Nội dung tóm tắt gdcd11,12

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huệ | Ngày 26/04/2019 | 193

Chia sẻ tài liệu: Nội dung tóm tắt gdcd11,12 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:





Bài 1:CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Sản xuất của cải vật chất a) Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. b) vai trò của sản xuất của cải vật chất - Sx vc là cơ sở tồn tại của xã hội vì: sx ra của cải vc để duy trì sự tồn tại của con người và xh loài người. (Nếu ngừng sx vc xh sẽ không tồn tại) - Sx của cải vc quyết định mọi hoạt động của xh. Vì: Thông qua lđsx vc, con người được cải tạo, phát triển và hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần. - Lịch sử loài người là quá trình phát triển, hoàn thiện các PTSX, quá trình thay thế PTSX cũ bằng PTSX tiến bộ hơn. * KL : Sx vc là cơ sở tồn tại của xã hội, là quan điểm duy vật lịch sử. Nó là cơ sở để xem xét, giải quyết các quan hệ KT, CT, VH trong XH.(nó qđ toàn bộ sự vận động của xh). 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất a) Sức lao động - Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người vận dụng vào quá trình sx. - Thể lực và trí lực là hai yếu tố không thể thiếu trong hoạt động lao động của con người. (HS nêu ví dụ chứng minh) - Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với yêu cầu của con người. - Nói SLĐ...Vì: chỉ khi SLĐ kết hợp với TLSX thì mới có quá trình lđ; vì vậy, người có SlĐ muốn thực hiện quá trình lđ thì phải tích cực tìm kiếm việc làm, mặt khác xh phải tạo ra nhiều việc làm để thu hút SlĐ. - KL : LĐ là hoạt động bản chất của con người, là tiêu chuẩn phân biệt con người với loài vật. Hoạt động tự giác, có ý thức, biết chế tạo cclđ là phẩm chất đặc biệt của con người. b) Đối tượng lao động - Là những yếu tố của giới TN mà lđ của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người - ĐTLĐ gồm 2 loại: + Loại có sẵn trong TN (gỗ, quặng, tôm, cá...) là ĐTLĐ của các ngành khai thác. + Loại trải qua tác động của lao động (như các nguyên liệu: sợi, sắt thép, lúa gạo...) là ĐTLĐ của các ngành công nghiệp chế biến. - Vai trò của KH – CNo tạo ra nhiều nguyên vật liệu “nhân tạo” có nguồn gốc từ TN, thúc đẩy sx phát triển. c) Tư liệu lao động - Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên ĐTLĐ, nhằm biến đổi ĐTLĐ thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. - TLLĐ gồm 3 loại: + CCLĐ (cày, cuốc, máy móc ...) + Hệ thống bình chứa (ống, thùng, hộp ...) + Kết cấu hạ tầng của sx (đường xá, bến cảng, sân bay...) - Tính độc lập tương đối giữa “TLLĐ” với “ĐTLĐ” kết hợp với nhau tạo thành TLSX. Khái quát như sau: SLĐ + TLLĐ  sản phẩm. - HS lấy vd, liên hệ thực tiễn. - Vai trò: cclđ là yếu tố quan trọng, quyết định nhất, thể hiện ở trình độ phát triển KT – XH của một quốc gia. Kết cấu hạ tầng, là điều kiện cần thiết của sx, phải đi trước một bước. * Mối quan hệ giữa các yếu tố: - Ba yếu tố (SLĐ, ĐTLĐ, TLLĐ) có quan hệ chặt chẽ với nhau của quá trình sx. Trong đó, SLĐ là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt, là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với sự phát triển KT, Vì vậy, phải xác định bồi dưỡng nâng cao chất lượng SLĐ - nguồn lực con người là quốc sách hàng đầu. TLLĐ và ĐTLĐ bắt nguồn từ TN, nên đồng thời với phát triển sx phải quan tâm bảo vệ để tái tạo ra TNTN, đảm bảo sự phát triển bền vững. 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội a) Phát triển kinh tế - Phát triển KT là sự tăng trưởng KT gắn liền với cơ cấu KT hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội. (gồm 3 nội dung: tăng trưởng KT; cơ cấu KT hợp lý, tiến bộ; phải đi đôi với công bằng xh)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)