NỘI DUNG ÔN TẬP HKII - NGỮ VĂN 6

Chia sẻ bởi David Týa | Ngày 17/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: NỘI DUNG ÔN TẬP HKII - NGỮ VĂN 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS ĐỒNG KHỞI NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKII
Lớp: …………… Mã số: …………… Môn: NGỮ VĂN – Khối: 6
Họ tên: ………………………………… Năm học: 2014 – 2015

I) HỆ THỐNG CÁC TRUYỆN, BÀI KÍ ĐÃ HỌC.

STT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính

 1
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
Tô Hoài

Truyện
(Đoạn trích)
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.


2


SÔNG NƯỚC CÀ MAU
Đoàn Giỏi
Truyện
(Đoạn trích)
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.


3

BỨC TRANH CỦA
EM GÁI TÔI
Tạ Duy Anh
Truyện
(Đoạn trích)
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã cảm hoá được người anh và giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình.

 4
VƯỢT THÁC
Võ Quảng
Truyện
(Đoạn trích)
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.


5

CÔ TÔ
Nguyễn Tuân
Kí
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu thêm và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.

 6

CÂY TRE
VIỆT NAM
Thép Mới
Kí
Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.


II) HỆ THỐNG CÁC BÀI THƠ ĐÃ HỌC.
STT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính

 1

ĐÊM NAY
BÁC
KHÔNG NGỦ


Minh Huệ
Thơ (5 chữ)
Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn cùa Bác với anh bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.


2


LƯỢM
Tố Hữu
Thơ (4 chữ)
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.


III) HỆ THỐNG CÁC NHÂN VẬT ĐÃ HỌC.
1. Truyện:
a. “BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN”. (Tô Hoài)
Dế Mèn: - Vẻ đẹp cường tráng.
- Tính kiêu căng, xốc nổi.
- Gây ra cái chết cho Dế Choắt.
- ân hận mãi.

Dế Choắt: - gầy gò, ốm yếu.
- hiền lành, nhút nhát…
- nhân hậu, vị tha.

b. “SÔNG NƯỚC CÀ MAU”. (Đoàn Giỏi)
Cảnh sông ngòi, kênh rạch.
Cảnh chợ Năm Căn.

“BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI”. (Tạ Duy Anh)
Kiều Phương: - mặt mũi lem nhem.
- tài hội hoạ.
- tâm hồn trong sáng, nhân hậu.

Anh trai của Kiều Phương: - tâm trạng phức tạp.
- ganh tị.
- nhận ra lỗi lầm.
d. “VƯỢT THÁC”. (Võ Quảng)
dượng Hương Thư: - thân hình rắn chắc.
- dày dặn kinh nghiệm.
- chinh phục thiên nhiên.

2. Thơ:
a. “ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ”. (Minh Huệ)
Bác Hồ: - hình dáng, tư thế.
- hành động, cử chỉ.
- tình cảm bao la.

Anh đội viên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: David Týa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)