NUÔI CẤY MÔ

Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo | Ngày 23/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: NUÔI CẤY MÔ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO CÁCTHẦY
CÙNG TOÀN THỂ CÁC BẠN SINH VIÊN LỚP NÔNG HỌC K30
QUY TRÌNH NUÔI CẤY MÔ
TẾ BÀO THỰC VẬT

Thành viên thực hiện:
K’Bảo
Nguyễn Duy Hưng
Lê Thị Thùy Quyên
N?I DUNG
Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Ý nghĩa và hạn chế của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Kết quả đạt được.
I.Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Đặc điểm của tế bào thực vật:
-Tế bào thực vật chia làm 2 phần chính: thành tế bào và phần nguyên sinh chất.
-Mọi tế bào đều có màng tế bào.
-Trong tế bào có chứa vật chất di truyền.
Tế bào, mô thực vật là một phần của cơ thể thực vật nhưng chúng vẫn có tính độc lập.
Khái niệm nuôi cấy mô tế bào:

Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tách rời mô tế bào (thân,lá,rễ, chồi,phôi,noãn,bao phấn…) đem nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp.Từ đó chúng thực hiện quá trình sinh trưởng và phát triển (tiếp tục biệt hóa) để hình thành mô,cơ quan và hình thành cây mới.










Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
II.Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Dựa vào những khả năng nào của tế bào thực mà nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra cơ thể mới?
Tế bào thực vật có tính toàn năng:
-Mọi tế bào thực vật đều có khả năng sinh sản vô tính.
-Mọi tế bào đều có cùng hệ gen.










Sơ đồ thể hiện tính toàn năng TBTV.
III.Quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
1.Phân loại: Thông thường có bốn cách nuôi cấy mô:
Nuôi cấy mô từ đỉnh sinh trưởng.
Nuôi cấy mô từ chồi đỉnh sinh trưởng.
Nuôi cấy mô từ chồi nách.
Nuôi cấy mô từ chồi bất định(callus).

2.Quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
a.Chọn vật liệu nuôi cấy.
-Vật liệu nuôi cấy thường là các tế bào ở các đỉnh sinh trưởng của rễ,thân,lá.
-Vật liệu nuôi cấy phải sạch bệnh(đặc biệt không bị nhiễm virus)
b.Phân cắt và khử trùng
-Phân cắt đỉnh sinh trưởng của VLKĐ thành các phần tử nhỏ(tùy loại VLKĐ).Sau khi phân cắt tẩy rửa bằng nước sạch và khử trùng.
-Chất khử trùng thường là cồn 70 độ,thuốc tím…
c.Môi trường vào mẫu
Sau khi khử trùng mẫu cần tiến hành pha chế dung dịch thích hợp để vào mẫu.
d.Tạo chồi trong môi trường nhân tạo
Mẫu sẽ được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo chồi.
Môi trường dinh dưỡng nhân tạo thường dùng trong nuôi cấy mô là MS (Murashige và Skoog).
e.Tạo rễ
Khi chồi đã đặt tiêu chuẩn về kích thước (chiều cao) thì tách chồi và chuyển sang giai đoạn tạo rễ.
Trong môi trường tạo rễ cần bổ sung chất kích thích sinh trưởng như:Auxin(IBA)…
f.Chuyển ra ngoài vườn ươm.
Cây nuôi cấy mô sau khi lớn lên một mức độ nhất định sẽ được chuyển ra ngoài vườn ươm.
g.Chuyển ra ngoài đồng ruộng
Cây nuôi cấy mô sau khi qua giai đoạn vườn ươm sẽ đem ra trồng ngoài đồng ruộng,nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây tự dưỡng.
Sơ đồ nuôi cấy mô tế bào
Chọn mẫu Chọn môi trường

Khử trùng mẫu Pha môi trường

Vào mẫu(môi trường vào mẫu)


Nhân chồi(môi trường nhân chồi)


Tạo rễ(môi trường tạo rễ)


Ra cây ngoài vườn


Cây giống thương phẩm
IV.Ý nghĩa và hạn chế của nuôi cấy mô
Ý nghĩa:
Đưa ra sản phẩm nhanh hơn.
Nhân nhanh với hệ số nhân giống cao.
Sản lượng cây giống đồng nhất.
Tiết kiệm không gian.
Tạo cây giống sạch bệnh….
Hạn chế:
Hạn chế về chủng loại sản phẩm.
Chi phí sản xuất cao.
Dễ bị thoái hóa giống.
V.Kết quả đạt được

Nhiều giống cây đã được nuôi cấy mô thành công: khoai tây, súplơ, cà phê, hoa lan, cẩm chướng, dứa, dâu tây...

Ví dụ về quy trình nhân giống cây cà rốt.
Chồi đỉnh
Chồi bất định (callus)
Chồi nách
Rễ Thân Lá
Mẫu cấy
Khử trùng mẫu
môi trường dinh dưỡng gồm:
Ngtố đa lượng: N, P, K, S, Ca…
Ngtố vi lượng: Fe, B, Mo, Cu…
Đường.
- Chất điều hòa sinh trưởng.










Tạo chồi
Tạo rễ
Cấy cây sang môi trường thích ứng
Điều kiện nhiệt độ tối ưu
từ 20 - 25oC.
Ẩm độ 60 – 65%.
Ánh sáng: 1000 lux.
Thời gian chiếu sáng
từ 14 – 16 giờ/ngày.






Nuôi cây trong phòng tăng trưởng

Giai đoạn chuyển cây ra vườn ươm
Chuyển cây ra ngoài đồng ruộng
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)