Nông lâm kết hợp

Chia sẻ bởi Nguyễn Tương Lai | Ngày 11/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Nông lâm kết hợp thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

BÀI THUYẾT TRÌNH
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP

GVGD:TRẦN THẾ PHONG
Nhóm thực hiện:
TRẦN THỊ LAN
HOÀNG THỊ LIÊN
TRỊNH THỊ THU
ĐẶNG LƯ NỮ THANH THÚY
TRẦN QUỐC TUẤN
Cây
Vật nuôi
Hoa màu
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất, trong đó các cây thân gỗ lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp...) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích đất với cây thân thảo và/hoặc với vật nuôi, được kết hợp đồng thời hoặc kế tiếp nhau theo thời gian và không gian (Lundgren và Raintree, 1983).
KHÁI NIỆM NÔNG LÂM KẾT HỢP
Theo ICRAF (1997)
NLKH là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động, lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp, để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau.
KHÁI NIỆM NÔNG LÂM KẾT HỢP
Hệ thống NLKH bao gồm hai hoặc nhiều loài cây (con) nhưng ít nhất một trong chúng phải là những cây thân gỗ sống lâu năm.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG LÂM KẾT HỢP
Hệ thống NLKH luôn có ít nhất 2 sản phẩm đầu ra
Chu kỳ sản xuất của một hệ thống NLKH luôn dài hơn một năm.
Hệ thống NLKH luôn phức tạp hơn một hệ thống độc canh cả về phương diện kinh tế và sinh thái học.
Giữa các thành phần cây thân gỗ và các thành phần khác luôn có mối quan hệ sinh thái và kinh tế
Phối hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên cơ bản của hệ thống.
Chú trọng sử dụng các loài cây và bụi địa phương, cây đa mục đích.
Hệ thống thích hợp cho điều kiện dễ bị thoái hóa và đầu tư thấp.
lâm kết hợp quan tâm nhiều đến các giá trị dân sinh xã hội.
Cấu trúc và chức năng của hệ thống phong phú và hiệu qủa hơn so với canh tác độc canh.
Nông lâm kết hợp như đã được định nghĩa là một ngành khoa học mới, đặt cơ sở trên các hiểu biết và phát triển tại bản địa cũng như vô số các nỗ lực nhằm bổ sung thêm các hệ thống mới.Nair,1989 đã tổng kết các đặc điểm của phương thức nông lâm và lập ra một số nguyên tắc đặt cơ sở cho phân loại như sau:
Cơ sở cấu trúc: dựa trên cấu trúc hợp thành của các thành phần, bao gồm:
- sự kết hợp (hỗn giao) của các thành phần cây gỗ
- sự phân chia theo tầng thẳng đứng của các thành phần hỗn giao
- Phối trí thời điểm hỗn giao
- Mạng hình phân bố theo không gian giữa cây thân gỗ và cây thân thảo/ vật nuôi.

CO
S?
D? PH�N LO?I

Cơ sở chức năng: dựa trên chức năng chủ yếu hay vai trò của các thành phần trong hệ thống, chủ yếu là thành phần thân gỗ (sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, củi chất đốt hay phòng hộ như đai cản gió, rừng phòng hộ chống cát bay, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ vùng đầu nguồn nước, bảo dưỡng đất đai...).
Cơ sở kinh tế xã hội: dựa trên các mức độ đầu tư vào quản lý nông trại (thấp hay cao) hay cường độ, tầm mức của sự quản lý và mục đích thương mại (tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa hay cả hai).

CO
S?
D? PH�N LO?I

Cơ sở sinh thái: dựa vào điều kiện sinh thái và sự tương thích sinh thái của các hệ thống do có một vài loại hệ thống thích hợp hơn cho một số vùng sinh thái như vùng khô hạn, bán khô hạn, nhiệt đới ẩm ...và không thích ứng ở vùng khác.
Vùng khô hạn
Vùng bán khô hạn
Rừng nhiệt đới ẩm
Căn cứ trên sự sắp xếp của các thành phần
Theo không gian
Hệ thống hỗn giao dày (thí dụ như hệ thống vườn nhà)
Hệ thống hỗn giao thưa (như hệ thống cây trên đồng cỏ)
Hệ thống xen theo vùng hay băng (canh tác xen theo băng)
Phân loại theo cấu trúc hệ thống
Hệ thống vườn nhà
Hệ thống cây trên đồng cỏ
Canh tác xen theo băng
Theo thời gian
Song hành cả đời sống
Song hành giai đoạn đầu
Trùng nhau một giai đoạn
Tách biệt nhau
Trùng nhau nhiều giai đoạn
Phân loại theo cấu trúc hệ thống
Dựa trên tính chất của các thành phần
Phương thức kết hợp cây lâu năm và hoa màu (agrisilvicultural).
Phương thức kết hợp cây lâu năm,
đồng cỏ và gia súc (silvopastoral).
Phương thức kết hợp hoa màu,
đồng cỏ gia súc và cây lâu năm (agrisilvopastoral).
Phân loại theo chức năng của hệ thống
Các hệ thống nông lâm kết hợp có thể có các chức năng như:
Sản xuất (sản xuất một hay nhiều sản phẩm để tự cung tự cấp hay sản xuất hàng hoá)
Phòng hộ (để che chắn và bảo vệ các hệ thống sản xuất khác).
Rừng phòng hộ
Phân loại theo vùng sinh thái
Chủ yếu dựa trên loại hình sinh thái nông nghiệp tại chỗ.Do phần lớn các hệ thống nông lâm thường thấy ở hầu hết các vùng sinh thài nông nghiệp khác nhau, nên cách phân chia này có thể không thích hợp lắm cho sự phân loại hệ thống.
Phân loại theo điều kiện dân sinh
kinh tế - xã hội
Các hệ thống nông lâm kết hợp có thể được phân chia theo tình trạng và mục tiêu của sản xuất như:
Sản xuất hàng hóa: khi mà hệ thống cho đầu ra là sản phẩm để bán ra thị trường để lấy lợi nhuận.
Tự cung tự cấp: khi hệ thống sử dụng đất để cung cấp các yêu cầu thiết yếu cho nông trại, thỏa mãn các nhu cầu về lương thực thực phẩm cho nông hộ.
Trung gian cả hai thứ: hệ thống sản xuất để thỏa mãn cả nhu cầu tại chỗ của nông hộ và sản xuất hàng hóa cho thị trường.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tương Lai
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)