NỘI DUNG TẬP HUẤN TẠI TRƯỜNG
Chia sẻ bởi Hải Nguyên Văn |
Ngày 16/10/2018 |
102
Chia sẻ tài liệu: NỘI DUNG TẬP HUẤN TẠI TRƯỜNG thuộc Power Point
Nội dung tài liệu:
Một số lưu ý khi tổ chức
tập huấn cho đồng nghiệp tại các trường
Phần VI
2
Một số nội dung cần lưu ý qua đợt tập huấn :
Nội dung tập huấn bổ ích, hứng thú, được triển khai ở các trường. Khi CB-GV nhận thức được sẽ thực hiện được.
3
1/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
+ GV cần quan tâm và đáp ứng phong cách học của HS.
+ GV tổ chức quá trình dạy học đáp ứng được phong cách của người học và trong quá trình tổ chức, các phong cách đó có thể bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau.
+ GV là người tổ chức, hướng dẫn, tổ chức môi trường học tập thân thiện, kích thích người học, đảm bảo cho học sinh được học sâu.
4
2/ Các kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác :
Kĩ thuật “Khăn trải bàn” : Nâng cao vai trò hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
+ Phù hợp với những câu hỏi mang “hướng mở” (có nhiều ý kiến), những đề xuất, những giải pháp giải quyết một vấn đề.
+ Kĩ thuật chỉ thực hiện có hiệu quả khi mỗi cá nhân hoạt động.
+ Những nhiệm vụ theo “hướng đóng” thì không có tác dụng.
5
Sơ đồ KWL:
+ KWL : điều đã biết, điều muốn biết, điều đã học được.
Có thể sử dụng trong những tiết Lịch sử, Địa lí hoặc một số tiết khác. Thông qua nội dung HS trình bày trên phiếu, GV đánh giá được kết quả học tập của HS.
- Sơ đồ tư duy :
+ HS ghi nhớ được nội dung kiến thức một cách tổng hợp và sâu sắc hơn.
6
- Kĩ thuật “Các mảnh ghép” :
So với kĩ thuật “Khăn trải bàn”, Kĩ thuật “Các mảnh ghép” cũng kích thích sự hoạt động cá nhân, kích thích sự tham gia tích cực của cá nhân, nhóm và liên kết nhóm.(HS buộc phải ghi nhớ những nội dung nhóm mình, lần 2 phải trình bày cho nhóm mới, nhóm mới có khả năng nâng cao).
+ Thực hiện kĩ thuật “Các mảnh ghép” phải đơn giản, sáng tạo, hiệu quả. Không có một khuôn mẫu cho tất cả mọi người.
7
3/ Các phương pháp dạy học :
- Phương pháp Học theo góc :
+ Đáp ứng các phong cách học, HS được chọn góc ban đầu theo sở thích, tiết kiệm được đồ dùng thiết bị thí nghiệm, giảm sự chuẩn bị của GV.
+ Khi thực hiện phương pháp Học theo góc, GV có thể thiết kế 2-3 hoặc 4 góc . Ở mỗi góc có những cách tổ chức, thực hiện khác nhau. HS được luân phiên ở các góc, HS được học sâu.
8
- Phương pháp học theo hợp đồng :
+ Phương pháp này phân hóa được đối tượng HS. Trong học theo hợp đồng có nhiệm vụ bắt buộc theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và nhiệm vụ tự chọn: HS khá giỏi có thể phải học cả nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn. HS trung bình, có thể thực hiện nhiệm vụ bắt buộc. HS yếu, có thể chỉ thực hiện nhiệm vụ bắt buộc và có sự hỗ trợ (nhiều, ít) của GV.
+ Học theo hợp đồng nên áp dụng ở những bài tập mang tính áp dụng, củng cố, ở giai đoạn đầu, những bài ôn tập rất phù hợp. Không nên áp dụng ở những bài học mới.
9
- Học theo dự án :
+ Tổng hợp kiến thức của nhiều môn học và áp dụng vào thực tế. Rèn cho HS kĩ năng giải quyết vấn đề.
+ Tùy theo môn học, có thể liên môn, có thể áp dụng phương pháp học theo dự án.
+ Không nhất thiết môn học nào cũng học theo dự án. Có thể chỉ thực hiện 1-2 dự án/năm. (Ví dụ : chủ đề HIV/AIDS, tìm hiểu lịch sử địa phương, ngôn ngữ địa phương, địa lí địa phương, các hoạt động về văn hóa, lễ hội ở địa phương, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, …) được HS rất thích.
+ Học theo dự án nhằm nâng cao nhận thức, tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại. Ở nơi nào, trường nào, địa phương nào có điều kiện áp dụng được thì có thể áp dụng, thực hiện.
10
,
Trong điều kiện hiện nay, việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tùy theo môn học, tùy điều kiện thực tế.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới này không nhằm thay thế các phương pháp dạy học trước, mà góp phần bổ sung vào kho tàng các phương pháp dạy học hiện nay để GV lựa chọn, sử dụng linh hoạt làm phong phú các hoạt động học tập tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập của HS.
11
Dạy học theo phương pháp tích cực nhằm tạo ra niềm tin – hành vi – kĩ năng – tạo ra các giá trị mới .
“Có đi thì mới thành đường”, hãy bắt đầu thực hiện từ những lớp nhỏ nhất.
tập huấn cho đồng nghiệp tại các trường
Phần VI
2
Một số nội dung cần lưu ý qua đợt tập huấn :
Nội dung tập huấn bổ ích, hứng thú, được triển khai ở các trường. Khi CB-GV nhận thức được sẽ thực hiện được.
3
1/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
+ GV cần quan tâm và đáp ứng phong cách học của HS.
+ GV tổ chức quá trình dạy học đáp ứng được phong cách của người học và trong quá trình tổ chức, các phong cách đó có thể bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau.
+ GV là người tổ chức, hướng dẫn, tổ chức môi trường học tập thân thiện, kích thích người học, đảm bảo cho học sinh được học sâu.
4
2/ Các kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác :
Kĩ thuật “Khăn trải bàn” : Nâng cao vai trò hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
+ Phù hợp với những câu hỏi mang “hướng mở” (có nhiều ý kiến), những đề xuất, những giải pháp giải quyết một vấn đề.
+ Kĩ thuật chỉ thực hiện có hiệu quả khi mỗi cá nhân hoạt động.
+ Những nhiệm vụ theo “hướng đóng” thì không có tác dụng.
5
Sơ đồ KWL:
+ KWL : điều đã biết, điều muốn biết, điều đã học được.
Có thể sử dụng trong những tiết Lịch sử, Địa lí hoặc một số tiết khác. Thông qua nội dung HS trình bày trên phiếu, GV đánh giá được kết quả học tập của HS.
- Sơ đồ tư duy :
+ HS ghi nhớ được nội dung kiến thức một cách tổng hợp và sâu sắc hơn.
6
- Kĩ thuật “Các mảnh ghép” :
So với kĩ thuật “Khăn trải bàn”, Kĩ thuật “Các mảnh ghép” cũng kích thích sự hoạt động cá nhân, kích thích sự tham gia tích cực của cá nhân, nhóm và liên kết nhóm.(HS buộc phải ghi nhớ những nội dung nhóm mình, lần 2 phải trình bày cho nhóm mới, nhóm mới có khả năng nâng cao).
+ Thực hiện kĩ thuật “Các mảnh ghép” phải đơn giản, sáng tạo, hiệu quả. Không có một khuôn mẫu cho tất cả mọi người.
7
3/ Các phương pháp dạy học :
- Phương pháp Học theo góc :
+ Đáp ứng các phong cách học, HS được chọn góc ban đầu theo sở thích, tiết kiệm được đồ dùng thiết bị thí nghiệm, giảm sự chuẩn bị của GV.
+ Khi thực hiện phương pháp Học theo góc, GV có thể thiết kế 2-3 hoặc 4 góc . Ở mỗi góc có những cách tổ chức, thực hiện khác nhau. HS được luân phiên ở các góc, HS được học sâu.
8
- Phương pháp học theo hợp đồng :
+ Phương pháp này phân hóa được đối tượng HS. Trong học theo hợp đồng có nhiệm vụ bắt buộc theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và nhiệm vụ tự chọn: HS khá giỏi có thể phải học cả nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn. HS trung bình, có thể thực hiện nhiệm vụ bắt buộc. HS yếu, có thể chỉ thực hiện nhiệm vụ bắt buộc và có sự hỗ trợ (nhiều, ít) của GV.
+ Học theo hợp đồng nên áp dụng ở những bài tập mang tính áp dụng, củng cố, ở giai đoạn đầu, những bài ôn tập rất phù hợp. Không nên áp dụng ở những bài học mới.
9
- Học theo dự án :
+ Tổng hợp kiến thức của nhiều môn học và áp dụng vào thực tế. Rèn cho HS kĩ năng giải quyết vấn đề.
+ Tùy theo môn học, có thể liên môn, có thể áp dụng phương pháp học theo dự án.
+ Không nhất thiết môn học nào cũng học theo dự án. Có thể chỉ thực hiện 1-2 dự án/năm. (Ví dụ : chủ đề HIV/AIDS, tìm hiểu lịch sử địa phương, ngôn ngữ địa phương, địa lí địa phương, các hoạt động về văn hóa, lễ hội ở địa phương, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, …) được HS rất thích.
+ Học theo dự án nhằm nâng cao nhận thức, tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại. Ở nơi nào, trường nào, địa phương nào có điều kiện áp dụng được thì có thể áp dụng, thực hiện.
10
,
Trong điều kiện hiện nay, việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tùy theo môn học, tùy điều kiện thực tế.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới này không nhằm thay thế các phương pháp dạy học trước, mà góp phần bổ sung vào kho tàng các phương pháp dạy học hiện nay để GV lựa chọn, sử dụng linh hoạt làm phong phú các hoạt động học tập tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập của HS.
11
Dạy học theo phương pháp tích cực nhằm tạo ra niềm tin – hành vi – kĩ năng – tạo ra các giá trị mới .
“Có đi thì mới thành đường”, hãy bắt đầu thực hiện từ những lớp nhỏ nhất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải Nguyên Văn
Dung lượng: 150,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)