NOI DUNG ON THI HOC KI 1 KHOI 11

Chia sẻ bởi Đinh Quang Phương | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: NOI DUNG ON THI HOC KI 1 KHOI 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TTGDTX HUYỆN CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI DUNG THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010– 2011
KHỐI 11. MÔN NGỮ VĂN

NỘI DUNG THI HỌC KÌ I

I. TIẾNG VIỆT
II. ĐỌC VĂN

1. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
1. Tự tình (bài II)

2. Thực hành về thành ngữ, điển cố
2. Câu cá mùa thu (Thu điếu)

3. Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
3. Thương vợ

4. Ngữ cảnh
4. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu


5. Hai đứa trẻ


6. Chữ người tử tù


CẤU TRÚC ĐỀ THI

1. Câu 1: (2 điểm) – Tiếng Việt
a. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt (1 điểm)
b. Bài tập vận dụng tiếng Việt (1 điểm)
2. Câu 2: (3 điểm) – Đọc văn
a. Kiểm tra kiến thức Văn học (1 điểm)
b. Đọc – hiểu (2 điểm)
3. Câu 3: (5 điểm) – Tập làm văn
Phân tích, cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ, một tác phẩm văn xuôi, một nội dung trong tác phẩm.

ĐỀ THI MINH HỌA

1. Câu 1: (2 điểm)
a. Thế nào là thành ngữ? (1 điểm)
b. Tìm và chỉ ra ý nghĩa của những thành ngữ trong đoạn thơ sau: (1 điểm)
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quảng công”
(Trần Tế Xương – Thương vợ)
2. Câu 2: (3 điểm)
a. Chép lại bài thơ Tự tình (bài II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương? (1 điểm)
b. Ý nghĩa của hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam? (2 điểm)
3. Câu 3: (5 điểm)
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TTGDTX HUYỆN CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu hiện ở những phương diện nào?
b. Trong những câu thơ sau đây, từ “xuân” được dùng theo nghĩa sáng tạo của mỗi nhà thơ như thế nào?
- "Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
(Hồ Chí Minh)
- "Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay"
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- "Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân"
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
- "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại"
(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Nêu chủ đề bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
b. Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau:
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không"
(Trần Tế Xương, Thương vợ)
Câu 3: (5,0 điểm)
Cảm nhận về bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình (bài II).
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TTGDTX HUYỆN CÁI BÈ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010

CÂU 1:
a. Những biểu hiện của ngôn ngữ cá nhân: (1.0 điểm)
- Giọng nói cá nhân
- Vốn từ ngữ cá nhân
- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung
- Việc tạo ra các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Quang Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)