Nuôi trồng mộc nhĩ

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Lung | Ngày 24/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Nuôi trồng mộc nhĩ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Vi sinh vật học công nghiệp




MỘC NHĨ








Giảng viên: Mai Đàm Linh
Sinh viên: Nguyễn Tiến Lung

Nội dung
Thực trạng nuôi trồng
Phương pháp nuôi trồng
Giá trị - vai trò
Giới thiệu chung
Mộc nhĩ là tên chung dùng để chỉ ba loài: nấm mèo, vân nhĩ và mộc nhĩ trắng. Chúng đều có hình dạng giống tai
Mộc nhĩ đen (nấm mèo)
Auricularia auricula-judae
Vân nhĩ (mao mộc nhĩ)
Auricularia polytricha
Mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ)
Tremella fuciformis

1 - Giới thiệu chung
Phân loại khoa học
Cơ thể nấm là những sợi màu trắng len lỏi trong rơm rạ, thân gỗ…
Phần thường được gọi là “cây nấm” chính là quả thể của nấm.
gồm mặt không sinh sản ở phía trên, hầu như nhẵn đến phủ lông nâu, mô nấm chất keo

mặt sinh sản nhẵn hay nhăn nheo nhiều
hay ít, phủ lớp phấn trắng do bào tử phóng ra khi
nấm trưởng thành.


Đặc điểm cấu tạo
Cánh mộc nhĩ là một khối keo, tùy vào độ ngâm nước mà ở dạng khô hoặc ở trương lên, hai trạng thái này có thể chuyển đổi cho nhau.
Cơ quan sinh sản là đảm đa bào, hình chùy, nằm sâu trong chất keo. Một tế bào đảm có một cuống nhỏ ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và tới bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ này có một bào tử đảm. 
Đặc điểm cấu tạo
Mộc nhĩ thường sống hoại sinh trên các nguyên liệu giàu xenlulô, licnhin do có có hệ enzym xenluloaza
Mộc nhĩ phát triển mạnh vào đầu mùa mưa, màu từ nâu nhạt tới sẫm, khi già nó phát tán bào tử

Hoạt động sống
2 - Giá trị - vai trò
100g
Mộc nhĩ
đen
protein, chất khoáng và vitamin
Text
10,6g protid
185mg phốt-pho
185mg sắt
0,2g lipid
65,5g glucid
10,6g protein
0,03mg caroten
0,55mg vita. B2
0,15mg vita. B1
2,7mg vita. B3
201mg canxi
0,2g lipid
Giá trị dinh dưỡng
Mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ đen
Vân nhĩ
Vị ngọt, tính bình,
bổ âm, sinh dịch,
dưỡng vị, sinh tân,
nhuận phế, thích
hợp cho người âm
hư nội nhiệt, suy
nhược cơ thể, suy
nhược thần kinh,
người già, bị các
bệnh đường hô hấp,
tăng huyết áp, thiểu
năng tuần hoàn não

vị ngọt, tính bình,
không độc, tác
dụng lương huyết
chỉ huyết, hoạt
huyết nhuận táo,
giải độc, ích khí
dưỡng âm,chữa
chứng xuất huyết,
đặc biệt lưu ý đến
giá trị cải thiện
thành mạch,
chống lão hóa

vị ngọt, tính bình,
công dụng lương
huyết, chỉ huyết,
ích khí dưỡng
huyết, nhuận phế
ích vị, nhuận táo
lợi tràng, phòng
chống đông máu
nghẽn mạch,
chống lão hoá,
chống phóng xạ, ức
chế một sô chủng
ung thư.

Giá trị y học
Giống như nấm nói chung, mộc nhĩ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. chúng là những sinh vật hoại dưỡng, phân huỷ các chất hữu cơ, khép kín vòng tuần hoàn các chất trong tự nhiên.
Vai trò trong tự nhiên
Chế biến thực phẩm: Mộc nhĩ là một loại rau khô, được sử dụng rất nhiều trong việc chế biến thực phẩm, như xào với rau, thịt, làm nhân bánh, chả đùm, nấu vịt tiềm,…
Dược liệu: Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt, phòng trừ nhiều chứng bệnh.
Vai trò kinh tế: đang được nhân giống nuôi trồng năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn

Vai trò trong đời sống
3 - Phương pháp nuôi trồng
Nhiệt độ: 28 – 320C
Độ ẩm: Độ ẩm cơ chất 60 - 65%, độ ẩm không khí 90 - 95%
Ánh sáng: khi ủ sợi cần để trong bóng tối, khi mộc nhĩ đã lên thì tăng dần độ chiếu sáng
pH: khoảng 6 - 10, giai đoạn đầu cần môi trường axit yếu, khi đã lên thì nó ưa môi trường trung tính hoặc kiềm yếu
Độ thông thoáng: cần được bảo đảm, nhất là giai đoạn ủ sợi
Điều kiện sống
Xử lí nguyên liệu:
chọn mùn cưa: chọn của cây nhựa mủ, không dùng mùn cưa cây tinh dầu
ủ mùn cưa: bổ sung các chất và ủ 30 – 40 ngày
Hấp khử trùng túi mùn cưa: hấp ở 1000C trong 3-4
Trồng mộc nhĩ trên mùn cưa
giờ

Cấy và ươm giống: Lượng giống mộc nhĩ cần cho 100kg mùn cưa là 4,0kg, hoặc mỗi túi giá thể cần 10 - 12 gam. Thời gian ươm là 20 – 25 ngỳ.
Chăm sóc và thu hoạch: mỗi ngày tưới nước 2-3 lần, sau vài ngày thì có thể thu hoạch. Một tuần thu hoạch 1 lần. Mỗi đợt thu hoạch kéo dài khoảng 1 tháng, sau đó khử trùng lại túi mùn cưa.
Trồng mộc nhĩ trên mùn cưa
Chọn gỗ: Chọn khi trời ấm áp (tháng 3-4), chặt gỗ về, cưa thành các khúc nhỏ, ủ gỗ. Để gỗ không quá 1 tuần
Đục lỗ: đục các hàng sole hình nanh sấu, phải đục thử trước tránh gỗ quá ướt hay quá khô
Cấy giống: Cấy giống ngay sau khi đục lỗ

Ủ giống: Ủ nơi khô ráo, thoáng khí, tránh mưa nắng, sau 6 ngày kể từ khi ủ cần tưới nước mỗi ngày 1-2 lần. Ủ 30-35 ngày thì mọc nụ nhĩ

Trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ
Ra giàn: giàn là một lán được thiết kế để các khúc gỗ chứa giống mộc nhĩ. Nóc cần lợp rơm rạ chống nóng, nền phải đổ cát 5-10cm để giữ ẩm. Lán phải gần nguồn nước
Chăm sóc, thu hoạch, bảo quản: tưới nước mỗi ngày 3-4 lần, thấy nấm lạ, nấm thối thì phải loại trừ ngay. Khi thấy tai nhĩ dã xoè rộng mép cong về phía sau thì tiến hành thu hoạch. Mộc nhĩ hái xong rửa sạch phơi khô - để nguội rồi bảo quản. Thường sau thu hoạch 3-4 tháng nếu thấy mộc nhĩ phát triển chậm cần ủ lại nửa tháng sau đó lại ra giàn và chăm sóc
Trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ
Chọn giống: chọn loại giống mộc nhĩ dày bản, màu nâu sáng có lông mịn như nhung, có năng suất cao và được người tiêu dùng ưa chuộng. Nấm giống phải đảm bảo thuần khiết, không nhiễm bệnh
Xử lý giống: ủ kỹ phối liệu, hấp kỹ và
Một số lưu ý
đảm bảo nhiệt độ cũng như thời gian. Cần phơi khô mùn cưa để diệt khuẩn, diệt nấm dại và bảo quản dùng dần.
Chăm sóc: khử trùng nhà xưởng, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tránh ánh sáng trực xạ và phải luôn luôn thoáng mát.
Sâu, bệnh: mốc xanh, mốc vàng,hoa cau,mốc đen phát triển đồng thời cùng sợi nấm,có thể làm chết hoàn toàn nấm. Khi trồng trên thân gỗ, thời kì đâu hay có kiến và chuột đến đào bới giống ra ăn.

Nấm chỉ xuất hiện xung quanh khu vực cấy giống
Năng suất thấp
Xuất hiện một loại nấm mốc màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng và có mùi hôi thối
Xuất hiện các loại nấm lạ
Lớp vỏ gỗ bị bong ra dễ dàng
Mộc nhĩ chỉ lên phía trên
Kiến, ve, mối phá hoại
Mộc nhĩ lên nhiều nhưng thối rữa hàng loạt
Một số vấn đề thường gặp
Sau khi thu hoạch, mộc nhĩ được rửa sạch sẽ bằng nước lã, sau đó có thể đem dùng tươi hoặc phơi khô, đóng bao, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
Có một kinh nghiệm dân gian là muốn cánh mộc nhĩ có mầu nâu hồng thì sau khi rửa sạch, ngâm chúng vào chậu nước với một ít mảnh vỏ quýt, vỏ cam. Ngâm một đêm. Hôm sau vớt ra, phơi khô.
Bảo quản
Mộc nhĩ được người Trung Quốc biết đến và sử dụng làm thức ăn, làm thuốc từ lâu đời
Đây là loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng.
Thị trường thế giới rất lớn, trung bình tiêu thụ hàng triệu tấn/năm
Giá các loại nấm ăn đang ở mức cao, trong đó mộc nhĩ 1.700 - 6.500 USD/tấn.
Các nước xuất khẩu nhiều nấm ăn – nấm dược liệu là Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,…
4 - Thực trạng nuôi trồng
Điều kiện nước ta thích hợp với việc trồng nấm: khí hậu nóng ẩm, nguồn nguyên liệu dồi dào
Xuất hiện rải rác cách đây hơn mười năm, nhưng nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu thật sự phát triển từ năm 2002 đến nay ở nhiều tỉnh trong cả Nước
Các địa phương đi đầu trong phong trào này là Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây, Đồng Nai,…
Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, thu nhập trung bình khoảng 100 – 200 triệu đồng/năm, cá biệt một số hộ ở Đồng Nai sản suất quy mô lớn đạt 800 triệu đồng/năm
Năm 2002, sản lượng nấm nói chung đạt 150.000 tấn/năm, dự tính năm 2010 đạt 1 triệu tấn/năm. Sản lượng xuất khẩu hiện đang đứng thứ 3 thế giới.

Thực trạng nuôi trồng
Giá mộc nhĩ của ta xuất khẩu khá rẻ so với các nước khác: giá trong nước cao nhất cũng chỉ 28.000 – 30.000đ/kg, giá xuất khẩu chỉ bằng 60% giá của Trung Quốc, Thái Lan do nguồn nguyên liệu không đảm bảo về chất lượng, sản phẩm không đồng đều về kích thước, mẫu mã...
Chỉ số ít địa phương hình thành quy mô sản xuất hàng hóa, đa số mang tính thời vụ
Thiếu sự liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp
Chưa tạo dựng được thương hiệu
Hạn chế
Cần có chính sách khuyến khích phát triển
Tăng cường mối liên hệ nông dân – doanh nghiệp
Khẳng định thương hiệu

Giải pháp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Lung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)