Nội dung giáo dục tiểu học

Chia sẻ bởi mai hiếu | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Nội dung giáo dục tiểu học thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC
I. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Là quá trình giáo dục đạo đức nhằm hình thành các chuẩn mực hành vi, các nét phẩm chất vững chắc. Giúp học sinh có ý thức tự giác về chuẩn mực hành vi, có thái độ đúng và có hành vi thói quen đạo đức tương ứng
1.NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

1.1. Giáo dục ý thức đạo đức
Là quá trình hình thành ở học sinh những tri thức cơ bản cần thiết về các chuẩn mực hành vi đạo đức, bước đầu hình thành niềm tin đạo đức cho các em
Các chuẩn mực này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức – lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng yêu lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật
Phản ánh các mối quan hệ hằng ngày của các em
QUAN HỆ CÁ NHÂN VỚI XÃ HỘI:

Quan hệ cá nhân với công việc lao động
Quan hệ cá nhân với những người xung quanh
Quan hệ cá nhân với tài sản xã hội, tài sản của người khác
Quan hệ cá nhân với thiên nhiên
Quan hệ cá nhân với bản thân


Học sinh cần nắm vững những tri thức cần thiết:
- Yêu cầu của chuẩn mực
- Sự thực hiện cần thiết thực hiện hành vi
- Cách thực hiện hành vi đó, những việc cần làm và cần tránh



1.2. GIÁO DỤC THÁI ĐỘ TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC
Là quá trình hình thành ở học sinh những thái độ đúng đắn liên quan các chuẩn mực hành vi và từ đó hình thành tình cảm đạo đức bền vững cho các em
Theo từng chuẩn mực hành vi đạo đức cần giáo dục cho học sinh những thái độ tình cảm như:

Thái độ thực hiện hành vi đạo đức
Thái độ với những hành động tích cực, thái độ với những hành động tiêu cực
Tình cảm đối với đối tượng
1.3. Giáo dục hành vi thói quen đạo đức
Là tổ chức yêu cầu khuyến khích học sinh thực hiện những hành động những việc làm trong cuộc sống của mình phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo đức và từ đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực
Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi
Hãy xác định nhiệm vụ giáo dục đạo đức và nội dung tương ứng khi tổ chức cho học sinh tiểu học lao động trực nhật lớp
Giáo dục ý thức đạo đức
Giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết
- Học sinh cần tham gia lao động trực nhật lớp vì:
+ Lợi ích của lớp học: lớp học sạch sẽ thì việc học sẽ tốt hơn
+ Tác động của trực nhật lớp: tập cho các em quen dần với lao động, biết tôn trọng thành quả lao động, từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, biết hỗ trợ nhau
Khi tham gia lao động trực nhật lớp các em cần:
+ Làm những công việc khác nhau: Thực hiện tốt việc làm trực nhật theo sự phân công của tổ trưởng quét lớp, quét sân, kê lại bàn ghế ngăn nắp gọn gàng, lau bảng, giặt khăn lau bảng, tưới cây.
+ Những hành động cần tránh: xả rác bừa bãi, lười biếng tránh né không tham gia hoạt động lao động tập thể, đùa giỡn chạy nhảy khi các bạn trong tổ trực nhật lao động


2. Giáo dục thái độ tình cảm
Hình thành ở học sinh những thái độ tình cảm:
Tích cực, tự giác tham gia lao động trực nhật lớp
Đồng tình khen ngợi những việc làm biết giữ gìn lớp học sạch đẹp, nhắc nhở, phê bình những hành động làm bẩn, làm xấu lớp học
Yêu quý trường lớp
3. Giáo dục hành vi thói quen đạo đức
Tổ chức, yêu cầu học sinh tham gia lao động trực nhật lớp hằng ngày và từ đó rèn luyện thói quen lao động trực nhật lớp, giữ gìn vệ sinh trường lớp
Hãy cho biết giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các con đường nào:
Ba nhiệm vụ chi phối lẫn nhau và được giải quyết đồng bộ ở tiểu học
Dạy các môn học, đặc biệt là môn đạo đức,
tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
B. Tổ chức nội quy quy chế dành cho học sinh,
điều lệ Đội thiếu niên,Sao nhi đồng,
tấm gương của giáo viên, phối hợp các lực lượng giáo dục
C. Cả hai câu đều đúng
B. Cả 2 câu đều sai
Dạy các môn học, đặc biệt là môn đạo đức,
tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
B. Tổ chức nội quy quy chế dành cho học sinh,
điều lệ Đội thiếu niên,Sao nhi đồng,
tấm gương của giáo viên, phối hợp các lực lượng giáo dục
Dạy các môn học, đặc biệt là môn đạo đức,
tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
B. Tổ chức nội quy quy chế dành cho học sinh,
điều lệ Đội thiếu niên,Sao nhi đồng,
tấm gương của giáo viên, phối hợp các lực lượng giáo dục
II. GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
Là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm, nhằm hình thành cho học sinh tiểu học những cơ sở ban đầu của các phẩm chất lao động mới – có ý thức tự giác có thái độ phù hợp trong lao động và có kỹ năng thói quen thực hiện các công việc lao động của mình

1. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục lao động
1.1. Giáo dục ý thức lao động
Giúp cho học sinh có những hiểu biết cần thiết cơ bản về lao động và trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin lao động cho các em
Những tri thức cơ bản về lao động:
Lao động tạo ra của cải vật chất tinh thần:
Tính chất, đặc điểm, tác dụng sử dụng vật liệu lao động và nhận biết được một số ngành nghề lao động cơ bản
1.2. Thái độ lao động
Giáo dục thái độ lao động là hình thành ở học sinh những thái độ tình cảm đúng đắn liên quan hoạt động lao động của con người lao động

Cần giáo dục cho học sinh những thái độ tình cảm như:
Kính trọng biết ơn người lao động, thông cảm với những vất vả nhọc nhằn của họ, lên án phê phán căm ghét những kẻ lười lao động, ăn bán giả dối trong lao động
Tích cực chăm chỉ, cố gắng hăng say lao động
Tôn trọng biết tiết kiệm, giữ gìn sản phẩm lao động
1.3. Giáo dục kỹ năng thói quen lao động
Giáo dục kỹ năng thói quen lao động là quá trình tổ chức cho học sinh tham gia, thực hiện các công việc lao động nhằm hình thành ở các em những kỹ năng và thói quen lao động cần thiết
Nhận biết phân biệt một số vật dụng được dùng trong lao động
Các kỹ năng sử dụng công cụ lao động
Các kỹ năng thực hiện các thao tác công việc lao động vừa sức
Các thói quen tốt trong lao động
Những kỹ năng thói quen cơ bản:
Ba nhiệm vụ giáo dục lao động chi phối lẫn nhau và được giải quyết đồng bộ ở tiểu học
III.GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Giáo dục thể chất là một quá trình quan trọng của quá trình sư phạm. Nó nhằm củng cố giữ gìn bảo vệ sức khỏe và phát triển của thể chất đúng đắn cho học sinh tiểu học
1. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể chất
1.1. Giáo dục ý thức rèn luyện thể chất, bảo vệ sức khỏe
Là quá trình hình thành cho học sinh những tri thức cơ bản, cần thiết về rèn luyện thể chất, bảo vệ sức khỏe và từ đó bước đầu hình thành cho các em niềm tin tương ứng
Những tri thức cơ bản
Vai trò của sức khỏe
Những tri thức về thể dục, vận động...
Tri thức về vệ sinh cơ thể
Những tri thức về vệ sinh dinh dưỡng
Những tri thức về vệ sinh môi trường
Những tri thức về phòng bệnh và chữa bệnh
1.2. Giáo dục đối với rèn luyện thể chất bảo vệ sức khỏe
Nhằm hình thành cho học sinh những thái độ như:
Ham thích , tích cực hứng thú luyện tập thể thao
Tích cực tự giác thực hiện nếp sống hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe
Phê phán đấu tranh chống lại lối sống lười vận động, những hiện tượng gây mất vệ sinh có hại cho sức khỏe
1.3 Giáo dục kỹ năng kỹ xảo hành vi vận động và vệ sinh, thói quen rèn luyện thể chất, bảo vệ sức khỏe
Các kỹ năng kỹ xảo hành vi vận động
Thói quen tập thể dục thể thao hằng ngày
Các kỹ năng, hành vi vệ sinh cơ thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: mai hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)