển khơi, rồi thiếu nước dẫn đến việc bị chết. Vì thế, hiện nay đã có quy định các khách sạn phải tắt bỏ đèn ngoài trời trong khoảng thời gian vài tuần khi trứng rùa nở để rùa con đi theo đúng hướng ánh sáng mờ mờ ở đường chân trời về với biển khơi.
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm ánh sáng chính là kính gương. Kính gương được sử dụng phổ biến bởi sự mỹ quan, cách nhiệt tốt, trọng lượng nhẹ. Các kiến trúc cao tầng một thời dùng loại kính này để tăng tính thẩm mỹ cho các tòa nhà. Tuy nhiên, hậu quả rõ nhất do kính gương mang lại là sự phản xạ ánh sáng, gây nguy hiểm cho người lái xe.
Các vụ tai nạn giao thông tăng lên đáng kể từ khi kính gương là vật liệu chính lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng trong thành phố. Không những thế, nhiệt độ tại các thành phố này cũng tăng cao hơn so với các vùng nông thôn hay tỉnh lẻ. Một thời gian khá dài, người ta không hiểu vì sao nhiệt độ thành phố lớn lại cao đến vậy hay sức khỏe con người giảm sút rất nhiều, tỉ lệ ung thư tăng lên một cách rõ rệt.
Biện pháp giảm ô nhiễm ánh sáng
Điện năng và ánh sáng là cơ sở của sự phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người. Tất nhiên, các nước phát triển không thể thiếu hai yếu tố này. Nhưng với sự đe dọa của ô nhiễm ánh sáng như hiện nay, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu các nguồn thay thế, giảm bớt tác hại tiềm tàng do ánh sáng nhân tạo mang lại.
Để giải quyết vấn đề cấp bách này, các nhà khoa học ở một số quốc gia đã chuyển sang biện pháp sử dụng "màu sinh thái".
"Màu sinh thái" là những màu sắc đem lại cảm giác dễ chịu cho đôi mắt, không gây phản quang hay ảnh hưởng đến sức tập trung của thị giác.
Biện pháp giảm ô nhiễm ánh sáng
Chẳng hạn như khi trang trí kiến trúc trong phòng, người ta sử dụng màu vàng lúa, xanh nhạt thay cho mầu trắng kích thích mắt, thậm chí trang phục cũng cần theo màu sinh thái, không nên mặc quần áo màu trắng tuyết gây ra cảm giác không dễ chịu cho thị giác người xung quanh.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn khuyến khích mọi người nên sử dụng đèn có lồng cách nhiệt, giảm công suất chiếu sáng ngoài trời. Bóng đèn có lồng cách nhiệt (thường là lồng kính) tốn ít công suất và giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Sử dụng bóng đèn Led để thay thế.
Trong 5 năm qua, hãng Philips nổi tiếng đã đầu tư khoảng 400 triệu euro vào "công nghệ ánh sáng xanh", không gây ô nhiễm. Theo ước tính, nếu thay thế tất cả những bóng đèn "tiêu chuẩn" đang sử dụng tại châu Âu bằng loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng mới, thì lượng khí thải nhà kính carbon dioxide có thể giảm 28 triệu tấn một năm, tương đương 50 triệu thùng dầu hỏa.
Tại Anh, dự án "ánh sáng đô thị" trị giá 100 triệu bảng đang được tiến hành tại thành phố Leeds để thay thế 80% ánh sáng đường phố trong 5 năm. Đây là dự án cải tạo, chống ô nhiễm ánh sáng lớn nhất ở Anh, mà mục tiêu là thay thế ánh đèn vàng vọt bằng ánh sáng trắng thân thiện với môi sinh và tiết kiệm hơn 20% điện năng.
Biện pháp giảm ô nhiễm ánh sáng
Các chuyên gia Đức cho rằng, cần có quy chế đối với việc chiếu sáng trên đường phố và nơi công cộng. Theo đó, Slovenia là quốc gia đầu tiên đưa ra bộ luật này.
Một số nước châu Âu cũng đã ứng dụng hệ thống đèn thông minh tự điều chỉnh ánh sáng khi có người đi qua giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng.
Biện pháp giảm ô nhiễm ánh sáng
Nhận thức được những tác hại nghiêm trọng mà ô nhiễm ánh sáng gây ra, WWF (Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế giới) phát động chương trình Giờ trái đất (Earth hour).
Chương trình lần đầu tiên được tổ chức ở Sydney năm 2007 và diễn ra vào thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Trinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)