Nước Pháp sau 1945
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Dũng |
Ngày 27/04/2019 |
159
Chia sẻ tài liệu: Nước Pháp sau 1945 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
NƯỚC PHÁP TỪ SAU 1945
1.Thời kỳ 1945 – 1973
a. Giai đoạn 1945 – 1958
- Kinh tế
- Chính trị - xã hội
b. Giai đoạn 1945 1973
- Kinh tế
- Chính trị - xã hội
2. Thời kỳ 1973 đến nay
a. Kinh tế
b. Chính trị - xã hội
Thời kỳ 1945 – 1973
a. Giai đoạn 1945 - 1958
Tình hình kinh tế
Sau chiến tranh, nền kinh tế Pháp bị thiệt hại hết sức nặng nề:
Sản xuất công nghệp giảm gần 3 lần, nông nghiệp giảm 2 lần.
Trong những năm 1945 – 1950, kinh tế Pháp phát triển rất chậm chạp và gặp rất nhiều khó khăn.
Thông qua việc tiếp nhận viện trợ của Mỹ từ “kế hoạch Macsan” (1948), từ năm 1950 kinh tế Pháp được phục hồi và tiếp đó là 20 năm phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng cao.
Sau hơn 2 thập kỷ phát triển, Pháp trở thành cường quốc công nghiệp thư 5 của thế giới và là nước đứng đầu châu Âu về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Pháp gồm: công nghiệp sản xuất các mặt hàng cao cấp (mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ sứ cao cấp…); công nghiệp điện tử và tin học (đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ); công nghiệp hàng không và vũ trụ (đứng thứ 3, sau Mỹ, Liên Xô); công nghiệp chế tạo vũ khí, công nghiệp luyện gang thép.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Nền nông nghiệp Pháp được công nghiệp hóa với trình độ cao. Ruộng đất trở thành “xí nghiệp” với phương thức canh tác và quản lý hiện đại, tiến hành sản xuất chuyên canh trên những vùng đất đai rộng lớn. Nước Pháp được xem là “vựa lúa” của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), cung cấp 55 triệu tấn lương thực/năm. Đàn bò của Pháp đứng đầu EEC, đàn lợn đứng thứ hai, sau Đức và lượng sữa bò đạt 32 triệu tấn/năm.
Về tài chính, thị trường chứng khoán Pari đứng thứ hai châu Âu và đứng thứ sáu thế giới về lưu lượng tiền chuyển dịch. Bốn ngân hàng chính của Pháp nằm trong số 20 ngân hàng lớn nhất thế giới.
Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân (GDP) những năm 1950 – 1955 là 4,3%; 1955 – 1960 là 4,6%; 1960 – 1965 là 5,1%.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Chính trị - xã hội
Cùng với vai trò to lớn trong phog trào kháng chiến, công nhân Pháp tiến hành củng cố liên minh với nông dân, tiểu tư sản thành thị và trí thức, nhờ đó Đảng Cộng sản Pháp trở thành lực lượng chính trị lớn, có ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội.
Trong cuộc bầu cử hội nghị lập hiến tháng 10 – 1945, Đảng Cộng sản thu được nhiều phiếu nhất (hơn 5 triệu phiếu). Hai đảng của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội, có thể thành lập chính phủ dân chủ. Tuy nhiên, các lãnh tụ phái hữu của Đảng Xã hội đã từ chối hợp tác. Do đó trong chính phủ mới Đảng Cộng sản Pháp chỉ có 5 đảng viên giữ chức phó Thủ tướng, Bộ trưởng quốc phòng, Bộ lao động, Bộ y tế, còn lại là các thành viên Đảng Xã hội và Cộng hòa bình dân (MRP).
Dưới ảnh hưởng của những người cộng sản, tháng 9 – 1946, Hội nghị lập hiến thông qua hiến pháp mới, thiết lập nền Cộng hòa thứ tư. Hiến pháp đã hạn chế bớt quyền hạn Tổng thống, tuyên bố quyền lao động, nghỉ ngơi, tổ chức công đoàn, quyền bãi công, quyền của công nhân tham gia quản lý xí nghiệp… Hiến pháp đã mở ra khả năng tiến hành những cải tạo kinh tế - xã hội sâu sắc.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Trước tình hình đó giai cấp tư sản vội vàng tập hợp lại lực lượng, phản công những người cộng sản.
Thành lập ra một đảng mới, gọi là Cộng hòa bình dân (MRP). Đảng này thu hút được số đông tiểu tư sản thành thị và nông dân, nhất là giáo dân theo đạo Thiên chúa. Về thực chất, đảng này đại diện cho tư bản lũng đoạn có quan hệ với Mỹ và tòa thánh Vaticăng.
Tháng 5 – 1947, lấy cớ các bộ trưởng cộng sản phá hoại “sự đoàn kết nội bộ”, Thủ tướng Ramađiê (Xã hội cánh hữu) đã gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. Những thành quả dân chủ dần bị thủ tiêu, thuế má tăng, trợ cấp giảm. Chính sách đối ngoại của chính phủ ngày càng mang tính chất phản dân tộc, thể hiện:
Tham gia thành lập NATO, đặt quân đôi Pháp dưới sự kiểm soát của Mỹ;
Đồng ý tái vũ trang cho Cộng hòa liên bang Đức năm 1955.
Duy trì thuộc địa ở Đông Dương, Angiêri…, tiến hành chiến tranh xâm lược Aicập năm 1956.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Chính sách đối nội và đối ngoại trên đã gây nên sự bất mãn sâu sắc trong quần chúng và thất bại trên trường quốc tế.
Trong nước, nền chính trị bất ổn:
Các cuộc bãi công, biểu tình diễn ra sôi nổi. Đặc biệt, trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1956, Đảng Cộng sản lại giành được số phiếu lớn nhất (5,6 triệu phiếu).
Đồng thời, bọn phản động cực hữu cũng bất mãn vì sự bất lực của chính phủ. Do đó, từ 1946 – 1958 đã diễn ra 25 lần thay đổi nội các.
Ở ngoài nước, Pháp liên tiếp thất bại:
1954, thất bại trong cuộc chiến tranh Đông Dương;
1956, thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Ai Cập, bị nhân dân thế giới kịch liệt lên án;
Ở Angiêri, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi. Tháng 5 – 1958, quân Pháp ở Angiêri tiến hành một cuộc đảo chính phản động, đòi thành lập ở Pháp một “chính quyền vững mạnh”.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Hoảng sợ trước triển vọng của một cao trào dân chủ mới, bọn tài phiệt Pháp đã tiến hành thủ tiêu nền Cộng hòa thứ tư. Ngày 1 – 6 – 1958, Quốc hội chuyển giao chính quyền vào tay Tướng Đờ Gôn và đến tháng 10 – 1958, Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ năm bắt đầu được thực hiện.
b. Giai đoạn 1958 – 1973.
Theo Hiến pháp mới, quyền của Tổng thống được mở rộng, quyền của Quốc hội bị hạn chế rất nhiều. Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có quyền chỉ định thủ tướng và các nhân vật cao cấp nhất, có thể giải tán quốc hội trước thời hạn. Trong trường hợp đặc biệt, Tổng thống có quyền nắm toàn bộ chính quyền trong tay mình. Hiến pháp này cũng thay đổi luật bầu cử mới. Với luật bầu cử mới này, trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1958, Đảng Cộng sản Pháp được nhiều phiếu nhất (4 triệu) nhưng chỉ có 10 đại biểu quốc hội.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Kinh tế
Với nền Cộng hòa thứ năm, một chính quyền vững mạnh và ổn định được xác lập ở Pháp cho đến tận ngày nay. Chế độ này biểu hiện tập trung sự thống trị của các độc quyền đối với đời sống đất nước. Dưới chính quyền Đờ Gôn, CNTB lũng đoạn nhà nước phát triển mạnh mẽ. Đặc điểm của nó là sự tham gia của nhà nước vào việc xây dựng những xí nghiệp mới hiện đại. Những xí nghiệp do nhà nước quốc hữu hóa hoặc mới xây dựng biến thành những vật phụ thuộc của các công ty độc quyền lớn lớn, phục vụ quyền lợi các công ty độc quyền này.
Chính quyền Đờ Gôn quan tâm đến việc áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật, xây dựng những xí nghiệp khổng lồ với những thiết bị hiện đại nhất. Do đó, nền kinh tế Pháp trong những năm này phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp có năm đạt 8 – 9%.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Chính trị - xã hội
Từ năm 1963 – 1964, chính quyền Đờ Gôn bước vào giai đoạn suy yếu. Tuy kinh tế phát triển nhưng đấu tranh giai cấp ngày càng tăng, bởi vì đời sống nhân dân lao động chậm được cải thiện. Năng suất lao động tăng lên 1,5 lần nhưng tiền lương thực tế không tăng tương xứng, trong nhiều ngành còn giảm, nửa triệu người thất nghiệp…
Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh của nhân dân tăng lên.
Tháng 5 – 1968, 10 triệu công nhân bãi công, mở đầu cao trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.
Từ phong trào công nhân, phong trào lan tới tầng lớp thanh niên, sinh viên và trở thành cơn bão lớn. Đặc biệt, ngày 29 – 5, 80 vạn công nhân, thanh niên, sinh viên Pari đã biểu tình, kéo cờ đỏ lên nóc các nhà máy, trường học, lập các chướng ngại vật, chiến đấu với cảnh sát. Sinh viên trường Đại học Pari (the University of Paris) đã tấn công các tòa nhà của trường, đụng độ với cảnh sát trong 12 giờ; có khoảng gần 1500 người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương nặng.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Trước áp lực của quần chúng, tư sản Pháp phải nhượng bộ, tiến hành tăng lương và cải tổ chế độ giáo dục.
Tháng 4 – 1969, Đờ Gôn phải từ chức, Pombiđu - một chủ ngân hàng lớn, thuộc đảng của Đờ Gôn lên thay. Pombiđu tiếp tục đường lối của Đờ Gôn - một đường lối độc lập với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế. Đến tháng 5 – 11974, Pombiđu qua đời. Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 19 – 5 – 1974, Gixca Đextanh lên cầm quyền, ông tiếp tục đờng lối của hai tổng thống trước, nhưng tỏ ra mềm dẻo hơn với Mỹ.
Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, chính sách đối ngoại của Pháp có những thay đổi lớn.
Do thất bại về quân sự và áp lực của dư luận trong nước cũng như quốc tế, tháng 3 -1962, Đờ Gôn đã chấm dứt cuộc chiến tranh và công nhận độc lập của Angiêri.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Năm 1966, Pháp rút khỏi bộ chỉ huy quân sự NATO và yêu cầu triệt thoái tất cả các căn cứ quân sự cũng như quân đội Mỹ ra khỏi đất Pháp.
Chính phủ Pháp cũng chống lại việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa liên bang Đức, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, củng cố quan hệ hữu nghị với Liên Xô và các nước XHCN khác.
Những thay đổi trong đường lối đối ngoại của Pháp đã phản ánh sự phát triển kinh tế cũng như ý thức chính trị của Pháp, tạo ra thế độc lập với Mỹ. Đồng thời, nó cũng phản ánh mâu thuẫn về quyền lợi giữa tư sản lũng đoạn Pháp và Mỹ. Chính những thay đổi này đã nâng cao địa vị của Pháp trên trường quốc tế.
1. Thời kỳ 1973- nay
Kinh tế
Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, cũng như các nước tư bản khác, kinh tế Pháp bước vào thời kì không ổn định, thường xuyên diễn ra suy thoái lạm phát, thất nghiệp và mức tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 2,4 %/năm. Từ năm 1982, nhờ cải cách cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật, Pháp đã khôi phục lại sự phát triển kinh tế nhưng không thể giữ lại mức tăng trưởng nhanh chóng như những năm 1950 – 1973.
Năm 1982, Chính phủ Pháp đã quốc hữu hóa 36 ngân hàng lớn, 2 công ty tài chính, 9 công ty độc quyền công nghiệp lớn. Đây là đợt quốc hữu hóa cuối cùng (1981 – 1982), sau đó là cải cách kinh tế theo hướng tư nhân hóa. Tuy nhiên vai trò quyết định trong nền kinh tế vẫn thuộc các độc quyền tư bản kếch sù và tư bản nước ngoài.
2. Thời kỳ 1973- nay
Các ngành công nghiệp chủ đạo của Pháp là: chế tạo máy, hóa chất, vô tuyến điện tử, năng lượng nguyên tử, kĩ thuật điện, hàng không, đóng tàu, luyện kim, dệt, May mặc, thực phẩm…
Về nông nghiệp, năm 1987 – Pháp sản xuất được 49,2 triệu tấn ngũ cốc, 4,79 triệu tấn thịt, 25 nghìn tấn sữa. Pháp là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Nước Pháp có khoảng 20 triệu con bò và 10 triệu cừu.
Năm 1988, mức tăng trưởng kinh tế của Pháp là 3,4 %/năm, 1989 là 3,5%, năm 1990 là 2,6%, năm 1991 là 1,2%; năm 1992 là 2,2% và năm 1993, kinh tế suy giảm rõ rệt, mức tăng âm (- 0,9%). Các ngành khủng hoảng trầm trọng nhất là chế tạo xe hơi (-17 %), xây dựng (-4 %), may mặc (-8 %)…, số người thất nghiệp là 3,2 triệu người (chiếm 12 % tổng số người lao động).
Sau một thời gian khủng hoảng, từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, kinh tế Pháp dần hồi phục. Đến năm 2001, GDP của Pháp là 1,3 nghìn tỷ USD, tính trên đầu người là 22.130 USD
2. Thời kỳ 1973- nay
Về chính trị.
Chính phủ Đảng Xã hội nối tiếp nhau cầm quyền ở Pháp. Tuy vậy, những năm gần đây, quần chúng nhân dân ngày càng chán ghét Đảng cầm quyền do sự suy thoái của nền kinh tế và những vấn đề của xã hội nảy sinh ngày càng nhiều.
Về đối ngoại, các Chính phủ Pháp tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước tư bản phát triển, với các nước Đông Âu và liên Xô cũ, với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tháng 2 – 1993, Tổng thống Pháp Ph. Mitơrăng sang thăm Việt nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Pháp cũng như của một nguyên thủ phương Tây ở Việt Nam, mở ra một chương mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Pháp.
1.Thời kỳ 1945 – 1973
a. Giai đoạn 1945 – 1958
- Kinh tế
- Chính trị - xã hội
b. Giai đoạn 1945 1973
- Kinh tế
- Chính trị - xã hội
2. Thời kỳ 1973 đến nay
a. Kinh tế
b. Chính trị - xã hội
Thời kỳ 1945 – 1973
a. Giai đoạn 1945 - 1958
Tình hình kinh tế
Sau chiến tranh, nền kinh tế Pháp bị thiệt hại hết sức nặng nề:
Sản xuất công nghệp giảm gần 3 lần, nông nghiệp giảm 2 lần.
Trong những năm 1945 – 1950, kinh tế Pháp phát triển rất chậm chạp và gặp rất nhiều khó khăn.
Thông qua việc tiếp nhận viện trợ của Mỹ từ “kế hoạch Macsan” (1948), từ năm 1950 kinh tế Pháp được phục hồi và tiếp đó là 20 năm phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng cao.
Sau hơn 2 thập kỷ phát triển, Pháp trở thành cường quốc công nghiệp thư 5 của thế giới và là nước đứng đầu châu Âu về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Pháp gồm: công nghiệp sản xuất các mặt hàng cao cấp (mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ sứ cao cấp…); công nghiệp điện tử và tin học (đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ); công nghiệp hàng không và vũ trụ (đứng thứ 3, sau Mỹ, Liên Xô); công nghiệp chế tạo vũ khí, công nghiệp luyện gang thép.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Nền nông nghiệp Pháp được công nghiệp hóa với trình độ cao. Ruộng đất trở thành “xí nghiệp” với phương thức canh tác và quản lý hiện đại, tiến hành sản xuất chuyên canh trên những vùng đất đai rộng lớn. Nước Pháp được xem là “vựa lúa” của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), cung cấp 55 triệu tấn lương thực/năm. Đàn bò của Pháp đứng đầu EEC, đàn lợn đứng thứ hai, sau Đức và lượng sữa bò đạt 32 triệu tấn/năm.
Về tài chính, thị trường chứng khoán Pari đứng thứ hai châu Âu và đứng thứ sáu thế giới về lưu lượng tiền chuyển dịch. Bốn ngân hàng chính của Pháp nằm trong số 20 ngân hàng lớn nhất thế giới.
Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân (GDP) những năm 1950 – 1955 là 4,3%; 1955 – 1960 là 4,6%; 1960 – 1965 là 5,1%.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Chính trị - xã hội
Cùng với vai trò to lớn trong phog trào kháng chiến, công nhân Pháp tiến hành củng cố liên minh với nông dân, tiểu tư sản thành thị và trí thức, nhờ đó Đảng Cộng sản Pháp trở thành lực lượng chính trị lớn, có ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội.
Trong cuộc bầu cử hội nghị lập hiến tháng 10 – 1945, Đảng Cộng sản thu được nhiều phiếu nhất (hơn 5 triệu phiếu). Hai đảng của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội, có thể thành lập chính phủ dân chủ. Tuy nhiên, các lãnh tụ phái hữu của Đảng Xã hội đã từ chối hợp tác. Do đó trong chính phủ mới Đảng Cộng sản Pháp chỉ có 5 đảng viên giữ chức phó Thủ tướng, Bộ trưởng quốc phòng, Bộ lao động, Bộ y tế, còn lại là các thành viên Đảng Xã hội và Cộng hòa bình dân (MRP).
Dưới ảnh hưởng của những người cộng sản, tháng 9 – 1946, Hội nghị lập hiến thông qua hiến pháp mới, thiết lập nền Cộng hòa thứ tư. Hiến pháp đã hạn chế bớt quyền hạn Tổng thống, tuyên bố quyền lao động, nghỉ ngơi, tổ chức công đoàn, quyền bãi công, quyền của công nhân tham gia quản lý xí nghiệp… Hiến pháp đã mở ra khả năng tiến hành những cải tạo kinh tế - xã hội sâu sắc.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Trước tình hình đó giai cấp tư sản vội vàng tập hợp lại lực lượng, phản công những người cộng sản.
Thành lập ra một đảng mới, gọi là Cộng hòa bình dân (MRP). Đảng này thu hút được số đông tiểu tư sản thành thị và nông dân, nhất là giáo dân theo đạo Thiên chúa. Về thực chất, đảng này đại diện cho tư bản lũng đoạn có quan hệ với Mỹ và tòa thánh Vaticăng.
Tháng 5 – 1947, lấy cớ các bộ trưởng cộng sản phá hoại “sự đoàn kết nội bộ”, Thủ tướng Ramađiê (Xã hội cánh hữu) đã gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. Những thành quả dân chủ dần bị thủ tiêu, thuế má tăng, trợ cấp giảm. Chính sách đối ngoại của chính phủ ngày càng mang tính chất phản dân tộc, thể hiện:
Tham gia thành lập NATO, đặt quân đôi Pháp dưới sự kiểm soát của Mỹ;
Đồng ý tái vũ trang cho Cộng hòa liên bang Đức năm 1955.
Duy trì thuộc địa ở Đông Dương, Angiêri…, tiến hành chiến tranh xâm lược Aicập năm 1956.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Chính sách đối nội và đối ngoại trên đã gây nên sự bất mãn sâu sắc trong quần chúng và thất bại trên trường quốc tế.
Trong nước, nền chính trị bất ổn:
Các cuộc bãi công, biểu tình diễn ra sôi nổi. Đặc biệt, trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1956, Đảng Cộng sản lại giành được số phiếu lớn nhất (5,6 triệu phiếu).
Đồng thời, bọn phản động cực hữu cũng bất mãn vì sự bất lực của chính phủ. Do đó, từ 1946 – 1958 đã diễn ra 25 lần thay đổi nội các.
Ở ngoài nước, Pháp liên tiếp thất bại:
1954, thất bại trong cuộc chiến tranh Đông Dương;
1956, thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Ai Cập, bị nhân dân thế giới kịch liệt lên án;
Ở Angiêri, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi. Tháng 5 – 1958, quân Pháp ở Angiêri tiến hành một cuộc đảo chính phản động, đòi thành lập ở Pháp một “chính quyền vững mạnh”.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Hoảng sợ trước triển vọng của một cao trào dân chủ mới, bọn tài phiệt Pháp đã tiến hành thủ tiêu nền Cộng hòa thứ tư. Ngày 1 – 6 – 1958, Quốc hội chuyển giao chính quyền vào tay Tướng Đờ Gôn và đến tháng 10 – 1958, Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ năm bắt đầu được thực hiện.
b. Giai đoạn 1958 – 1973.
Theo Hiến pháp mới, quyền của Tổng thống được mở rộng, quyền của Quốc hội bị hạn chế rất nhiều. Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có quyền chỉ định thủ tướng và các nhân vật cao cấp nhất, có thể giải tán quốc hội trước thời hạn. Trong trường hợp đặc biệt, Tổng thống có quyền nắm toàn bộ chính quyền trong tay mình. Hiến pháp này cũng thay đổi luật bầu cử mới. Với luật bầu cử mới này, trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1958, Đảng Cộng sản Pháp được nhiều phiếu nhất (4 triệu) nhưng chỉ có 10 đại biểu quốc hội.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Kinh tế
Với nền Cộng hòa thứ năm, một chính quyền vững mạnh và ổn định được xác lập ở Pháp cho đến tận ngày nay. Chế độ này biểu hiện tập trung sự thống trị của các độc quyền đối với đời sống đất nước. Dưới chính quyền Đờ Gôn, CNTB lũng đoạn nhà nước phát triển mạnh mẽ. Đặc điểm của nó là sự tham gia của nhà nước vào việc xây dựng những xí nghiệp mới hiện đại. Những xí nghiệp do nhà nước quốc hữu hóa hoặc mới xây dựng biến thành những vật phụ thuộc của các công ty độc quyền lớn lớn, phục vụ quyền lợi các công ty độc quyền này.
Chính quyền Đờ Gôn quan tâm đến việc áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật, xây dựng những xí nghiệp khổng lồ với những thiết bị hiện đại nhất. Do đó, nền kinh tế Pháp trong những năm này phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp có năm đạt 8 – 9%.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Chính trị - xã hội
Từ năm 1963 – 1964, chính quyền Đờ Gôn bước vào giai đoạn suy yếu. Tuy kinh tế phát triển nhưng đấu tranh giai cấp ngày càng tăng, bởi vì đời sống nhân dân lao động chậm được cải thiện. Năng suất lao động tăng lên 1,5 lần nhưng tiền lương thực tế không tăng tương xứng, trong nhiều ngành còn giảm, nửa triệu người thất nghiệp…
Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh của nhân dân tăng lên.
Tháng 5 – 1968, 10 triệu công nhân bãi công, mở đầu cao trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.
Từ phong trào công nhân, phong trào lan tới tầng lớp thanh niên, sinh viên và trở thành cơn bão lớn. Đặc biệt, ngày 29 – 5, 80 vạn công nhân, thanh niên, sinh viên Pari đã biểu tình, kéo cờ đỏ lên nóc các nhà máy, trường học, lập các chướng ngại vật, chiến đấu với cảnh sát. Sinh viên trường Đại học Pari (the University of Paris) đã tấn công các tòa nhà của trường, đụng độ với cảnh sát trong 12 giờ; có khoảng gần 1500 người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương nặng.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Trước áp lực của quần chúng, tư sản Pháp phải nhượng bộ, tiến hành tăng lương và cải tổ chế độ giáo dục.
Tháng 4 – 1969, Đờ Gôn phải từ chức, Pombiđu - một chủ ngân hàng lớn, thuộc đảng của Đờ Gôn lên thay. Pombiđu tiếp tục đường lối của Đờ Gôn - một đường lối độc lập với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế. Đến tháng 5 – 11974, Pombiđu qua đời. Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 19 – 5 – 1974, Gixca Đextanh lên cầm quyền, ông tiếp tục đờng lối của hai tổng thống trước, nhưng tỏ ra mềm dẻo hơn với Mỹ.
Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, chính sách đối ngoại của Pháp có những thay đổi lớn.
Do thất bại về quân sự và áp lực của dư luận trong nước cũng như quốc tế, tháng 3 -1962, Đờ Gôn đã chấm dứt cuộc chiến tranh và công nhận độc lập của Angiêri.
1. Thời kỳ 1945 - 1973
Năm 1966, Pháp rút khỏi bộ chỉ huy quân sự NATO và yêu cầu triệt thoái tất cả các căn cứ quân sự cũng như quân đội Mỹ ra khỏi đất Pháp.
Chính phủ Pháp cũng chống lại việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa liên bang Đức, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, củng cố quan hệ hữu nghị với Liên Xô và các nước XHCN khác.
Những thay đổi trong đường lối đối ngoại của Pháp đã phản ánh sự phát triển kinh tế cũng như ý thức chính trị của Pháp, tạo ra thế độc lập với Mỹ. Đồng thời, nó cũng phản ánh mâu thuẫn về quyền lợi giữa tư sản lũng đoạn Pháp và Mỹ. Chính những thay đổi này đã nâng cao địa vị của Pháp trên trường quốc tế.
1. Thời kỳ 1973- nay
Kinh tế
Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, cũng như các nước tư bản khác, kinh tế Pháp bước vào thời kì không ổn định, thường xuyên diễn ra suy thoái lạm phát, thất nghiệp và mức tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 2,4 %/năm. Từ năm 1982, nhờ cải cách cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật, Pháp đã khôi phục lại sự phát triển kinh tế nhưng không thể giữ lại mức tăng trưởng nhanh chóng như những năm 1950 – 1973.
Năm 1982, Chính phủ Pháp đã quốc hữu hóa 36 ngân hàng lớn, 2 công ty tài chính, 9 công ty độc quyền công nghiệp lớn. Đây là đợt quốc hữu hóa cuối cùng (1981 – 1982), sau đó là cải cách kinh tế theo hướng tư nhân hóa. Tuy nhiên vai trò quyết định trong nền kinh tế vẫn thuộc các độc quyền tư bản kếch sù và tư bản nước ngoài.
2. Thời kỳ 1973- nay
Các ngành công nghiệp chủ đạo của Pháp là: chế tạo máy, hóa chất, vô tuyến điện tử, năng lượng nguyên tử, kĩ thuật điện, hàng không, đóng tàu, luyện kim, dệt, May mặc, thực phẩm…
Về nông nghiệp, năm 1987 – Pháp sản xuất được 49,2 triệu tấn ngũ cốc, 4,79 triệu tấn thịt, 25 nghìn tấn sữa. Pháp là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Nước Pháp có khoảng 20 triệu con bò và 10 triệu cừu.
Năm 1988, mức tăng trưởng kinh tế của Pháp là 3,4 %/năm, 1989 là 3,5%, năm 1990 là 2,6%, năm 1991 là 1,2%; năm 1992 là 2,2% và năm 1993, kinh tế suy giảm rõ rệt, mức tăng âm (- 0,9%). Các ngành khủng hoảng trầm trọng nhất là chế tạo xe hơi (-17 %), xây dựng (-4 %), may mặc (-8 %)…, số người thất nghiệp là 3,2 triệu người (chiếm 12 % tổng số người lao động).
Sau một thời gian khủng hoảng, từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, kinh tế Pháp dần hồi phục. Đến năm 2001, GDP của Pháp là 1,3 nghìn tỷ USD, tính trên đầu người là 22.130 USD
2. Thời kỳ 1973- nay
Về chính trị.
Chính phủ Đảng Xã hội nối tiếp nhau cầm quyền ở Pháp. Tuy vậy, những năm gần đây, quần chúng nhân dân ngày càng chán ghét Đảng cầm quyền do sự suy thoái của nền kinh tế và những vấn đề của xã hội nảy sinh ngày càng nhiều.
Về đối ngoại, các Chính phủ Pháp tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước tư bản phát triển, với các nước Đông Âu và liên Xô cũ, với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tháng 2 – 1993, Tổng thống Pháp Ph. Mitơrăng sang thăm Việt nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Pháp cũng như của một nguyên thủ phương Tây ở Việt Nam, mở ra một chương mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Pháp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)