NT tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiềuuu
Chia sẻ bởi Vương Thị Ngát |
Ngày 17/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: NT tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiềuuu thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nghệ Thuật Tả Cảnh trong Truyện Kiều Nghệ Thuật Tả Cảnh của Thi Hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều Bút pháp của đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút trong đó nghệ thuật tả cảnh tả tình được người đời sau khen ngợi "như máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời". Xin giới thiệu với các em bài viết của nhà phê bình Trần Ngọc về Nghệ Thuật Tả Cảnh của Thi Hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một áng văn chương tuyệt tác trong lịch sử văn học nước ta. Truyện Kiều có giá trị về mọi mặt : tư tưởng , triết lý , luân lý , tâm lý và văn chương. Truyện Kiều vì thế đã trở thành quyển truyện thơ phổ thông nhất nước ta: từ các bậc cao sang quyền quý , trí thức khoa bảng , văn nhân thi sĩ , cho đến những người bình dân ít học , ai cũng biết đến truyện Kiều , thích đọc truyện Kiều , ngâm Kiều và thậm chí bói Kiều. Giá trị tuyệt hảo của truyện Kiều là một điều khẳng định mà trong đó giá trị văn chương lại giữ một địa vị rất cao. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được bàn đến nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều .. Nghệ thuật tả cảnh của ï Nguyễn Du nói chung rất đa dạng , tài tình và phong phú. Chính Nghệ thuật tả cảnh này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều. Lối tả cảnh diễm tình . Đây là lối tả cảnh mang tính cách chủ quan , man mác khắp trong truyện Kiều . Cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật chính hoặc phụ ẩn chứa trong đó.Nói một cách khác , Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái cảm xúc của người đối cảnh cho chi phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư nào đó. Chính Nguyễn Du đã tự thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua hai câu thơ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Trong khuynh hướng này , nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du vượt khác hẳn các thi nhân khác , kể cả những thi sĩ Tây Phương , vốn rất thiện nghệ trong lối tả cảnh ngụ tình . Trong khi các thi sĩ này chỉ đi một chiều , nghĩa là chỉ tìm những cảnh vật nào phù hợp với tâm trạng của con người thì mới ghi vào , còn ï Nguyễn Du thì vừa đưa cảnh đến tâm hồn con người, lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh , tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người , giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai.. Ví dụ như khi chị em Kiều đi lễ Thanh Minh về , tới bên chiếc cầu bắc ngang một dòng sông nhỏ gần mả Đạm Tiên , thì cả người lẫn cảnh đếu cảm thấy nao nao tấc dạ trong buổi chiều tà : “Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” “Nao nao” chỉ tâm sự con người, nhưng cũng chỉ sự ngập ngừng lãng đãng của dòng nước trôi dưới chân cầu. Hình ảnh một mảnh trăng khuyết soi nghiêng nhìn Kim Trọng khi chàng nửa tỉnh nửa mê, chập chờn với hình ảnh Kiều sau lần gặp gỡ đầu tiên: ‘Chênh chênh bóng Nguyệt xế mành Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu” Chàng biếng nhác cả việc sách đèn , để phòng đọc sách lạnh tanh với tiếng gió quạnh hiu phập phồng qua màn cửa : Buồng văn hơi giá như đồng Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan Mành Tương phất phất gió đàn Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình. Rồi những giờ phút thề ước ba sinh đã qua, khi phải tạm xa nhau thì dòng sông kia bỗng sao trở thành kẻ khắt khe để chia rẽ duyên tình: Sông Tương một giải nông sờ Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia Một đoạn tả cảnh khác , tình người ẩn sâu trong cảnh vật . Đó là cảnh Kim Trọng sau khi hộ tang cha , về tìm lại Kiều nơi vườn Lãm Thúy, nhưng người xưa nay còn thấy đâu , chỉ còn cảnh vườn hoang cỏ dại lạnh lùng dưới ánh trăng. Đầy vườn cỏ mọc lau thưa Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời Lần thứ hai , Kim Trọng tìm về nhà Vương Viên Ngoại để hỏi thăm Kiều thì cảnh nhà bây giờ thật sa sút , sân ngoài cỏ hoang mocï dại, ướt dầm dưới cơn mưa , tiêu điều như nỗi buồn tênh trong lòng chàng: Một sân đất cỏ dầm mưa Càng ngao ngán nỗi càng ngơ ngẩn dường Khi Kiều ở lầu Ngưng Bích , nhìn qua song cửa thấy cảnh biển chiều hôm , với những cánh buồm xa xa lại tưởng tới thân phận bọt bèo không định hướng của mình : Buồn trông cửa biển chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa
Nghệ Thuật Tả Cảnh trong Truyện Kiều Nghệ Thuật Tả Cảnh của Thi Hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều Bút pháp của đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút trong đó nghệ thuật tả cảnh tả tình được người đời sau khen ngợi "như máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời". Xin giới thiệu với các em bài viết của nhà phê bình Trần Ngọc về Nghệ Thuật Tả Cảnh của Thi Hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một áng văn chương tuyệt tác trong lịch sử văn học nước ta. Truyện Kiều có giá trị về mọi mặt : tư tưởng , triết lý , luân lý , tâm lý và văn chương. Truyện Kiều vì thế đã trở thành quyển truyện thơ phổ thông nhất nước ta: từ các bậc cao sang quyền quý , trí thức khoa bảng , văn nhân thi sĩ , cho đến những người bình dân ít học , ai cũng biết đến truyện Kiều , thích đọc truyện Kiều , ngâm Kiều và thậm chí bói Kiều. Giá trị tuyệt hảo của truyện Kiều là một điều khẳng định mà trong đó giá trị văn chương lại giữ một địa vị rất cao. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được bàn đến nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều .. Nghệ thuật tả cảnh của ï Nguyễn Du nói chung rất đa dạng , tài tình và phong phú. Chính Nghệ thuật tả cảnh này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều. Lối tả cảnh diễm tình . Đây là lối tả cảnh mang tính cách chủ quan , man mác khắp trong truyện Kiều . Cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật chính hoặc phụ ẩn chứa trong đó.Nói một cách khác , Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái cảm xúc của người đối cảnh cho chi phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư nào đó. Chính Nguyễn Du đã tự thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua hai câu thơ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Trong khuynh hướng này , nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du vượt khác hẳn các thi nhân khác , kể cả những thi sĩ Tây Phương , vốn rất thiện nghệ trong lối tả cảnh ngụ tình . Trong khi các thi sĩ này chỉ đi một chiều , nghĩa là chỉ tìm những cảnh vật nào phù hợp với tâm trạng của con người thì mới ghi vào , còn ï Nguyễn Du thì vừa đưa cảnh đến tâm hồn con người, lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh , tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người , giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai.. Ví dụ như khi chị em Kiều đi lễ Thanh Minh về , tới bên chiếc cầu bắc ngang một dòng sông nhỏ gần mả Đạm Tiên , thì cả người lẫn cảnh đếu cảm thấy nao nao tấc dạ trong buổi chiều tà : “Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” “Nao nao” chỉ tâm sự con người, nhưng cũng chỉ sự ngập ngừng lãng đãng của dòng nước trôi dưới chân cầu. Hình ảnh một mảnh trăng khuyết soi nghiêng nhìn Kim Trọng khi chàng nửa tỉnh nửa mê, chập chờn với hình ảnh Kiều sau lần gặp gỡ đầu tiên: ‘Chênh chênh bóng Nguyệt xế mành Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu” Chàng biếng nhác cả việc sách đèn , để phòng đọc sách lạnh tanh với tiếng gió quạnh hiu phập phồng qua màn cửa : Buồng văn hơi giá như đồng Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan Mành Tương phất phất gió đàn Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình. Rồi những giờ phút thề ước ba sinh đã qua, khi phải tạm xa nhau thì dòng sông kia bỗng sao trở thành kẻ khắt khe để chia rẽ duyên tình: Sông Tương một giải nông sờ Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia Một đoạn tả cảnh khác , tình người ẩn sâu trong cảnh vật . Đó là cảnh Kim Trọng sau khi hộ tang cha , về tìm lại Kiều nơi vườn Lãm Thúy, nhưng người xưa nay còn thấy đâu , chỉ còn cảnh vườn hoang cỏ dại lạnh lùng dưới ánh trăng. Đầy vườn cỏ mọc lau thưa Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời Lần thứ hai , Kim Trọng tìm về nhà Vương Viên Ngoại để hỏi thăm Kiều thì cảnh nhà bây giờ thật sa sút , sân ngoài cỏ hoang mocï dại, ướt dầm dưới cơn mưa , tiêu điều như nỗi buồn tênh trong lòng chàng: Một sân đất cỏ dầm mưa Càng ngao ngán nỗi càng ngơ ngẩn dường Khi Kiều ở lầu Ngưng Bích , nhìn qua song cửa thấy cảnh biển chiều hôm , với những cánh buồm xa xa lại tưởng tới thân phận bọt bèo không định hướng của mình : Buồn trông cửa biển chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vương Thị Ngát
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)