Nội dung quan trọng chương điên thcs

Chia sẻ bởi Nguyễn Hải Thanh | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: nội dung quan trọng chương điên thcs thuộc Vật lý

Nội dung tài liệu:

Đại học Thủ Dầu Một
Khoa khoa học tự nhiên
Chủ Đề:
NỘI DUNG PHẦN ĐIỆN HỌC TRƯỜNG THCS
NHÓM 1: YUONG CHIÊN KÚT
Sự nhiễm điện
Sự nhiễm điện do cọ xát
Sự nhiễm điện do hưởng ứng
Sự nhiễm điện do tiếp xúc
Sự nhiễm điện do cọ xát
Nhiễm điện do cọ xát: hiện tượng electron từ nguyên tử của vật này chuyển sang vật khác khi cọ xát hai vật.
Ở trường hợp nhiễm điện do cọ xát, electron bị bứt ra trực tiếp từ nguyên tử của vật này và chuyển sang nguyên tử của vật khác, kết quả hai vật mang điện bằng nhau và trái dấu.
Vải khô
Nhiễm điện do tiếp xúc: electron chuyển từ vật này sang vật khác khi cho một vật tiếp xúc với một vật khác mang điện.
Trong trường hợp nhiễm điện do tiếp xúc, electron tự do di chuyển từ vật này sang vật khác, hai vật tiếp xúc đó mang điện cùng dấu.
Sự nhiễm điện do tiếp xúc
Sự nhiễm điện do hưởng ứng
Nhiễm điện do hưởng ứng: electron di chuyển trong vật dẫn kim loại làm cho vật có sự phân bố lại điện tích ở hai đầu của vật dẫn, khi vật đó được đặt gần một vật mang điện khác.
Khi đưa thanh kim loại lại gần quả cầu nhiễm điện dương, thì quả cầu sẽ hút các êlectron của thanh về phía mình làm cho êlectron tập trung nhiều ở đầu thanh gần quả cầu nên đầu thanh này nhiễm điện âm. Còn đầu kia (đầu xa quả cầu) sẽ thiếu êlectron nên sẽ nhiễm điện dương.
electron bị bứt ra trực tiếp từ nguyên tử của vật này và chuyển sang nguyên tử của vật khác, kết quả hai vật mang điện bằng nhau và trái dấu.


sự tiếp xúc giữa hai vật thể
electron tự do di chuyển từ vật này sang vật khác, hai vật tiếp xúc đó mang điện cùng dấu



Sự tiếp xúc ở cỡ nguyên tử
Sự nhiễm điện do cọ xát
Sự nhiễm điện do tiếp xúc
Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc và do cọ xát đều có sự trao đổi electron giữa hai vật khi có sự tiếp xúc
Trong các môi trường khác nhau thì bản chất của dòng điện cũng khác nhau
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện dây dẫn trong một đơn vị thời gian. Nó thường được ký hiệu bằng chữ I .Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị ampe.


Cường độ dòng điện
1 Ampe tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948 · 1018 điện tử e (1 culông) trên giây qua 1 diện tích dây dẫn.
1 Ampe = 1 culông / giây
1 A = 1 C/s
Chất dẫn điện – chất cách điện
+ Nguyên nhân chất dẫn điện
Vì trong chất này tồn nhiều điện tích tự do như: e tự do, lỗ trống, ion âm, ion dương,….Chất có càng nhiều điện tích tự do thì khả năng dẫn điện càng cao.
+ nguyên nhân chất cách điện
Vì trong chất này điện tích không di chuyển được từ nơi này sang nơi khác được. Do đó không cho dòng điện đi qua
+ sự phân chia trên chỉ là tương đối
- Đôi khi trong một số trường hợp sự phân chia trên không còn nữa. Chất cách điện lại dẫn điện ví dụ như: không khí là chất cách điện nhưng lúc trời mưa tia sét vẫn đi qua lớp không khí này xuống mặt đất.
HIỆU ĐIỆN THẾ
- nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó. Người ta nói giữa hai cực của nó có một hiệu điện thế.
+ kí hiệu U, đơn vị ( V )
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường
Tại sao khi mạch hở thì hiệu điện thế giữa hai nguồn xác định. Khi mạch kín , mắc vôn kế vào 2 cực của nguồn điện, vôn kế sẽ chỉ một giá trị nhỏ hon khi mạch hở ?
Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện
+ chiều dòng điện – chiều electron trong mạch điện






chiều dòng điện ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại



Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện
+ Hai nguồn mắc thuận cực và nghịch cực trong mạch điện

TH1:
- Ở trường hợp trên hai nguồn mắc nghịch cực với hau, suất điện động của hai nguồn trên triệt tiêu lẫn nhau và tổng của chúng còn lại chính là suất điện động của mạch.


TH2

- Ở trường hợp trên hai nguồn mắc thuận cực với nhau, suất điện động của hai nguồn trên hợp lại với nhau, tổng của chúng lớn
TÁC DỤNG HÓA HỌC
TÁC DỤNG SINH LÝ
TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
TÁC DỤNG NHIỆT
TÁC DỤNG PHÁT SÁNG
TÁC DỤNG TỪ
-Tính chất cản trở dòng điện nhiều hay ít có thể diễn đạt định lượng bằng tỉ số U/I giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chay qua dây dẫn.Với cùng một hiệu điện thế U,tỉ số này càng lớn thì dòng điện chay qua dây dẫn có cường độ càng nhỏ,có nghĩa là dòng điện bị cảng trở nhiều.Bởi vậy có thể dùng tỉ số U/I để biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn,gọi là điện trở,kí hiệu bằng chữ R.
R=U/I
-.Với mỗi dây dẫn,điện trở R có một giá trị xác định.
Trong hệ đơn vị SI,hiệu điện thế U đo bằng vôn(V),cường độ dòng điện I đo bằng ampe(A) và điện trở R đo bằng ôm
1Ω=1V/A
ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM
 
Ý NGHĨA HAI CÔNG THỨC TRONG ĐỊNH LUẬT ÔM
UAB= U1 + U2 + ….. + Un
suy ra

IRtd= IR1 + IR2 + …. + IRn

Vậy
Rtd = R1 + R2 +…..+ Rn.

Đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
 
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp:
I1 = I2
UAB= U1 + U2 = UAC + UCB
Trong đoạn mạch mắc song song:
UAB = U1 = U2
I = I1 + I2
Mắc bóng đèn vào mạch điện
Trong một số trường hợp ta cần chuyển đổi qua lại giữa hai mạch để tính điện trở toàn mạch
Tính điện trở toàn mạch trong trường hợp mạch cầu
 
Cần chú ý khi bóng đèn được mắc trong mạch điện ta xem như 1 điện trở
Ví dụ:
 
Tại sao khi hai bóng đèn mắc nối tiếp với nhau có cùng hiệu điện thế và công suất định mức khác nhau. Tuy cường độ dòng điện đi qua 2 đèn vẫn bằng nhau nhưng độ sáng của 2 đèn lại khác nhau ?.
Tại sao dây dẫn nối và bóng đèn sợi đốt mắc nối tiếp có cùng một dòng điện chạy qua nhưng bóng đèn thì nóng sáng còn dây dẫn thì vẫn nguội ?.
 
Công – Công suất điện
Ở lớp 9 để giảm bớt sự nặng nề về lý thuyết, không đưa ra định nghĩa về HĐT và cường độ dòng điện nên không thể xây dựng công thức như trên được. Bằng thực nghiệm ta có thể xác lập được mối quan hệ P = UI
Cùng một nguồn điện U, điện trở R với 2 bóng đèn có công suất khác nhau thì dèn có P lớn hơn sẻ sáng hơn đèn có P nhỏ hơn chứng tỏ P tỉ lệ thuận với U và I
QUA THỰC NGHIỆM TA THẤY
THỰC NGHIỆM
Trong mạch điện xoay chiều, u và i thay đổi theo thời gian nên
P = U.I.Cosα
Lúc đó P = UI là công suất lớn nhất mà nguồn điện có thể cung cấp cho đoạn mạch, được gọi là công suất toàn phần của đoạn mạch xoay chiều. Còn P = UI.Cosα là công suất hữu ích luôn nhỏ hơn công suất toàn phần của đoạn mạch. Phần công suất hữu ích này được biến đổi thành các dạng năng lượng khác, phần còn lại trả về nguồn.

Nếu mạch chỉ có điện trở thuần thì Cosα = 1 và P =UI, có nghĩa là mạch tiêu thụ hoàn toàn công suất do nguồn cung cấp.
Công của dòng điện là số đo lượng điện năng thành các dạng năng lượng khác nên ta có công thức : A = P.t = UIt
 


 
 
Điện trở trong kim loại: Điện trở suất của các kim loại khác nhau thì khác nhau vì khi chuyển động có hướng của các electron va chạm với nút mạng tinh thể, năng lượng của nó truyền cho nút mạng và biến thành nhiệt năng.

Mỗi kim loại có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nên tác dụng ngăn cản sự chuyển động của các electron cũng khác nhau, do đó điện trở suất của các kim loại khác nhau thì khác nhau.
Biến trở: là thiết bị có điện trở thuần có thể thay đổi được theo ý muốn. Điện trở của thiết bị có thể thay đổi được bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn trong thiết bị hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ điện từ….

Biến trở than: được tạo ra từ 1 vành than, phía trên có 1 điểm quay, tùy theo vị trí điểm quay, mức áp lấy ra sẽ tăng lên hay giảm xuống.
 
2) Tại sao một vật dẫn có tiết diện ngang, nhỏ có xu hướng tăng trở kháng ?
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua thì tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua vật.

Công thức: Q = I2.R.t , trong đó:
I là cường độ dòng điện, đơn vị Ampe (A)
R là điện trở, đơn vị Ôm (Ω)
t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị giây (s).
Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn, đơn vị Jun (J).
Định luật Jun- len-xơ
Nếu tính cả phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh thì A = Q
(J)
Nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì hệ thức của định luật Jun-Len-xơ là Q=0,24I2Rt
Ngoài ra đơn vị Q còn tính theo kcal: 1 kcal = 1000 cal
1 Jun = 0,24 cal và 1 cal = 4,18 Jun.
Qua thực nghiệm cho ta thấy Q ≈ A
Ứng dụng định luật Jun – lenxơ vào bài tập
 
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hải Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)