Nội dung và hình thức hoạt động Đội

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Yến | Ngày 11/05/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: Nội dung và hình thức hoạt động Đội thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

BÀI 4
NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
Giảng viên: Nguyễn Kim Yến
Tổ GDTC-CTĐ
Khoa Sư phạm - Trường ĐHTG
KHÁI QUÁT CHUNG:
Muốn có chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa. Vậy chúng ta phải chú trọng đào tạo, xây dựng con người mới XHCN trong thế hệ trẻ đang lớn lên: thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Thông qua hoạt động Đội, thực hiện giáo dục CSCN cho thiếu niên và nhi đồng, nhằm hình thành có hệ thống, có kế hoạch những con người có niêm tin và lòng trung thành với lí tưởng và mục tiêu công sản, có sự phát triển toàn diện và hài hòa trên các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ.
KHÁI QUÁT CHUNG:
. . .
Việc lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động Đội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hiệu quả giáo dục thiếu niên và nhi đồng. Nội dung hoạt động Đội phải mang tính giáo dục toàn diện cho thiếu nhi, trong đó phải đảm bảo các mặt cơ bản là: hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, có thái độ đúng đắn với lao động, có tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, có lập trường tư tưởng, đạo đức và lối sống XHCN.
KHÁI QUÁT CHUNG:
Câu hỏi 1: Nội dung hoạt động Đội là gì?
Là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những qua trình tạo nên hoạt động Đội. Nó là mặt bên trong của hoạt động Đội nhằm thực hiện mục đích của Đội và mục tiêu của nhà trường phổ thông qua các nội dung cụ thể
1. Khái niệm nội dung hoạt động Đội
KHÁI QUÁT CHUNG:
Câu hỏi 2: Hình thức hoạt động Đội là gì?
- Là phương thức biểu hiện, là hệ thống các mối quan hệ giữa các yếu tố của hoạt động Đội. Hình thức hoạt động Đội là sự thể hiện của nội dung hoạt động Đội, được qui định bởi tính chất của Đội và những nguyên tắc hoạt động Đội.
1. Khái niệm hình thức hoạt động Đội
KHÁI QUÁT CHUNG:
Câu hỏi 2: Hình thức hoạt động Đội là thế nào?
- Hình thức hoạt động Đội gồm có hình thức bên ngoài và hình thức bên trong:
+ Bên ngoài: nói lên qui mô, hình dáng, màu sắc, số lượng của hoạt động.
+ Bên trong: nói lên cơ cấu bên trong, sự gắn kết, sắp xếpcác yếu tố nhằm diễn đạt những tư tưởng, nội dung hoạt động Đội
1. Khái niệm hình thức hoạt động Đội
Câu hỏi 3: Giữa nội dung và hình thức hoạt động Đội có mối quan hệ như thế nào?
- Phù hợp và thống nhất với nhau một cách biện chứng, không tách rời nhau, mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Không có nội dung hoạt động nào lại không tồn tại trong những hình thức nhất định.
3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức hoạt động Đội
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Câu hỏi 3: Giữa nội dung và hình thức hoạt động Đội có mối quan hệ như thế nào?
- Một hình thức hoạt động Đội nào đó sẽ chứa đựng trong nó những nội dung nhất định. Cùng một nội dung hoạt động Đội nhưng trong những điều kiện khác nhau có thể có nhiều hình thức để tổ chức và ngược lại cùng một hình thức hoạt động Đội có thể biểu hiện những nội dung khác nhau.
3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức hoạt động Đội
I. KHÁI QUÁT CHUNG
- Nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với hình thức hoạt động Đội. Trong quá trình tổ chức hoạt động Đội từ nội dung mà lựa chọn hình thức thể hiện tương ứng
- Hình thức họat động Đội thường đa dạng, phong phú, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại đối với nội dung.
3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức hoạt động Đội
I. KHÁI QUÁT CHUNG
- Sự tác động qua lại diễn ra trong suốt qua trình họat động Đôị. Do đó, để hoạt động Đội đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người tổ chức phải thường xuyên phát hiện những bất hợp lí giữa nội dung và hình thức, kịp thời để điều chỉnh hoạt động theo mục đích đã đề ra.
- Luôn được bổ sung và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của tổ chức Đội, làm cho nội dung và hình thưc hoạt đông Đội ngày càng đa dạng, phong phú và hiện đại hơn.
3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức hoạt động Đội
I. KHÁI QUÁT CHUNG
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
Câu hỏi 3: Anh chị hãy cho biết các biểu hiện của nội dung và hình thức hoạt động Đội?
Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống
A. Nội dung:
a. Nội dung giáo dục chính trị
- Về bản chất, là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự xác định hình thức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của nhà nước.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
Câu hỏi 3: Anh chị hãy cho biết các biểu hiện của nội dung và hình thức hoạt động Đội?
Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống.
A. Nội dung:
a. Nội dung giáo dục chính trị
Giáo dục chính trị cho thiếu nhi là nhằm từng bước làm cho các em hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước và pháp luật Việt Nam, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc trong lịch sử. Truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội.
Làm cho các em hiểu được lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc trong mục tiêu chung. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
1. Giáo dục chính trị , tư tưởng, đạo đức và lối sống.
b. Nội dung giáo dục tư tưởng
Câu hỏi 4: Anh chị hãy cho biết nội dung giáo dục tư tưởng?
Là quan điểm và ý nghị của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội.
Hệ tư tuởng là hệ thống quan điểm về chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật của một giai cấp, phản ánh quyền lợi của giai câp đó. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng này là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
1. Giáo dục chính trị , tư tưởng, đạo đức và lối sống.
b. Nội dung giáo dục tư tưởng
Câu hỏi 4: Anh chị hãy cho biết nội dung giáo dục tư tưởng?
. . .
- Giáo dục tư tưởng cho thiếu nhi là từng bước hình thành cho các em thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, có thái độ đúng đắn với lao động, có tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản.
- Từ đó hình thành có hệ thống trong các em về niềm tin và lòng trung thàmh với lí tưởng và mục tiêu của Đảng, lí tưởng của Bác Hồ.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
Câu hỏi 5: Anh chị hãy cho biết nội dung giáo dục đao đức
-Là những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng, như gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hoặc toàn xã hội. Căn cứ vào những chuẩn mực ấy, người ta đánh giá hành vi của mỗi người theo các quan niệm về thiện ác, về cái không được làm và nghĩa vụ phải làm.
-Đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản là sự kế thừa tinh hoa đạo đức truyền thống của dân tộc, của nhân loại, lấy nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng CNXH là chuẩn mực chung.
Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống.
c. Nội dung giáo dục giáo dục đạo đức.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
Câu hỏi 5: Anh chị hãy cho biết nội dung giáo dục đao đức
- Giáo dục đạo đức cách mạng cho thiếu nhi là nhằm rèn luyện cho các em về lí tưởng ý thức, thói quen và hình thành cho các em những phẩm chất như lòng nhân ái, yêu tổ quốc, yêu lao động, tính trung thực, khiêm tốn, tự trọng, dũng cảm và ý chí vươn lên.
- Là quá trình đấu tranh, rèn luyện bền bỉ, kiên trì hàng ngày. Đạo đức mới là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống.
c. Nội dung giáo dục giáo dục đạo đức.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
Câu hỏi 6: Anh chị hãy cho biết nội dung giáo dục lối sống
-Là toàn bộ những hình thức hoạt động sống của con người trong xã hội, được xem xét trong thể thống nhất với các điều kiện kinh tế- xã hội. Lối sống có liên quan và ảnh hưởng của mục đích sống, trình độ kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.
Lối sống XHCN là lối sống của người lao động làm chủ xã hội. Vì vậy giáo dục lối sống cho thiếu nhi là hình thành cho các em lối sống công nghiệp,
Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống.
d. Nội dung giáo dục lối sống
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
Câu hỏi 6: Anh chị hãy cho biết nội dung giáo dục lối sống
. . . lành mạnh, văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, có ý thức tập thể, đoàn kết, hiểu được trách nhiệm của cá nhân trước tập thể, bảo vệ của công và môi trường sinh thái.
-Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống theo hướng biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Từ đó các em tự xác định được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống.
d. Nội dung giáo dục lối sống
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
Tổ chức tham quan các nhà bảo tàng Dân tộc, bảo tàng cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Quân đội. . Góp vốn xây dựng nhà truyền thống, phòng truyền thống, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ.
Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, áo lụa tặng bà, viên gạch hồng, phong trào lế hoạch nhỏ, phong trào nói lời hay làm việc tốt . . .Góp quỹ từ thiện.
Câu hỏi 7: hãy cho biết các hình thức giáo dục chính tri, tư tưởng, đạo đức và lối sông?
1. Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống.
B. HÌNH THỨC.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
Tổ chức các hoạt động thiết thực: mít tinh, tuyên truyền, cổ động, lấy chữ ký. Thực hiện các chiến dịch chống mù chữ, nạn thất học, nạn suy dinh dưỡng, phòng và chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông.
Tổ chức các cuộc thi trên báo, truyền hình tìm hiểu về Đảng, Bác, Đoàn, Đội. Thi tìm hiểu về luật giao thông, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em,luât giáo dục. Thi tìm hiểu về truyền thống anh bộ đôi cụ Hồ.
Tổ chưc báo cáo thời sự chính trị. Tổ chức các cuộc liên hoan gặp mặt Tổ chức câu lạc bộ.
Câu hỏi 7: hãy cho biết các hình thức giáo dục chính tri, tư tưởng, đạo đức, lối sống?
1. Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống.
B. HÌNH THỨC.
2. GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIÊM TRONG HỌC TẬP VH, KH & C. NGH?
A. Nội dung.
Giúp các em thiếu nhi nắm vững mục đích, động cơ, thái độ học tập, cho các em từng bước hiểu, trả lời và thực hiện được các câu hỏi Học để làm gì? Học cái gì? Học bằng cách nào?
Giúp các em hiểu trước hết học để biết, học để làm việc, học để làm người và học để chung sống. Tiếp theo là học để phục vụ Tổ quốc và Nhân dân, học để thực hiện nhiệm vụ cách mạng do Đảng, Đoàn, Đội giao cho.
Câu hỏi 8: Nội dung của giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập?
2. GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIÊM TRONG HỌC TẬP VH, KH &C.NGH?
A. Nội dung.
Đảm bảo cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống. đó là những kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người, thói quen rèn luyên thân thể, những hiểu biết tối thiểu về kỉ thuật và hướng nghiệp, nội dung học phai nâng cao dần.
Giup các em biết khắc phục khó khăn , có ý chí vươn lên trong học tập Rèn luyện ý thức tự giác học tập, tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức và đỉnh cao khoa học và công nghệ.
Câu hỏi 8: Nội dung của giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập?
2. GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIÊM TRONG HỌC TẬP VH, KH &C.NGH?
B. Hình thức.
Nghe báo cáo điển hình, các tấm gương trong học tập.
Tổ chức gặp gỡ các tài năng trẻ, trao đổi, toạ đàm, học hỏi kinh nghiệm.
Phát động phong trào thi đua, các buổi sinh hoạt chủ đề, chủ điểm.
Tổ chức các câu lạc bộ chuyên môn, năng khiếu, các cuộc dạ hội, hội thi, đố vui. . .
Tổ chức các cuộc tham quan, dã ngoại, cắm trại. Tổ chức tìm hiểu, học hỏi các điển hình tiên tiến.
Câu hỏi 9: Hình thức của giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập?
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
A. Nội dung.
a. Lao động.
- Là một bộ phân hữu cơ của giáo dục cộng sản chủ nghĩa.
- Là bản chất, là quá trình hoạt động tự giác, hợp lí của con người, nhờ đó con người làm thay đổi các đối tượng tự nhiên và làm cho chúng thích ứng để thỏa mạn nhu cầu của mình. Lao động là điều kiện cơ bản của sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người.
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
A. Nội dung.
a. Lao động.
- Nhờ có lao động, con người đã tách khỏi giới động vật, biết chế tạo công cụ lao động, có thể phát huy khả năng và kiến thức của mình ngày càng cao để chế ngự lực lượng tự nhiên và bắt nó phục vụ lợi ích của mình.
- Trong chế độ XHCN lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
A. Nội dung.
a. Lao động:
- Giáo dục đội viên có quan điểm, thái độ đúng với lao động, quí trọng mọi công việc có ích cho xã hội, lao động có tổ chức, có kỉ luật, có năng suất và hiệu quả.
Cung cấp cho đội viên học vấn kĩ thuật tổng hợp, những tri thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh, phát triển tư duy kĩ thuật hiện đại. Định hướng nghề nghiẹp.
Giúp đội viên biết lựa chọn nghề nghiệp thích hợp và tích cực chuẩn bị đi vào ngành nghề đó.
Rèn luyện cho đội viên kĩ năng, kĩ xảo lao động, tổ chức lao động vừa sức, góp phần sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
Nội dung.

b. Kĩ thuật.
- Là kinh nghiệm, kĩ năng, các thao tác, các cơ cấu, các máy móc, các hệ thống, các phương pháp và phương tiện quản lí, khai thác, bảo vệ, xử lí vật chất, năng lượng và thông tin, được xây dựng nhằm mục đích sản xuất và phục vụ các nhu cầu trực tiếp của xã hội.Kĩ thuật còn bao hàm tất cả những kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm của một dạng hoạt động bất kì.
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
Nội dung.

b. Kĩ thuật.
- Giáo dục kĩ thuật tổng hợp là một trong những nguyên tắc chủ đạo, đồng thời là quá trình giáo dục toàn diện, gắn bó qua lại chặt chẽ với giáo dục lao động và giáo dục hướng nghiệp.
- Nội dung chủ yếu: Hiểu nền sản xuất và công nghệ hiên đại, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào kinh tế quốc dân. Giúp thiếu nhi hình thành những khái niệm cơ bản, chung về kinh tế hiện đại.
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
A. Nội dung.
b. Kĩ thuật.
Nội dung chủ yếu:
- Hiểu nền sản xuất và công nghệ hiên đại, ứng dụngtiến bộ khoa học-công nghệ vào kinh tế quốc dân.
Giúp thiếu nhi hình thành những khái niệm cơ bản, chung về kinh tế hiện đại.
Trang bị kĩ năng kĩ xảo và phong cách lao động công nghiệp.
rèn luyện tư duy khoa học- kĩ thuật. Tổ chức cho thiếu nhi tham gia lao động sản xuất, giáo dụcthái độ lao động văn hoá.
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
A. Nội dung.
c. Hướng nghiệp.
Là hệ thống các biện pháp giúp con người lựa chọn và xác định nghề nghiệp của bản thân trong cuộc sống tương lai trên cơ sở kết hợp nguện vọng, sở trương của cá nhân với nhu cầu xã hội.
Là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục đào tạo. Được tiến hành không chỉ trong trường học mà còn được tiến hành mọi nơi, mọi đối tượng để phù hợp với quá trình đổi mới của đất nước.
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
A. Nội dung.
c. Hướng nghiệp.
Nội dung chủ yếu:
- Giúp các em hiểu biết cơ bản nội dung lao động một số nghề, từ đó giúp các em chọn nghề phù hợp với sở trường của cá nhân và nhu cầu tương kai của xã hội trước mắt và lâu dài.
- Phải xây dựng trên nền tảng tư tưởng, chính trị của Đảng, chiến lượcohát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước.
- Trong công cuộc công nghiêp hoá, hiện đại hoá hiện nay, công tác giáo dục lao động hướng nghiệp cho thiếu nhi trên bình diện chung. . .
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
Nội dung chủ yếu.
. . .giúp các em làm quen với những việc hàng ngày, đơn giản để giúp gia đình và phục vụ cho bản thân, tiến tới giúp các em có được những lao động pjức tạp và thông qua đó định hướng nghề nghiêp cho các em.
- Hình thành ở các em thiếu nhi thai độ loa động mới: lao động có kế hoạch, có kỉ thuật, tự giác, sáng tạo, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại, biết quí trọng và tiết kiệm thời gian, hướng tới năng suất chất lượng hiệu quả.
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
B. Hình thức.
- Phát động các phong trào hoạt động của thiếu nhi theo chủ đề như em yêu đường sắt quê em, Sạch làng tốt ruông đẹp quê hương. . .
- Tổ chức các cuộc thi: Khéo tay hay làm, Tìm hiểu nghề truyền thống của quê hương. . .
- Tổ chức các buổi nói chuyện, toạ đàm với những người lao động giỏi, quản lí giỏi, đổi mới quy trình kĩ thuật. . .
3. Giáo dục lao động, kỉ thuật t?ng h?p và hướng nghiệp.
B. Hình thức.
. . .
- Tham quan các công trường , xí nghiêp, nhà máy và những trang trại có thánh tích trong lao động sản xuất.
- Tổ chức triển lãm thánh quả lao động sáng tạo, đồ dùng học tâp tự làm của các em.
- Kết nghĩa với các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh khác.
4. Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường
A. Nội dung.
a. Thể chất:
- Là chỉ cơ thể con người về mặt sức khoẻ. Giáo dục thể chất là bộ phận hữu cơ của giáo dục toàn diện nhằm tác động có hệ thống để phát triển những năng lực thể chất toàn diệncho thiếu nhi.
- Dạy cho thiếu nhi cách điều khiển vận động hợp lí, hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động, thể chất cường tráng.
4. Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung.
a. Thể chất:
Trực tiếp phát triển thể lực, nhanh mạnh, bền, khéo, dẻo dai và thể lực chuyên môn có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động thể dục, thể thao và chữa bệnh trong qua trình phát triển của người đội viên.
Phương tiện cơ bản của giáo dục thể chất là luyện tâp thể thể lực, tập thể dục, trò chơi, du lịch,. . .
Ngoài ra HĐĐ phải chỉ ra được những phương pháp cơ bản để rèn luyên thân thể, rèn luyện sức bền, dẻo dai và giữ gìn vệ sinh và phát triển trí tuệ.
4. Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường
A. Nội dung.
b. Sức khoẻ.
- Là trạng thái, sự hoạt động hài hoà của cơ thể con người, tạo ra khả năng chống được bệnh tật.
- Nội dung: cung cấp cho các em những kiến thức y học thường thức cần thiết để thực hiện nếp sống khoa học, lành mạnh , phù hợp với hoàn cảnh, từ đó các em tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bản thân.
- Trang bị những kiến thức cần thiết để bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe, đăc biệt là xa lánh những tệ nạn xã hội.
4. Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường
A. Nội dung.
c. Vệ sinh.
-Là những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ nhằm thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
-Cung cấp cho các em những kiến thức thường thức thông thường, hiểu và biết cách thực hiện các biện pháp giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. Nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của việc rèn luyên thể dục thể thao, vệ sinh cá nhân, giảm được bệnh không đáng có.
4. Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung.
d. Môi trường.
Giúp các em hiểu biết những kiến thức cơ bản về môi trường xung quanh của con người, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng, bảo vệ cây xanh và tích cực tham gia trồng cây.
Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và nơi ở của mình. Bảo vệ các laòi sinh vật quí của rừng, sông,hồ và biển.
4. Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường.
d. Môi trường.
B. Hình thức.
- Truyền thông đơn giản như nói chuyện, trao đổi, đối thoại, báo tường.
- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên cho tất cả thiếu nhi. Câu lạc bộ chuyên ngành.
- Tổ chức các hội thi, họ�i khỏe phù đổng, hội thi nghi thưc Đội.
- Tổ chức các hoạt động tham quan du lịch, hành quân cắm trại, trò chơi lớn.Tổ chức các câu lạc bộ.
- Tổ chức các phong trào trồng cây, bảo vệ môi trường. Tổ chức thi vẽ tranh thiếu nhi theo chủ đề.
5. Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật
A. Nội dung.
a. Thẩm mĩ.
* Là cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống xã hội và những cái đẹp do con người tạo ra trong các sản phẩm nghệ thuật.
Giáo dục thẩm mĩ nhằm giúp thiếu nhi biết cảm nhận và biết vận dụng cái hay, cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày. Có tác dụng vừa gây cảm xúc, vừa cung cấp những tri thức hiểu biết và giúp các em tự điều chỉnh hành động của mình theo tiêu chuẩn đạo đức thể hiện những hành vi đẹp, cao cả của con người.
5. Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật
A. Nội dung.
a. Thẩm mĩ.
. . .
Giúp các em phát triển những tình cảm, thị hiếu, năng khiếu và lí tưởng thẩm mĩ trong cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật và cuộc sống.
Giúp các em nắm những quan điểm chuẩn mực thẩm mĩ, hình thành niềm tin thẩm mĩ, phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mĩ, sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sốnghọc tập, lao động và ứng xử.
- Giúp các em tiếp cận tới chân giá trị của vẻ đẹp con người:hình thể, trí tuệ, tâm hồn và vẻ đẹp về hành động trong cuộc sống và phải gắn liền với giáo dục văn hóa.
5. Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật
A. Nội dung.
b.Văn hóa nghệ thuật.
- Là nền tảng tri thức để con người đi đến cảm nhận, hiểu biết và vận dụng cái hay, cái đẹp vào cuộc sống. Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- Là những giá trị được kết tinh lại trong các vật thể vật chất do bàn tay và khối óc con người lao động sáng tạo ra trong quá trình sinh sống, tồn tại và phát triển.
5. Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật
A. Nội dung.
b.Văn hóa nghệ thuật.
- Là những giá trị tinh thần do con người thường xuyên phản ánh, khái quát, tổng kết, đúc kết lại trong quá trình quan sát tự nhiên, lao động sản xuất ra của cải vật chất, cải tạo xã hội.
- Nền văn hóa mà Đảng ta và nhân dân ta đang tập trung xây dựng là: Tư tưởng; đạo đức; lối sống; giáo dục, khoa học; văn học, nghệ thuật; thông tin dại chúng; giao lưu văn hóa với nước ngoài; thể chế văn hóa
5. Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật
Nội dung.
b. Văn hóa nghệ thuật.
Nội dung hoạt động giáo dục văn hóa.
- Giúp các em từng bước tiếp nhận, kế thừa những giá trị văn hóa mà nhân loại đã tạo ra; vận dụng những kiên thức văn hóa vào giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra; sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới; ứng xử cuộc sống đạt tới trình độ văn hóa; đấu tranh với những phản văn hóa, văn hóa độc hại.
- Biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các nước và các dân tộc trên thế giới,
5. Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật
Nội dung.
b. Văn hóa nghệ thuật.
Nội dung hoạt động giáo dục văn hóa.
- Biết phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tinh giản trong lối sống.
- Giáo dục thẩm mĩ phải gắn liền với giáo dục văn hoc và nghệ thuật. Đặc trưng của văn học là sử dụng ngôn ngữ và hình tượng để phản ánh cuộc sống và xã hội con người thông qua hình tượng nghệ thuật.
5. Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật
Nội dung.
b. Văn hóa nghệ thuật
Nội dung họat động giáo dục nghệ thuật
- Nghệ thuật dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng -> có vai trò to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và thẩm mĩ cho thiếu nhi.
- Làm cho các em biết cảm thụ các giá trị văn học nghệ thuật nổi tiếng trong nước và quốc tế,
5. Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật
Nội dung.
b. Văn hóa nghệ thuật
Nội dung họat động giáo dục nghệ thuật
- Biết thưởng thức cảnh đẹp quê hương, đất nước; biết sáng tạo ra những tác phẩm văn học, nghệ thuật theo năng khiếu của các em.
- Từ đó phát hiện tài năng, bồi dưỡng và phát triển khi các em còn nhỏ.
- Biết sưu tầm, giữ gìn những thành quả về văn học và nghệ thuật, biết tạo ra cái đẹp trong lao động và trong cuộc sống
5. Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật
A. Nội dung.
b. Văn hóa nghệ thuật
*Âm nhạc:
+ là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư tưởng và tình cảm con người, âm nhạc có sức truyền cảm rất lớn.
- Hoạt động Đội trên lĩnh vực âm nhạc phải từng bước hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc; rèn luyện một kĩ năng đơn giản về ca hát, bước đầu biết hát diễn cảm. Khích lệ thiếu nhi tham gia ca múa hát tâp thể để các em tự bôc lộ ->phát triển nhân tài.
5. Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật
B. Hình thức giáo dục văn hóa nghệ thuật
-Tổ chức tham quan du lịch, thăm triển lãm, nhà bảo tàng, các duy tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước.
-Tổ chức xem phim, kịch, ca múa nhạc, đọc sách báo, truyện
-Tổ chức ca múa tập thể, trò chơi âm nhạc trong tập thể đội viên.
-Gặp gỡ tọa đàm với các nghệ sĩ diễn viên.
-Hội thi văn nghệ, kể chuyện, hành trình văn hóa, đố vui.
-Tổ chức giao lưu văn nghệ, thành lập câu lạc bộ nghệ thuật.
6. Giáo dục tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc
A. Nội dung.
a. Đoàn kết.
-Là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.Đoàn kết thiếu nhi quốc tế đấu tranh vì những quyền lợi trẻ em, vì hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các dân tộc đang trở thành mục tiêu chung của thời đại.
Nội dung chủ yếu.
Làm cho thiếu nhi nước ta hiểu về các bạn thiếu nhi ở mỗi nước và thiếu nhi quốc tế.
Đó là những hiểu biết về tình hình học tập, vui chơi, sinh hoạt và phong tục tập quán của các bạn thiếu nhi ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cũng cố, tăng cường tình đoàn kết, hợp tác toàn diện với thiếu nhi các nước và thiếu nhi quốc tế
6. Giáo dục tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc
A. Nội dung.
a. Đoàn kết.
Nội dung chủ yếu
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập, kĩ năng hội nhập và trau dồi bản lĩnh hội nhập. Do đó, giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc phải gắn liền với giáo dục tính kĩ luật trong quan hệ quốc tế, đó là thực hiện theo đường lối đối ngoại của Đảng CSVN. Độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
6. Giáo dục tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc
A. Nội dung.
b. Giao lưu:
Hoạt động giao lưu quốc tế của các em thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế phải giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng vá bảo vệ tô quốc, bảo vệ độc lâp và chủ quyền quốc gia, tiến bộ xã hôi
6. Giáo dục tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc
B.Hình thức
- Tổ chức tuyên truyền và các hình thức sinh hoạt đa dạng nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 hằng năm.
- Tổ chức gặp gỡ thiếu nhi giữa các nước và vùng kãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn bằng các hình thức trại hè, hoạt động kết nghĩa, giao lưu đa phương và song phương.
- Tổ chức câu lạc bộ bốn phương. Hội thi tìm hiểu về bạn bè năm châu, thi sử dụng tiếng nước ngoài; viết, vẽ về bạn và đất nước của bạn.
- Xây dựng quỹ "vì bạn nghèo năm châu"
KẾT LUẬN:
Trong quá trình nước ta tiếp tục thực hiện đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống, xã hội đồng thời chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, về bản chất, nội dung hoạt động Đôi nhằm giáo dục CSCN cho thiếu nhi phải luôn được giữ vững, theo tôn chỉ mục đích của Đội. Phải thường xuyên đổi mới về hình thức, phương thức hoạt động Đội cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị- xã hội của đất nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, làm cho phong trào Đội ngay phát triển ngày càng rộng khắp. Từ đó góp phần đào tạo nên những thế hệ chủ nhân của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thế kỉ 21
THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH
Sinh viên tìm hiểu và tham gia hoạt động Đội, hoạt động Nhi đồng (sinh hoạt Sao, sinh hoạt theo chủ điểm, tổ chức hội thi ở tiểu học). Qua đó nêu được ví dụ thực hành về việc vận dụng các nguyên tắc hoạt động Đội, phương pháp công tác Đội, tự quản của Đội, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức hoạt động Đội qua một số hoạt động giáo dục của Đội.
chào tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)