NỘI DUNG ÔN TẬP

Chia sẻ bởi Hồ Sỹ Hà | Ngày 16/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: NỘI DUNG ÔN TẬP thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 34 Ngày hướng dẫn 28/04/2010
Tiết 66
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN LỊCH SỬ 7
CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV – ĐẦU THẾ KỈ XVI)
Câu 1: Trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động
Tháng 11. 1426 Vương Thông cho quân tiến về hướng Cao Bộ và tiến vào Thanh Hoá đã
lọt vào phục kích của ta .
Nghĩa quân từ mọi phía xông ra tiêu diệt địch
Câu 2: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang (10.1427)
Ngày 8.10.1427 Liễu Thăng dẫn quân tiến vào nước ta đã bị phục kích và giết chết tại ải Chi Lăng ( Lạng Sơn)
Lương Minh lên thay chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang
và bị phục kích ở Cần Trạm, Phố cát .
Số còn lại co cụm giữa cánh đồng Xương Giang và bị ta tiêu diệt gần hết
Mộc Thanh vội vã rút quân về nước .
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất của toàn dân, toàn quân.
Kết thúc 20 năm đô hộ của phong kiến nhà Minh, giành lại nền độc lập của dân tộc,
mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.
Câu 4: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ










Câu 5: Luật pháp thời Lê sơ có điểm nào giống và khác thời Lý – Trần ?
Điểm giống nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và pháp luật thời Lí – Trần là: Bảo vệ quyền lợi nhà vua, triều đình, giai cấp thống trị, khuyến khích phát triển sản xuất, bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
Điểm khác nhau là: Pháp luật thời Lê Sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn và có chú ý bảo vệ quyền lợi cho nhân dân và phụ nữ.
Câu 6: Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần ?
Tình hình kinh tế thời Lê sơ và thời Lý – Trần có điểm giống nhau là đều phát triển, có nhiều thành tựu (lấy dẫn chứng)
Điểm khác nhau là: Thời Lê sơ, kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn thời Lý – Trần (Lấy dẫn chứng)
CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
Câu 1: Nêu nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào nông dân thế kỉ XVI ?
Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở nữa đầu thế kỉ XVI: vua quan ăn chơi xa xỉ, triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế áp bức, bóc lột dân thậm tệ. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng cực. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nông dân với nhà nước phong kiến phát triển gay gắt làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Phong trào nông dân thế kỉ XVI đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
Câu 2: Trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng trong – Đàng Ngoài từ thế kỉ XVII – XVIII ?
Chiến tranh làm cho nông nghiệp bị phá hoại nghiên trọng, ruộng đất công làng xã bị địa chủ, cường hào chiếm, chính quyền Lê – Trịnh lại ít quan tâm đến thủy lợi và khai hoang. Ruộng đất bỏ hoang, mất muà đói kém xảy ra liên tục. Nhiều nông dân phải bỏ làng đi phiêu bạt nơi khác.
Do chính sách khai hoang của các chuá Nguyễn và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt.
Câu 3: Trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút ? Hãy cho biết nó có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
Dựa vào lược đồ trình bày
Mờ sáng ngày 19-1-1785 Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước .
Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước.
Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
Câu 4: Quân Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến Trịnh – Nguyễn và Lê như thế nào ?
* Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn:
Mùa thu 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Đến giữa năm 1774 nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Sỹ Hà
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)