Núi rừng Trường Sơn sau cơm mưa (KT)
Chia sẻ bởi Lưu Thị Kim Chung |
Ngày 10/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Núi rừng Trường Sơn sau cơm mưa (KT) thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Tên : ……………………………………………… Lớp : …………
ĐỀ 1
*Đọc bài văn sau :
Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa.
Mưa ngớt hạt, rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng nước xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch. Cất lên những tiếng kêu khô sắc, chúng nhún chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn.
Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau :
1.Câu văn nào nêu được ý chính của bài?
a.Mưa ngớt hạt, rồi dần tạnh hẳn.
b.Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời.
c.Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
2.Dòng nào nêu đúng những hình ảnh trong đoạn văn cho thấy đây là cảnh vật sau cơn mưa?
a.Màn mây xám đục; những tia nắng mừng rỡ rọi xuống mặt đám đất; những chú chồn nối tiếp
nhau nhảy ra; chim Klang bay lên làm lá úa rơi rụng lả tả.
b.Trời thấp thoáng xanh, núi tím biếc cắt chéo nền trời, mây ôm ấp dải núi.
c.Màn mây xám đục đã trôi dạt đi để lộ mảng trời thấp thoáng xanh, nắng bắt đầu mừng rỡ rọi
xuống, nước mưa vẫn còn róc rách; những chú chồn, chú dũi với bộ lông ướt mềm; vòm lá ướt
đẫm, chim Klang giũ nước phành phạch; núi rừng bừng tỉnh, cảnh vật như thêm sức sống mới.
3.Câu văn : “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a.Nhân hoá b.So sánh c.So sánh và nhân hoá
4.Trong bài văn trên, tia nắng được miêu tả bằng cách nào?
a.Dùng động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng.
b.Dùng tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả về tia nắng.
c.Dùng đại từ chỉ người để chỉ tia nắng.
5.Dòng nào sau đây có toàn từ láy?
a.thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lách, luồn lỏi
b.thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mây mỏng
c.thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mỏng manh
6.Trong những câu nào dưới đây, từ “rừng” được dùng với nghĩa gốc?
a.Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.
b.Ngày 2-9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.
c.Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương.
7.Từ nào không đồng nghĩa với từ “rọi” trong câu “Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống”.
a.chiếu b.nhảy c.toả
8.Từ “thấp thoáng” thuộc từ loại nào?
a.danh từ b.động từ c.tính từ
9.“quyến luyến” có nghĩa là gì?
a.Luôn ở bên nhau
b.Có tình cảm yêu mến, không muốn xa rời nhau.
c.Lúng túng, không làm chủ được động tác, hoạt động của mình.
10.Câu “Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống” thuộc loại câu kể nào?
a.Câu kể Ai làm gì? b.Câu kể Ai thế nào? c.Câu kể Ai là gì?
*Tập làm văn :
Mưa mang lại cho cây cối sức sống mới. Em hãy viết đoạn văn tả vẻ đẹp đầy sức sống của
ĐỀ 1
*Đọc bài văn sau :
Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa.
Mưa ngớt hạt, rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng nước xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch. Cất lên những tiếng kêu khô sắc, chúng nhún chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn.
Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau :
1.Câu văn nào nêu được ý chính của bài?
a.Mưa ngớt hạt, rồi dần tạnh hẳn.
b.Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời.
c.Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
2.Dòng nào nêu đúng những hình ảnh trong đoạn văn cho thấy đây là cảnh vật sau cơn mưa?
a.Màn mây xám đục; những tia nắng mừng rỡ rọi xuống mặt đám đất; những chú chồn nối tiếp
nhau nhảy ra; chim Klang bay lên làm lá úa rơi rụng lả tả.
b.Trời thấp thoáng xanh, núi tím biếc cắt chéo nền trời, mây ôm ấp dải núi.
c.Màn mây xám đục đã trôi dạt đi để lộ mảng trời thấp thoáng xanh, nắng bắt đầu mừng rỡ rọi
xuống, nước mưa vẫn còn róc rách; những chú chồn, chú dũi với bộ lông ướt mềm; vòm lá ướt
đẫm, chim Klang giũ nước phành phạch; núi rừng bừng tỉnh, cảnh vật như thêm sức sống mới.
3.Câu văn : “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a.Nhân hoá b.So sánh c.So sánh và nhân hoá
4.Trong bài văn trên, tia nắng được miêu tả bằng cách nào?
a.Dùng động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng.
b.Dùng tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả về tia nắng.
c.Dùng đại từ chỉ người để chỉ tia nắng.
5.Dòng nào sau đây có toàn từ láy?
a.thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lách, luồn lỏi
b.thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mây mỏng
c.thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mỏng manh
6.Trong những câu nào dưới đây, từ “rừng” được dùng với nghĩa gốc?
a.Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.
b.Ngày 2-9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.
c.Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương.
7.Từ nào không đồng nghĩa với từ “rọi” trong câu “Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống”.
a.chiếu b.nhảy c.toả
8.Từ “thấp thoáng” thuộc từ loại nào?
a.danh từ b.động từ c.tính từ
9.“quyến luyến” có nghĩa là gì?
a.Luôn ở bên nhau
b.Có tình cảm yêu mến, không muốn xa rời nhau.
c.Lúng túng, không làm chủ được động tác, hoạt động của mình.
10.Câu “Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống” thuộc loại câu kể nào?
a.Câu kể Ai làm gì? b.Câu kể Ai thế nào? c.Câu kể Ai là gì?
*Tập làm văn :
Mưa mang lại cho cây cối sức sống mới. Em hãy viết đoạn văn tả vẻ đẹp đầy sức sống của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lưu Thị Kim Chung
Dung lượng: 4,53KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)