Nước và vai trò của nước

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Yến Ngọc | Ngày 23/10/2018 | 78

Chia sẻ tài liệu: Nước và vai trò của nước thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

.
BÁO CÁO MÔN: DINH DƯỠNG HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA SINH-KTNN
Đề tài: Nước và dinh dưỡng của nước đối với cơ thể
GVHD: TS. Nguyễn Văn Ban
HV : Nguyễn Thị Yến Ngọc
Nguyễn Văn Thắng
NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Cấu trúc và tính chất của nước
Sự dinh dưỡng nước của cơ thể
Nhu cầu nước của cơ thể
Vệ sinh nước uống
Cấu trúc và tính chất của nước
Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2O.
Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3%tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
Bên cạnh nước "thông thường" còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hiđrô bình thường được thay thế bởi các đồng vị đơteri và triti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường.
Cấu trúc và tính chất của nước



Phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxy. Về mặt hình học thì phân tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết O-H là 96,84 picômét.
Hình học phân tử của nước
Cấu trúc và tính chất của nước
Ôxy có độ âm điện cao hơn hiđrô. Việc cấu tạo thành hình ba góc và việc tích điện từng phần khác nhau của các nguyên tử đã dẫn đến cực tính dương ở các nguyên tử hiđrô và cực tính âm ở nguyên tử ôxy, gây ra sự lưỡng cực. Vì phân tử nước có tích điện từng phần khác nhau nên một số sóng điện từ nhất định như sóng cực ngắn có khả năng làm cho các phân tử nước dao động, dẫn đến việc nước được đun nóng. Hiện tượng này được áp dụng để chế tạo lò vi sóng.
Tính lưỡng cực
Cấu trúc và tính chất của nước
Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hiđrô và nhờ vậy có lực hút phân tử lớn. Đây không phải là một liên kết bền vững. Liên kết của các phân tử nước thông qua liên kết hiđrô chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của một giây, sau đó các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các phân tử nước khác.
Đường kính nhỏ của nguyên tử hiđrô đóng vai trò quan trọng cho việc tạo thành các liên kết hiđrô, bởi vì chỉ có như vậy nguyên tử hiđrô mới có thể đến gần nguyên tử ôxy một chừng mực đầy đủ.
Liên kết hiđrô
Cấu trúc và tính chất của nước
Các tính chất hóa lý của nước
Khi đông lạnh dưới 4°C, các phân tử nước phải rời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở.
Nhiệt độ nóng chảy của nước là 0 độ Celcius, còn nhiệt độ sôi bằng 100 độ Celcius. Nước đóng băng được gọi là nước đá. Nước đã hóa hơi được gọi là hơi nước.
Nước là một dung môi tốt nhờ vào tính lưỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xẩy ra trong dung dịch nước.
Nước tinh khiết không dẫn điện. Mặc dù vậy, do có tính hòa tan tốt, nước hay có tạp chất pha lẫn, thường là các muối, tạo ra các ion tự do trong dung dịch nước cho phép dòng điện chạy qua.
Về mặt hóa học, nước là một chất lưỡng tính, có thể phản ứng như một axit hay bazơ.
Cấu trúc và tính chất của nước
Nước trong đời sống
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.
Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước.
Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện) như là chất trao đổi nhiệt.
Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt.
Đối với du lịch: Du lịch sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển.
Đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của con người: Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Con người có thể thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu mặc nhưng không thể nào thiếu nước sạch. Đây là nguồn tài nguyên cần thiết và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Thiếu nước sạch, các vấn đề về y tế cũng sẽ nảy sinh
Sự dinh dưỡng nước của cơ thể
Nước là môi trường và cũng là một thành phần của các phản ứng hóa sinh. Con người có thể chịu đựng được đói ăn trong vài ba tháng nhưng thiếu nước mấy ngày cũng có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.
Trong cơ thể người và động vật nhờ có nước mà các phản ứng thủy phân thức ăn mới tiến hành được.
Nước là thành phần cấu thành tế bào và các mô của cơ thể, có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất, điều tiết lượng thể dịch, điều hòa thân nhiệt, vận chuyển các chất cặn bã đến cơ quan bài tiết rồi đào thải khỏi cơ thể.

Sự dinh dưỡng nước của cơ thể
Phần lớn nước trong thức ăn và nước uống được hấp thụ qua đường tiêu hóa vào máu. Gan có thể dự trữ một lượng nước nhỏ, số còn lại được phân bố trong khoảng gian bào và máu do áp suất thẩm thấu của các prôteein trong huyết tương quyết định.
Nước thường xuyên trao đổi giữa hai khu vực trong và ngoài tế bào. Trong điều kiện bình thường lượng nước vào bằng lượng nước ra khỏi cỏ thể, nước được cung cấp hằng ngày từ chế độ ăn, uống và sự chuyển hóa oxy hóa các chất.
Nước uống hay nước sạch là các loại nước đủ độ tinh khiết tối thiểu để con người hoặc các loài động vật, thực vật có thể uống, tiêu thụ, hấp thu hoặc sử dụng mà ít gặp nguy cơ tác hại trước mắt hoặc về lâu dài.
Nước uống luôn luôn là một thức uống quan trọng và duy trì cuộc sống cho con người và là điều kiện cần thiết cho sự sống còn của tất cả các sinh vật trên địa cầu này. Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể.
Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.

Sự dinh dưỡng nước của cơ thể
Sự dinh dưỡng nước của cơ thể
Vai trò của nước trong cơ thể
Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể, như nước trong bộ tản nhiệt của xe ô tô, máy bay.
Chuyên chở chất dinh dưỡng và ôxy nuôi tất cả tế bào.
Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cần thiết cho các chức năng cơ thể.
Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở.
Bao che các cơ quan sinh tử trong cơ thể, tránh tổn thương do sự cọ xát, va chạm.
Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là chất nhờn làm cho khớp cử động trơn tru.
Sự dinh dưỡng nước của cơ thể
Sự dinh dưỡng nước của cơ thể
Vai trò của nước trong cơ thể
Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng, tránh dị ứng, ho khan.
Phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến tim và não.
Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.
Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng.
Nuôi dưỡng tế bào: nước cung cấp, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, chẳng hạn như các khoáng chất, vitamin và glucose...
Đào thải các chất cặn bã: nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân.

Vai trò của nước trong cơ thể
Chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất: nước là dung môi hoà tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà cơ thể đã hấp thu.
Ổn định nhiệt độ cơ thể:nước giúp cân bằng nhiệt độ cớ thể trong môi trường nóng hoặc lạnh. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể. Cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi, và sự bay hơi của nước từ bề mặt da rất hiệu quả làm mát cơ thể.
Giảm ma sát: nước là một chất bôi trơn hiệu quả quanh khớp. Nó cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, não, tuỷ sống và ngay cả đối với thai nhi trong nước ối. 
Sự dinh dưỡng nước của cơ thể
Sự dinh dưỡng nước của cơ thể
Tác hại của việc cơ thể thiếu nước
Mệt mỏi, buồn ngủ, không có nước mắt khi khóc. 
Táo bón vì không đủ nước để làm mềm chất thải tiêu hóa thực phẩm.
Ít tiểu tiện; nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp yếu.
Khô và ngứa da vì các tế bào da không có nước, tróc rụng.
Nổi mụn trứng cá; chảy nước mũi vì mũi dễ bị dị ứng.
Chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ hư hao.
Tái phát nhiễm trùng tiết niệu vì không có nước để loại chất hóa học có hại và vi khuẩn ra ngoài cơ thể qua sự tiểu tiện. Sạn thận cũng dễ tái sinh.
Ho khan, viêm phế quản vì không khí qua mũi không được làm ẩm, kích thích và khiến cho phổi nhạy cảm với bụi bặm, khói thuốc, các hóa chất.
Nhu cầu nước của cơ thể
Trong điều kiện bình thường, trong một ngày cơ thể cần khoảng 40ml nước/kg cân nặng, trung bình 2- 2,5 lít nước/ngày. Ví dụ một người nặng 60kg thì nhu cầu nước trong ngày khoảng 2,5 lít, trong đó gồm khoảng 1 lít được đưa vào cơ thể dưới các dạng nước uống như nước lọc, nước chè, cà phê, nước ngọt...; 0,4- 0,5 lít dưới dạng nước canh, súp và nước trong rau xanh, hoa quả; 0,6- 0,7 lít trong thức ăn được chế biến như cơm, bánh mỳ, thịt, cá...; còn khoảng 0,3-0,4 lít là sản phẩm cuối cùng của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nhu cầu về nước trong những ngày nóng bức, những ngày mùa đông mà độ ẩm thấp, trong khi lao động thể lực hay tập luyện thể dục thể thao, trong tình trạng bị sốt, phụ nữ đang cho con bú tăng đáng kể so với bình thường, còn trong ngày trời lạnh nói chung sẽ giảm nhẹ.
Nhu cầu nước của cơ thể
Riêng đối với những người làm công tác văn phòng, máy lạnh thì có lời khuyên cho chế độ uống nước như sau:
Nhu cầu nước của cơ thể
Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở. Khi làm việc, vận động cơ thể sẽ mất thêm nước. Vì vậy, để giữ lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống nước để thay thế phần mất đi. Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, làm việc, thời tiết...
Không nên uống nước lã hoặc nước chưa được xử lý để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm và cũng không nên uống nước đun lại nhiều lần vì trong nước thường có chứa một hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadmium… nên khi nước đun nóng trong thời gian dài, nước không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. khi uống vào trong cơ thể sẽ bị khử trở lại là muối nitrat. Muối nitrat sẽ làm hỏng công năng vận chuyển dưỡng khí trong máu, làm cho tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.



Nhu cầu nước của cơ thể
Những dấu hiệu nên uống nước dù chưa cảm thấy khát
1. Giảm đi tiểu
Nếu bạn uống nước đầy đủ, nước tiểu của bạn thường có màu vàng nhạt, hoặc màu vàng rơm và bạn nên đi tiểu ít nhất 5 lần mỗi ngày.
Nước tiểu ít là một dấu hiệu rất rõ ràng cho việc cơ thể đang thiếu nước.
2. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu độc tố có trong nước tiểu không được pha loãng, nó sẽ gây hại cho niêm mạc đường tiết niệu, gây ra viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu. Triệu chứng phổ biến như đau rát khi đi tiểu, bạn muốn đi tiểu, và đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ đi được chút xíu một mà thôi.
Nhu cầu nước của cơ thể
3. Táo bón
Đi đại tiện không thường xuyên cũng là một dấu hiệu của sự mất nước. Trong quá trình ăn uống,  thức ăn đi qua dạ dày đến ruột có chứa nhiều chất lỏng để tạo phân thành khuôn và giảm áp lực ở đại tràng. Nước sẽ giúp “bôi trơn” đường tiêu hóa để giữ cho mọi thứ chuyển động một cách trơn tru. Trong tình trạng mất nước thường xuyên, đại tràng mất quá nhiều nước để cung cấp cho các bộ phận khác của cơ thể. Việc thiếu nước khiến phân sẽ bị khô, cứng và dính chặt ở trong ruột già khiến bạn khó khăn trong việc đi đại tiện.
Nhu cầu nước của cơ thể
Những trường hợp cần uống nước khi thời tiết khô
Không khí khô, như ngồi máy bay đường trường, cần uống nước mỗi giờ.
Với thời tiết lạnh, cơ thể cần thêm nước và năng lượng để duy trì thân nhiệt ở mức 37oC.
Với thời tiết nóng mà làm việc ngoài trời, cần uống thêm một, hai ly nước.
Bị cảm cúm, sưng phổi có thể đưa tới cơ thể thiếu nước, vì vậy nhớ uống thêm vài ly nước.
Bà mẹ có bầu, cần uống thêm 2-3 ly nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu nước cho máu, nước bình ối, tế bào.
Cho con bú sữa mẹ cũng cần thêm nước để có nhiều sữa.
Tiêu chảy, ói mửa, băng huyết, bệnh tiểu đường...
Nhu cầu nước của cơ thể
Những dấu hiệu bạn uống nước quá nhiều
1.Mất cân bằng điện giải
Mất cân bằng điện giải là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước. Các chất điện giải là các loại muối khoáng như natri, kali mà cơ thể cần. Chúng giúp cơ thể mang các xung điện, đặc biệt quan trọng với hoạt động của tim và hệ thần kinh. Uống quá nhiều nước có thể làm loãng các chất điện giải, khiến hàm lượng các chất này giảm. Hàm lượng chất điện giải thấp là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu.
2. Đau đầu
Đây cũng là một dấu hiệu của uống quá nhiều nước. Khi bạn uống nhiều nước hơn mức cơ thể cần, hàm lượng natri trong máu giảm, khiến cho các tế bào giãn ra. Kết quả là não có thể bị sưng và bạn có thể bị đau đầu.
Nhu cầu nước của cơ thể
3. Chuyển hóa chậm
Bạn có thể ngạc nhiên khi uống quá nhiều nước có thể làm chậm chuyển hóa nhưng đó là sự thật. Vì uống nhiều nước hơn mức cần khiến cho các tế bào trong cơ thể có hàm lượng thấp natri và glucose. Cơ thể bạn không thể sản sinh đủ năng lượng. Khi đó, sự chuyển hóa sẽ chậm đi và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi.
4. Suy tuyến thượng thận
5. Chuột rút
Nhu cầu nước của cơ thể
Vài điều cần lưu ý khi uống nước
Uống nước là cần thiết, nhưng nếu uống quá nhu cầu hoặc sự chịu đựng của cơ thể lại là điều không tốt, đôi khi ngộ độc nước.
Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, phù nề bàn chân cần tránh uống quá nhiều nước. 
Nếu có bệnh thận, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thêm nước.
Không nên uống nhiều nước trong khi ăn. Nước sẽ làm loãng dung dịch acid hydrochloric, dịch vị và enzym trong dạ dày, gây chậm tiêu hóa.
Đa số nước có thêm khoáng chất đều có acit acetic và acid này hay làm hư răng.
Uống nhiều nước có thể khiến cho ta phải thức giấc nửa đêm để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ. Có thể tránh bằng cách cắt giảm tiêu thụ nước mấy giờ trước khi đi ngủ và đi tiểu trước khi lên giường.
Nhu cầu nước của cơ thể
Những loại nước nên hạn chế và không nên dùng ở trẻ em
- Nước khoáng: Là nước uống có chứa các chất khoáng như natri, kali, can xi, magie…Các loại nước khoáng do chứa  thêm các chất khoáng nên phải dùng đúng lúc, đúng đối tượng. Ở trẻ nhỏ, không được dùng loại nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao để pha sữa vì chức năng thận của trẻ còn yếu không đào thải được chất khoáng dư thừa, sẽ tích lũy lại trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Các loại nước ngọt có ga: nên hạn chế dùng vì có thể gây thừa cân - béo phì, hoặc làm cho trẻ đầy bụng, biếng ăn và cung cấp calo rỗng (không có chất dinh dưỡng).
- Các loại nước quả ép công nghiệp: Hạn chế vì có nhiều đường, ít chất khoáng và vitamin. Nếu uống nhiều dẫn đến thừa cân – béo phì.
- Cà phê, các loại nước tăng lực: Không nên dùng cho trẻ.
Vệ sinh nước uống
Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở nên độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước để sinh hoạt vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì có tới 80% các loại bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước bị ô nhiễm. Các loại bệnh phổ biến thường gặp ở nông thôn là bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, th­ương hàn, giun sán, phụ khoa…
Vệ sinh nước uống
Nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh, dịch này là do bà con sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm như:
- Nước ao tù bị nhiễm chất thải từ các chuồng gia súc hoặc rác r­ưởi
- Nước bị nhiễm độc bởi phân bón, thuốc trừ sâu.
- Nước sông, rạch bị ô nhiễm từ các chất độc hại từ nhà máy thải ra và vô số rải rư¬ởi, súc vật chết.
- Thậm chí còn sử dụng như¬ng nguồn nước bị ô nhiễm bởi vật chứa không hợp vệ sinh, do tiếp súc với tay chân dơ bẩn. Mặt khác, nhiều ngư¬ời lại có thói quen uống nước sống, không nấu chín nên cũng dễ mắc dịch bệnh.

Vệ sinh nước uống
Các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước thường thấy gồm:
Do ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước (chất độc hóa học, sự đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện, sử dụng hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp…);
Do nhiễm độc hóa chất vào nguồn nước trong quá trình sử dụng: như kim loại nặng (Chì (Pb), Đồng (Cu), Thạch tín (As), các chất phóng xạ, các chất gây ung thư vượt nồng độ tiêu chuẩn cho phép.
Do vi sinh vật: 80% các bệnh nhiễm trùng liên quan đến nước (đặc biệt là các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột) ở các nước đang phát triển, khó khống chế và thanh toán như: các bệnh do virus, giun sán, côn trùng liên quan đến nước, các bệnh ngoài da, mắt… do dùng nước bẩn trong chế biến thực phẩm, ăn uống, vệ sinh cá nhân.
.
Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỷ lệ các chất độc hại và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh của mỗi quốc gia.
- Các nguồn nước sạch thông thường gồm:
+ Hệ thống cung cấp nước tập trung (nước máy): nước lấy từ giếng khoan hay sông, hồ được đưa qua hệ thống xử lý dàn mưa, bể lắng, bể lọc… rồi vào bể chứa lớn từ đó theo đường ống dẫn về cho các hộ gia đình sử dụng.
+ Nước mưa.
+ Nước giếng khoan.
Mỗi gia đình cần có ít nhất một trong các nguồn nước sạch nêu trên.
Vệ sinh nước uống
Vệ sinh nước uống
Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng các nguồn nước:
1. Đối với nguồn nước mưa:
Để có nguồn nước mưa đảm bảo vệ sinh chúng ta cần thực hiện:
- Trước mùa mưa phải vệ sinh sạch sẽ mái hứng, máng dẫn và các dụng cụ chứa nước như: lu, hồ…
- Loại bỏ nước của cơn mưa đầu và 15 phút đầu của các cơn mưa sau.
- Hồ hoặc lu chứa phải có nắp đậy.
- Lắp vòi hoặc dùng dụng cụ lấy nước sạch sẽ.
- Nuôi cá bảy màu trong dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng.
Vệ sinh nước uống
2. Đối với giếng khoan gia đình:
- Nước giếng khoan nên lấy từ các mạch nước ngầm sâu từ 20 mét trở lên.
- Sân giếng được lát cement hoặc lát gạch dốc về phía rãnh thoát nước để tráng gây ô nhiễm cho nguồn nước.
- Phải dùng bể lọc để lọc nước trước khi sử dụng.
- Nên mang nước đi xét nghiệm kể cả xét nghiệm asen (thạch tín) trước khi sử dụng.
- Định kỳ bảo dưỡng máy bơm nước, nếu có hư hỏng phải sửa chữa kịp thời.
Vệ sinh nước uống
3. Đối với nguồn nước giếng khơi:
Giếng khơi phải được đào cách chuồng nuôi gia súc, nhà tiêu ít nhất là 10 mét.
Thành giếng phải được xây cao khoảng 0,8 mét, trong lòng giếng có thể xây gạch, đá hộc, đá ong… ít nhất 3m.
Sân giếng được lát cement hoặc lát gạch dốc về phía rãnh thoát nước, rãnh thoát có độ dốc vừa phải và dẫn ra xa hoặc đỗ vào đường thoát nước.
Miệng giếng phải có nắp đậy và có giá để dụng cụ lấy nước.
Thường xuyên vệ sinh sân giếng để tránh trơn trượt.
Có thể lắp đặt bơm tay để lấy nước.
Vệ sinh nước uống
Các giải pháp về bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường:
Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .
Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…
Vệ sinh nước uống
Hệ thống Bioga ở quy mô gia đình
Xử lý phân người, phân gia súc, động vật: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự
hoại,  bán tự hoại , hai ngăn, thấm dội nước)
Vệ sinh nước uống
Hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt
Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.
Vệ sinh nước uống
Hệ thống xử lý nước thải quy mô công nghiệp
Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế  phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.
TỔNG KẾT
- Nước có vai trò quyết định sự sống. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có tái tạo nhờ vòng tuần hoàn của nước. Tuy nhiên, nước cũng gây tai họa và tử vong cho con người khi nhiễm bẩn, bão lụt, hạn hán. Cách sử dụng nước hiện nay trong cộng đồng còn lãng phí rất lớn. Nhiều nơi người dân vẫn còn xem nước là nguồn tài nguyên vô tận và chưa thấy hết giá trị của việc thiếu hụt nguồn nước trong tình hình môi trường đang bị biến đổi, các nguồn nước đang ngày bị ô nhiễm và cạn kiệt.
- Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống để phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Yến Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)