Nông Nghiệp Ấn Độ
Chia sẻ bởi Ngô Đình Bảo Thoa |
Ngày 04/11/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Nông Nghiệp Ấn Độ thuộc Power Point
Nội dung tài liệu:
Ngành nông nghiệp Ấn Độ đang đối mặt nguy cơ khủng hoảng
Ngày cập nhập:22/1/2008
M.S. Swaminathan, nhà khoa học nông nghiệp uy tín của Ấn Độ, đồng thời là người đi đầu trong cuộc "Cách mạng Xanh" ở Ấn Độ trong thập kỷ 1960, vừa cảnh báo nông nghiệp Ấn Độ đang tiến gần đến khủng hoảng, do sản lượng lương thực không tăng và hàng triệu nông dân nghèo đang phải vật lộn với nợ nần ở mức cao và mùa màng thất bát.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Ấn Độ lên tới 9%/năm, nhờ lĩnh vực chế tạo và dịch vụ phát triển mạnh mẽ- đã che dấu đi cuộc khủng hoảng ở nông thôn nước này.
Ông Swaminathan- người đứng đầu Ủy ban Nông dân Quốc gia Ấn Độ, cho rằng mặc dù sự đóng góp của lĩnh vực chế tạo và dịch vụ cho nền kinh tế hiện nay là đáng khen ngợi, nhưng nông nghiệp vẫn là lĩnh vực cung cấp việc làm lớn nhất ở tiểu lục địa này.
Khoảng 2/3 trong tổng số 1,1 tỷ dân Ấn Độ hiện vẫn sống dựa vào nông nghiệp và dường như bị lãng quên trong vòng xoáy kinh tế phát triển bùng nổ ở nước này. Tại cuộc hội thảo ở Visakhapatnam với sự tham dự của ông Swaminathan và các nhà khoa học khác, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã kêu gọi cuộc "Cách mạng Xanh thứ hai" sử dụng các công nghệ mới "thân thiện với nền kinh tế, hiệu quả, chi phí hợp lý" để tăng sản lượng lương thực và cải thiện cuộc sống cho người nông dân.
Nông dân hiện vẫn là nhóm bỏ phiếu có "quyền lực" ở Ấn Độ. Chính phủ của Thủ tướng Singh lên nắm quyền hồi năm 2004 nhờ chủ trương ủng hộ nông nghiệp, khi mà người dân tỏ bị vỡ mộng bởi những chính sách kinh tế nhằm vào công nghiệp và thành thị.
Nhà nghiên cứu di truyền thực vật Swaminathan đã đi đầu cuộc Cách mạng Xanh bắt đầu hồi cuối thập kỷ 1960, góp phần đưa Ấn Độ từ một quốc gia nghèo đói trở thành nước xuất khẩu lương thực. "Cách mạng Xanh" của Ấn Độ được coi là một trong những cuộc cách mạng nông nghiệp thành công nhất thế giới. Theo chương trình này, việc trồng các loại cây năng suất cao, như lúa mì và gạo, đã giúp sản lượng lương thực tăng mạnh.
Nhưng nông nghiệp Ấn Độ -thường xuyên bị ảnh hưởng bởi "thói đỏng đảnh" của gió mùa- đã sụt giảm trong những năm gần đây và tăng với nhịp độ chưa đầy 1/4 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Tại Ấn Độ, sản lượng ngũ cốc hàng năm trên đầu người đã giảm từ mức 207 kg năm 1995 xuống 186 kg năm 2006. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp Ấn Độ đã giảm từ 5% hồi giữa thập kỷ 1980 xuống chưa đầy 2% trong nửa thập kỷ qua.
Trong thời gian này, hàng ngàn nông dân nợ trồng chất đã tự sát sau khi mùa màng thất bát khiến nhiều hộ nông dân phải bán đi những mảnh đất cha ông để lại. Ông Swaminathan nói: "Khác với thập niên 1960 và 1970 khi thực hiện cuộc "Cách mạng Xanh" lần đầu tiên, nông dân thế hệ hiện tại tỏ ra bi quan hơn nhiều. Họ hoài nghi và mâu thuẫn về cách thức các nhà chính trị và chính phủ giải quyết vấn đề này. Họ cũng không còn nhiệt tình quan tâm đến nông nghiệp một cách nghiêm túc".
Năm 2006, Quốc hội Ấn Độ đã lập một quỹ phúc lợi trị giá nhiều tỷ USD theo đó hứa hẹn tạo ra 100 ngày làm việc cho mỗi hộ nông dân nhằm giảm đói nghèo. Tuy nhiên, theo tờ Indian Express, chỉ có khoảng 3% hộ gia đình đã ký được nhận việc làm với thời gian làm việc 100 ngày và nhiều người chỉ có việc làm kéo dài có 2 ngày. Kết quả kiểm toán nội bộ trong 6 tháng cho thấy những ví dụ phổ biến về tình trạng tham nhũng, kém hiệu quả và sử dụng quỹ sai mục đích.
Chính phủ Ấn Độ đã nhiều lần bày tỏ mong muốn phát triển kinh tế Ấn Độ một cách toàn diện hơn khi cuộc tổng tuyển cử trong năm 2009 đang đến gần. Cuộc "Cách mạng Xanh" đầu tiên được tiến hành như một bản giao hưởng với sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà kiến tạo chính sách, các vụ nông nghiệp nhà nước, các cơ quan tiếp thị và nông dân.
Theo ông Swaminathan, trong khi chính phủ đang tiến đến việc thành lập khu vực kinh tế đặc biệt kiểu Trung Quốc cho ngành công nghiệp, thì cũng đã tới lúc thành lập khu nông nghiệp đặc biệt, nhằm tăng sản lượng và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở Ấn Độ. Ông nhấn mạnh, chính phủ nên tăng cường hỗ trợ về mặt hành chính, cơ sở hạ tầng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Đình Bảo Thoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)