Nong san

Chia sẻ bởi Bùi Văn Huấn | Ngày 23/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: nong san thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Xin chào tất cả các bạn
BẢO QUẢN
NÔNG SẢN DẠNG HẠT
Lời mở đầu

Đối tượng nông sản phẩm để nghiên cứu và chế biến bảo quản rất đa dạng, gồm nhiều loại hình và đối tượng khác nhau. Đối tượng hạt là loại hình chủ yếu của sản phẩm nông nghiệp và trong đó nhóm hạt cây có dầu như lạc, vừng, thầu dầu…là một trong những đối tượng phổ biến và quan trọng trong nền nông nghiệp của nước ta. Hiện nay vấn đề bảo quản hạt nhiều dầu đang được quan tâm phát triển.
Đặt vấn đề.
Nguyên nhân mất mát sau thu hoạch và giải pháp bảo quản nông sản dạng hạt.
Phương pháp bảo quản.
Kết luận và kiến nghị.
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
Đặt vấn đề
Tầm quan trọng của công nghệ bảo quản nông sản dạng hạt sau thu hoạch.

Hạn chế đến mức tối đa, khắc phục nguyên nhân gây tổn thất cho nông sản.
Đảm bảo hao hụt thấp nhất về trọng lượng.
Hạn chế sư thay đổi về chất lượng.
Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần làm tăng giá trị hàng hoá, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân.
Bảo quản tốt sản phẩm nhưng phải giảm chi phí ở mức thấp nhất.

Đặt vấn đề
Khái niệm về mất mát sau thu hoạch.
Hao hụt về trọng lượng:
Do hậu quả của các hiện tượng lý học và các hiện tượng sinh học.
Do các quá trình sinh học
Do sự hoạt động của các sinh vật hại nông sản trong quá trình bảo quản
Hao hụt về chất lượng:
Do những quá trình bất lợi: sự nẩy mầm sớm, sự hô hấp.
Do chuột, chim phá hoại.
Do sự xây xát cơ học.
Đặt vấn đề
sự hao hụt về nông sản ở nước ta như sau:
Theo Bộ NN-PTNT, tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo của Việt Nam vào loại cao nhất châu Á: 9% - 17%, có lúc 30%.
ĐBSCL là vùng co tỷ lệ thất thoát cao nhất nước:
khu vực này sản xuất gần 17 triệu tấn lúa với mức thất thoát là 20% tính ra thì mất 3- 3,5 triệu tấn lúa
Do 1% thất thoát làm thiệt hại khoảng 7 triệu USD nên hàng năm nước ta mất xắp xỉ 140 triệu USD
Hiện nay chúng ta hàng năm vẫn phải mất đi 3000 tỷ đồng, tổn thất sau thu trong các công đoạn
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản:

Độ ẩm hạt
Độ ẩm càng cao khả năng hô hấp,
sự phát triển của hạt,
nấm men, mốc, sâu mọt càng tăng.
Nhiệt độ
-Nhiệt độ của hạt
-Nhiệt độ không khí
Các tạp chất
-Vỏ quả, lá, cành cây.
- Bụi, đất, cát, sạn, sỏi,
- Sâu mọt, bọ sống,…
Nguyên nhân mất mát sau thu hoạch và giải pháp bảo quản nông sản dạng hạt
Nguyên nhân mất mát sau thu hoạch.
Sinh vật học:
Côn trùng
Nấm mốc
Chuột và các loài chim
Cơ giới.
Vận chuyển
Vật dụng
Vật lý.
Nhiệt độ
Độ ẩm
Dập nát
Nguyên nhân mất mát sau thu hoạch và giải pháp bảo quản nông sản dạng hạt
Sinh lý học.
Cường độ hô hấp
Tự bốc nóng
Nảy mầm
Tác động của con người.
Kỹ thuật
Công tác bảo quản
Nguyên nhân mất mát sau thu hoạch và giải pháp bảo quản nông sản dạng hạt
Giải pháp bảo quản nông sản dạng hạt.
Hạn chế thất thoát sau thu hoạch bằng cơ giới.
Hạn chế trong khâu bảo quản.
Bảo quản từng khâu trong thu hoạch.
Đầu tư công nghệ sau thu hoạch.
Cần có chính sách tín dụng ưu đãi.
Bảo quản bằng phương pháp kiểm tra chất lượng nông sản.

Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Đặc điểm của hạt nông sản
Hàm lượng nước(thuỷ phần) thấp:
Thuỷ phần an toàn của một số hạt nông sản:
Thóc 12%; Đậu tương 10%; Ngô 13%; Lạc
Dinh dưỡng cao:
Thuỷ phần thấp hàm lượng chất khô trong hạt nông sản thường cao.
Ở thuỷ phần cao các côn trùng, VSV phát triển nhanh
 Hàm lượng nước thấp.
Thuỷ phần của hạt 15 - 16% và bảo quản trong điều kiện
nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng.
Lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém.


Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Độ đồng đều thấp:
  Hạt nông sản rất khác nhau về dạng, kích thước, độ chín và có thể lẫn nhiều tạp chất.
  Khi bảo quản hạt thường gặp hiện tượng tự phân cấp gây bất lợi cho bảo quản, vận chuyển và phân phối sản phẩm hạt.
  Vì vậy trước khi bảo quản cần phân loại và làm sạch hạt. 
Phôi hạt – Cơ quan dễ bị tổn thương nhất của hạt.
 Hạt cấu thành bởi 3 thành phần chính: vỏ, phôi và nội nhũ   
 Phôi hạt nhỏ, nằm ở một góc và được bảo vệ tốt.
Phôi có thuỷ phần cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và dễ sử dụng.
Một số hạt phôi lớn(25-30% thể tích hạt), bảo vệ kém như: ngô.

Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Nội dung công tác bảo quản
- Ngăn chặn sự hô hấp của hạt và những yếu tố thúc đẩy nấm mốc phát
triển điển hình là Aspergillus Flavus tiết ra độc tố Aflatoxin rất có hại với
người và gia súc.

-Ngăn chặn sự phát triển sâu mọt và nấm mốc :
      Giữ cho độ ẩm của hạt và trong kho ở mức độ thấp.
      Nhiệt độ kho thấp và hạt tránh tiếp xúc với không khí.
      Ngoài ra, kho tàng phải được theo dõi, kiểm tra thường xuyên và xử lý thuốc kịp thời khi phát hiện sâu bệnh gây hại.
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Các yêu cầu của công tác bảo quản:
Đối với hạt giống, bảo quản tốt nhất là bảo quản cả củ, lớp vỏ cứng có tác dụng bảo vệ rất tốt cho hạt tránh được ảnh hưởng xấu của môi trường bên ngoài.  
Kho bảo quản:
Cao ráo, có lớp chống ẩm.Cách nhiệt tốt
Nhiệt độ trong kho luôn đảm bảo thoảng mát. Tốt nhất nên giữ ở 10-150C là tốt.
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Công Nghệ Sau Thu Hoạch
4.1.Thu hoạch
 Thu hoạch khi hạt đạt độ chín sinh lý. - Một số hạt có quá trình chín tiếp sau thu hoạch(thóc, ngô) nên thu hoạch sớm. 
Ở một số cây trồng như: ngô, lạc,...trước thu hoạch từ 7-10 ngày nên cắt bỏ thân, lá để tập trung dinh dưỡng vào bắp, quả hạn chế sự xâm nhập của dịch hại
Chọn thời điểm thu hoạch hợp lý, nên thu hoạch lúc thời tiết mát mẽ, khô ráo.
4.2.Tách hạt
 Tách hạt nông sản ra khỏi bông(lúa), bắp(ngô), quả(lạc, đậu tương),...trước phơi sấy
Giúp tiết kiệm năng lượng, thiết bị phơi sấy, phơi sấy nhanh và tiết kiệm dung tích kho chứa.
 Tách hạt bằng tay và bằng máy nhưng hạt nông sản phải nguyên vẹn, giữ gìn và bảo vệ phôi hạt - Đối với ngô, lạc có thể không cần tách hạt.
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
4.3 Phơi Sấy
  Mục đích: làm giảm thuỷ phần nông sản, ức chế hoạt động trao đổi chất của nông sản và VSV, côn trùng trên nông sản. Có thể phơi bằng nắng hoặc sấy trong các thiết bị sấy, lò sấy.
  
 Các vấn đề cần chú ý:
   Không sấy trực tiếp nông sản bằng lò khói đốt.
   Nhiệt độ sấy không quá 100oC.
   Nâng dần nhiệt độ khi sấy để tránh sự nứt vỏ, sự hồ hóa.
   Phơi sấy nên kết hợp đẩy nhanh quá trình chín tiếp sau thu hoạch.
  Trong trường hợp chưa có điều kiện phơi sấy ngay thì thông gió hay bảo quản kín. 
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
4.4.Phân loại và làm sạch hạt:
Mục đích: Loại bỏ tạp chất, tạp chất lẫn có thể:
Tạp chất vô cơ: cát, sỏi đá, mẫu kim loại,...
Tạp chất hữu cơ: tàn dư cây trồng(thân, lá, hoa, quả), hạt, cỏ dại, hạt lạ,...
 Mục đích khác: Tạo sự đồng nhất tối đa cho khối hạt

4.5.Xử lý hàng hoá nông sản:
 Xử lý hoá chất.
Chiếu xạ.
 Bao gói hợp lý.
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Phương pháp bảo quản:
Bảo quản ở trạng thái thông thoáng
Bảo quản nông sản ở trạng thái kín
Môi trường bảo quản có không khí thay đổi hoặc điều chỉnh
Bảo quản bằng hóa chất cho phép sử dụng.
Bảo quản bằng tia bức xạ.
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Kỹ thuật bảo quản:
Để nâng cao giá trị sử dụng nhiều mặt của nông sản thì các công đoạn sau thu hoạch như làm khô, bảo quản và chế biến nhằm làm giảm tổn thất cũng như duy trì chất lượng của nông sản là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.

Bảo quản hạt lúa
Khâu phơi nắng: Đảm bảo trong điều kiện nhiệt độ không caotăng sức sống của hạt giống và bảo quản được lâu dài hơn
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Lúa mới gặt ở ruộng về (A0 khoảng 25%), phơi nắng nhẹ để ẩm độ rút khoảng 18%, phơi nắng 2 rút xuống đạt 12%. Chú ý đảo đều liên tục
Cho hạt giống vào bao nilon và buộc kín
Cho toàn bộ bao nilon được đựng trong bao bố, bỏ vài cục vôi sống dưới đáy để hút ẩm thường xuyên
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, bao giống phải được kê lên gỗ, không kê lên gạch
kỹ thuật này được áp dụng đối với các giống lúa trên 120 ngày,hạt lúa sau 8 tháng có tỷ lệ nảy mầm 80-90%
Quy trình thu hoạch và bảo quản lúa
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Bảo quản đậu đỗ, lạc.
Xử lý hạt trước khi bảo quản gồm 3 khâu chính:
Phân loại:theo giống, chủng loại, màu sắc, kích thước hạt sao cho kích thước hạt được đồng đều, tách riêng lô hạt bị sâu bệnh
Làm khô: bằng cách phơi nắng hoặc sấy, sân phơi phải khô sạch
Làm sạch: loại bỏ tạp chất
Chuẩn bị dụng cụ:
Dụng cụ phải khô sạch không có mùi lạ
Vệ sinh sát trùng kho trước khi đưa vào bảo quản
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Bảo quản đậu đỗ, lạc
Không đổ đậu đỗ, lạc trực tiếp xuống sàn kho, không để bao nông sản áp sát tường kho mà phải dùng trấu, vách ngăn, cách khối hạt xa tường và thành kho
Xếp bao hạt trên bục gỗ
Kiểm tra chất lượng trong quá trình bảo quản: định kỳ thông gió, kiểm tra kho, lô hàng, theo dõi hiện tượng men mốc, bốc nóng, sâu mọt.

Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
BẢO QUẢN NGÔ
Thu hoạch ngô
Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già (râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm).
Ngô hái về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc.
Kỹ thuật làm khô ngô
Phơi ngô trên sân hoặc dàn phơi.
Sấy ngô Máy sấy MS Lò sấy thủ công SH -200 Kỹ thuật bảo quản ngô
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Về dụng cụ bảo quản
Các dụng cụ chứa (chum, vại, thùng...), bao đay hoặc bao tơ dứa
Kho bảo quản phải khô, sạch, không có mùi lạ và có nắp kín.
Nơi bảo quản phải có mái che, khô ráo, thoáng, không bị ẩm, dột, có biện pháp phòng chống sâu mọt, chuột, chim....

Chất lượng ngô đem bảo quản
Ngô đưa vào bảo quản phải đạt các tiêu chuẩn khô, sạch và có phân loại.
Để phòng chống sự phá hoại của sâu mọt, men mốc, ngô đưa vào bảo quản phải có độ ẩm dưới 13%.
Tỷ lệ tạp chất trong ngô đưa vào bảo quản phải dưới 1%.
Không có sâu mọt sống trong khối hạt.
Bằng mắt thường quan sát không thấy có hạt bị men mốc.
Tỷ lệ hạt tốt trên 97%.
Tỷ lệ bắp tốt 100%.
Phương pháp và kỹ thuật bảo quản
Bảo quản ngô bắp             
có lợi là hạn chế được tác động của không khí ẩm và vi sinh vật xâm nhập và phá hạt ngô
thuận lợi cho việc điều hòa nhiệt ẩm trong khối ngô do độ rỗng của khối bắp cao.
Bảo quản ngô hạt

Bảo quản ngô hạt tươi dùng cho chăn nuôi
Kết luận và kiến nghị.
Tình trạng thất thoát sau thu hoạch nông sản dạng hạt nói riêng vẫn ở mức độ cao. Mặc dù có nhiều giải pháp nhưng hiệu quả không được khả quan.
Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giảm đáng kể thât thoát sau thu hoạch.
Cần phải liên kết chặt chẽ giữa nhà hoạch định chính sách, nhà nghiêng cứu, nhà khoa học và nông dân.
Cần phải thực hiện tốt từng khâu từ khi thu hoạch cho đến tồn trữ.
Đẩy nhanh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào việc giảm thất thoát sau khi thu hoạch của nông sản.
Đảng và nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, quan tâm nhiều hơn nữa đến nông dân và các thành phần kinh tế khác.
Bằng mọi giá phải hạn chế đến mức thấp nhất thất thoát sau thu hoạch.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Chúc các bạn thành công trong cuộc sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Huấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)