Nước Đại Việt ta

Chia sẻ bởi trần thu giang | Ngày 19/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: Nước Đại Việt ta thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: Người soạn: Trần Thị Giang
Ngày dạy: (SP Ngữ văn K41)
Tuần:
Tiết dạy:
Văn bản: Nước Đại Việt ta
( Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sơ giản về thể cáo.
Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3. Thái độ:
GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.
II, Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa , vở ghi bài, vở soạn bài.
III, Tiến trình dạy học:
1. Ổn định trật tự lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
Trong chương trình ngữ văn7, các em đã được làm quen với tác giả Nguyễn Trãi qua văn bản “Bài ca Côn Sơn”- được ông sáng tác trong thời gian ông lui về Côn Sơn ở ẩn. Hôm nay, chúng ta sẽ lại 1 lần nữa được gặp lại ông trong 1 cương vị, một sứ mạng lịch sử vô cùng quan trọng và mới mẻ qua việc tìm hiểu VB: “Nước Đại Việt ta”.
b) Tiến trình dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
? Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 7, em hãy giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Trãi?
-> HS
*: Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. ông tham gia khởi nghĩa lam Sơn và có vai trò rất lớn bên Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành 1 nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng ông đã bị giết hại rất oan khốc và thảm thương vào năm 1442. Mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thánh Tông giải oan.
Nguyễn Trãi để lại 1 sự nghiệp văn chương đồ sộ ông là người VN đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giơi (năm 1980).
? Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào? vào thời gian nào?
-> Tháng 11/1406 nhà Minh xâm lược nước ta. Đến năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh ở Lam Sơn- Thanh Hoá. Đến cuối năm 1427 thì giành thắng lợi. Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi sát cánh bên nhau từ những ngày đầu khởi nghĩa cho đến ngày giành thắng lợi,-> Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo” vào khoảng năm 1428 để ban bố cho nhân dân cả nước biết sự nghiệp bình Ngô phục quốc của đất nước ta đã giành thắng lợi.

* Đọc với giọng trang trọng, chậm rãi, nhấn mạnh một số từ ngữ quan trọng, nhịp 4/3, giọng khẳng định, tự hào.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại

? VB này được viết theo thể loại nào?
? Hãy cho biết đặc điểm của thể cáo?
-> +Thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh soạn thảo để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp.
+ Phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (Không quy định gieo vần nhưng phải có đối)
+ Có tính chất hùng biện.
S chiếu so sánh Chiếu-Hịch-Cáo
* So sánh hịch với cáo:
- Đều là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng, thường được viết bằng văn biền ngẫu...
-Chiếu: Dùng để ban bố mệnh lệnh
- Hịch được dùng để cổ động, thuyết phục, hoặc kêu gọi đấu tranh,
- Cáo dùng để công bố một chủ trương hay một kết quả để mọi người cùng biết.
? Bằng kiến thức giải nghĩa từ ngữ, em nêu ý hiểu của em về nhân đề Bình Ngô đại cáo?
*: Tác giả đặt tên cho VB là “đại cáo” vì sự kiện mà bài văn nói đến là một sự kiện lớn.
- Tìm hiểu chú thích: Nhân nghĩa, điếu phạt, Đinh, Lí, Trần

*: “Bình Ngô đại cáo” nguyên văn gồm có 4 phần:
- P1: Nêu luận đề chính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thu giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)