NV 6 Tuần 11

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Điền | Ngày 17/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: NV 6 Tuần 11 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Tuần : 10
Tiết : 39
Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
( Truyện ngụ ngôn)
S :14/11/2011
G :21/11/2011

A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
-Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
-Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.
-Thấy được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.
-Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
-Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói đến chuyện con người, ẩn bài học triết lý ; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kĩ năng:
-Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
-Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
-Kể lại được câu chuyện.
-Giao tiếp, tìm kiếm, hợp tác, xử lí thông tin, quyết định, tự nhận thức.
3. Thái độ: Sống tích cực, cách ứng xử khiêm tốn.
B. Chuẩn bịGV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.- Tranh minh họa.
-HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhómVẽ tranh
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: 1.Em có nhận xét gì về nhân vật mụ vợ? Thử tìm vài thành ngữ thể hiện tính cách của mụ.
2.Nêu ý nghĩ vă bản.Qua câu chuyện , em rút ra được bài học gì cho bản thân?
HĐ2:Giới thiệu bài: Bên cạnh các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam còn có một thể loại rất lí thú và có ý nghĩa, đó là truyện ngụ ngôn.Truyện ngụ ngôn đầu tiên mà chúng ta sẽ học là : Ếch ngồi đáy giếng.
HĐ3:Bài học:
B1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
*MT:HS nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn.
* GV treo bảng phụ và phân tích cho HS nắm được 3 ý chính của thể loại này.
B2: HD đọc - hiểu văn bản.
@B2.1:Cho HS tìm hiểu các sự việc chính của truyện:
* MT: Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.
- GV hướng dẫn HS đọc, kể và giải thích từ khó.
- GV đọc diễn cảm1 lần (pha tính hài hước), gọi HS đọc, GV nhận xét- Gọi HS khác kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình.
H: Nhân vật chính trong truyện là ai? (Ếch)
H: Tìm các sự việc chính của truyện.
*HS thảo luận nhóm 4: (KN giao tiếp, tìm kiếm, hợp tác, xử lí thông tin, quyết định.
Nhóm 1: Ếch sống trong môi trường như thế nào?
Nhóm 2: Cách sống của Ếch ra sao và Ếch có suy nghĩ như thế nào?
Nhóm 3: Vì sao Ếch suy nghĩ như vậy? Suy nghĩ ấy biểu hiện tính cách gì ở Ếch?
Nhóm 4: Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào? Hoàn cảnh sống của Ếch có gì thay đổi?
*Ghi ra bảng phụ nhóm - Gọi đại diện nhóm trả lời, gọi HS khác nhận xét-GV bổ sung, chốt ý cho HS ghi.
@B2.2:Cho HS tìm hiểu bài học nhận thức được rút ra từ câu chuyện:
*MT: Hiểu được ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
H: Vì sao Ếch bị giẫm bẹp? Bài học rút ra từ cách sống và cái chết của Ếch là gì?
*GV cho HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ về bài học rút ra - Gọi đại diện nhóm trình bày 1 phút, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét rồi chốt ý bằng bảng phụ.=> KN tự nhận thức.
B3: Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
*MT:Thấy được những nét chính về nghệ thuật của truyện; hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện?
H: Câu chuyện có ý nghĩa gì?
*Môi trường: Ngoài ý nghĩa đó, câu chuyện còn cho ta thấy điều gì nữa?(Sự thay đổi môi trường: khi môi trường thay đổi thì cuộc sống, nhận thức của con người cũng thay đổi theo).
B4: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập:
*MT:Củng cố lại kiến thức cơ bản vừa học.
Tìm 2 câu văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Điền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)