Noi dung bao cao đổi mới dạy học, KT, ĐG năng lực
Chia sẻ bởi Lương Văn Sơn |
Ngày 23/10/2018 |
150
Chia sẻ tài liệu: Noi dung bao cao đổi mới dạy học, KT, ĐG năng lực thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC.
1. Năng lực: Là tổ hợp các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) khác nhau để giải quyết vấn đề hoặc có cách ứng sử phù hợp trong bối cảnh phức tạp của cuộc sống.
Bối cảnh có ý nghĩa
Thái độ
Kĩ năng
Kiến thức
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC.
2. Đánh giá năng lực: Đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn.
3. Mục tiêu đánh giá năng lực: Đánh giá sự tiến bộ của người học để cải thiện việc học tập của bản thân.
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
ĐÁNH GIÁ
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
Đánh giá quá trình
Đánh giá tổng kết
Đánh giá lớp học
a) Khái niệm đánh giá: Đánh giá trong dạy học là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận, phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định để cải thiện quá trình dạy học dựa trên cơ sở thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình dạy học.
b) Các hình thức đánh giá:
+ Đánh giá quá trình:
- Để phản hồi cho học sinh tiến bộ của họ đối với việc hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Để cung cấp cho giáo viên và học sinh phản hồi hữu ích về những gì học sinh đã học.
- Là quá trình hai chiều giữa GV và HS nhằm tăng cường nhận thức và phản hồi đối với việc học.
- Để xác định xem học sinh đang tiến bộ đến đâu so với chuẩn đầu ra.
- Có thể thực hiện đơn giản như kiểm tra sự hiểu biết tại lớp, kiểm tra bài tập ở nhà, hoặc cũng có thể là một bài kiểm tra chính thức cuối chương.
b) Các hình thức đánh giá:
+ Đánh giá tổng kết: Đánh giá tổng kết diễn ra vào cuối học kì hoặc cuối khóa học nhằm cung cấp thông tin về kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn. Nó là cơ sở để phân loại, lựa chọn học sinh, phân phối học sinh vào các chương trình kiểm tra thích hợp, được lên lớp hay thi lại, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho học sinh và đưa ra những nhận xét tổng hợp về toàn bộ quá trình học tập của HS.
+ Đánh giá lớp học: Là hình thức đánh giá phổ biến hiện nay trong các trường học và là việc tự nhiên của cả việc dạy và học. Nó thường được thực hiện nhiều lần mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báo cáo về nhiệm vụ của họ và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo.
CÁC HÌNH THỨCĐÁNH GIÁ
LỚP HỌC
Đánh giá thông qua bài kiểm tra
Đánh giá thông qua quan sát
Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận nhóm
HS tự đánh giá
Đánh giá đồng đẳng để phát triển năng lực hợp tác
Đánh giá dựa vào một số kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác
II. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN.
Cơ sở và nguyên tắc.
Cơ sở.
Các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội… liên quan đến kiến thức hóa học THCS.
Một số năng lực cơ bản, phổ thông (Như: năng lực tư duy khoa học, năng lực toán học, đọc hiểu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn… để phát hiện và giải quyết các vấn đề) cần thiết cho cuộc sống tương lai của HS được rèn luyện và phát huy.
b) Nguyên tắc thiết thiết kế bài tập hóa học gắn với thực tiễn.
+ Ngữ cảnh: Có ngữ cảnh xác định, tình huống trong cuộc sống có liên quan đến hóa học, khoa học liên ngành công nghệ. Bối cảnh tự nhiên, bao gồm cả công nghệ, trên nền tảng của kiến thức khoa học, bao hàm các vấn đề rộng liên quan đến cuộc sống con người.
+ Năng lực: Những năng lực các bài tập hóa học thực tiễn hướng đến bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt của Hóa học. Chẳng hạn như năng lực ngôn ngữ hóa học bao gồm trả lời câu hỏi, giải thích hiện tượng một cách khoa học và đưa ra kết luận dựa trên những căn cứ và lí lẽ mang tính chất thuyết phục. Về thái độ các bài tập hóa học thực tiễn hướng HS ứng đáp trước các vấn đề trong khoa học với một thái độ thích thú, ủng hộ nghiên cứu khoa học và động lực để hành động một cách có trách nhiệm đối với môi trường và các tài nguyên thiên nhiên.
2. Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn.
Lựa chọn đơn vị kiến thức.
Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức.
Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu.
Kiểm tra thử.
Chỉnh sửa.
Hoàn thiện hệ thống bài tập.
3. Ví dụ
Một nhóm HS đi thăm quan du lịch vịnh Hạ Long. Các bạn thực sự ngạc nhiên khi thấy những hang động nơi đây. Bức ảnh trên đây là một trong những hang động mà các bạn đã đến.
Bạn Dũng tự hỏi: Hang động này rất đẹp nhưng không biết những thạch nhũ này được hình thành như thế nào nhỉ?
Em hãy đưa ra lời giải đáp giúp bạn Dũng nhé.
Đáp án:
- Mức đầy đủ: Giải thích rõ sự tạo thành thạch nhũ gồm hai quá trình:
+ Phá hủy đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hòa tan CO2 tạo ra muối Ca(HCO3)2 tan
CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
+ Sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy thành thạch nhũ:
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ đưa ra được sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy thành thạch nhũ:
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
- Không đạt: Không đưa ra lời giải thích hoặc lời giải thích không đúng bản chất vấn đề.
III. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CÁC CHỦ ĐỀ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT HIỆN HÀNH.
Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra
Lựa chọn chủ đề
Xác định chuẩn KT-KN cần đạt
Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực
Xác định các hình thức/công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi, bài tập)
VẬN DỤNG CAO
VẬN DỤNG THẤP
HIỂU
BIẾT
MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
* Mức độ biết:
- Biết ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.
- Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên.
- Các động từ tương ứng với mức độ biết: Xác định, phân loại, mô tả, phác thảo, lấy ví dụ, liệt kê, gọi tên, giới thiệu/chỉ ra, nhận biết, nhớ lại, đối chiếu.
* Mức độ hiểu:
Hiểu là khả năng diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn. Dự đoán được kết quả hoặc hậu quả.
Các hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là diễn giải, tổng kết, viết lại theo cách hiểu của mình.
- Các động từ tương ứng với mức độ Hiểu: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh, chuyển đổi, ước lượng, diễn giải, phân biệt, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại, lấy ví dụ.
* Mức độ vận dụng thấp:
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác. Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới.
- Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới.
- Các động từ tương ứng thể hiện mức độ vận dụng thấp: giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, dự đoán, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh.
* Mức độ vận dụng cao (Phân tích, tổng hợp, đánh giá)
- Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt, hợp nhất các thành phần, rút ra kết luận, phán xét các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống. Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại.
Các hoạt động liên quan đến mức độ vận dụng cao có thể là vẽ biểu đồ, lập dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần, thiết kế, đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác, biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận.
Các động từ tương ứng thể hiện mức vận dụng cao: Phân tích, suy luận, lựa chọn, vẽ biểu đồ, phân biệt đối chiếu, phân loại, liên hệ …
MỘT SỐ CHÚ Ý KHI XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA HÓA
+ Giảm lý thuyết hàn lâm, tăng thực tiễn, thực hành.
+ Giảm nhẹ tính toán, tăng cường bản chất hóa học.
+ Tỉ lệ hợp lý giữa tự luận và trắc nghiệm.
+ Giảm câu nhận biết, tăng mức vận dụng và vận dụng sáng tạo.
+ Đảm bảo các chỉ số chất lượng của câu hỏi và bài kiểm tra như độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy, độ giá trị
- Mục đích bài kiểm tra
- Ai thi?
- Nội dung? Chủ đề?
- Loại câu hỏi?
- Thời gian?
Cần biết cái gì?
- HS giỏi nhất trong lớp có thể làm gì? HS kém nhất có thể làm gì? HS nhóm TB có thể làm gì?
Cần hình dung năng lực thực hiện của HS giỏi nhất, kém nhất và học sinh TB.
IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA MINH HOẠ
Khi thiết kế bài kiểm tra cần biết cái gì?
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC.
1. Năng lực: Là tổ hợp các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) khác nhau để giải quyết vấn đề hoặc có cách ứng sử phù hợp trong bối cảnh phức tạp của cuộc sống.
Bối cảnh có ý nghĩa
Thái độ
Kĩ năng
Kiến thức
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC.
2. Đánh giá năng lực: Đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn.
3. Mục tiêu đánh giá năng lực: Đánh giá sự tiến bộ của người học để cải thiện việc học tập của bản thân.
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
ĐÁNH GIÁ
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
Đánh giá quá trình
Đánh giá tổng kết
Đánh giá lớp học
a) Khái niệm đánh giá: Đánh giá trong dạy học là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận, phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định để cải thiện quá trình dạy học dựa trên cơ sở thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình dạy học.
b) Các hình thức đánh giá:
+ Đánh giá quá trình:
- Để phản hồi cho học sinh tiến bộ của họ đối với việc hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Để cung cấp cho giáo viên và học sinh phản hồi hữu ích về những gì học sinh đã học.
- Là quá trình hai chiều giữa GV và HS nhằm tăng cường nhận thức và phản hồi đối với việc học.
- Để xác định xem học sinh đang tiến bộ đến đâu so với chuẩn đầu ra.
- Có thể thực hiện đơn giản như kiểm tra sự hiểu biết tại lớp, kiểm tra bài tập ở nhà, hoặc cũng có thể là một bài kiểm tra chính thức cuối chương.
b) Các hình thức đánh giá:
+ Đánh giá tổng kết: Đánh giá tổng kết diễn ra vào cuối học kì hoặc cuối khóa học nhằm cung cấp thông tin về kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn. Nó là cơ sở để phân loại, lựa chọn học sinh, phân phối học sinh vào các chương trình kiểm tra thích hợp, được lên lớp hay thi lại, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho học sinh và đưa ra những nhận xét tổng hợp về toàn bộ quá trình học tập của HS.
+ Đánh giá lớp học: Là hình thức đánh giá phổ biến hiện nay trong các trường học và là việc tự nhiên của cả việc dạy và học. Nó thường được thực hiện nhiều lần mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báo cáo về nhiệm vụ của họ và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo.
CÁC HÌNH THỨCĐÁNH GIÁ
LỚP HỌC
Đánh giá thông qua bài kiểm tra
Đánh giá thông qua quan sát
Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận nhóm
HS tự đánh giá
Đánh giá đồng đẳng để phát triển năng lực hợp tác
Đánh giá dựa vào một số kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác
II. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN.
Cơ sở và nguyên tắc.
Cơ sở.
Các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội… liên quan đến kiến thức hóa học THCS.
Một số năng lực cơ bản, phổ thông (Như: năng lực tư duy khoa học, năng lực toán học, đọc hiểu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn… để phát hiện và giải quyết các vấn đề) cần thiết cho cuộc sống tương lai của HS được rèn luyện và phát huy.
b) Nguyên tắc thiết thiết kế bài tập hóa học gắn với thực tiễn.
+ Ngữ cảnh: Có ngữ cảnh xác định, tình huống trong cuộc sống có liên quan đến hóa học, khoa học liên ngành công nghệ. Bối cảnh tự nhiên, bao gồm cả công nghệ, trên nền tảng của kiến thức khoa học, bao hàm các vấn đề rộng liên quan đến cuộc sống con người.
+ Năng lực: Những năng lực các bài tập hóa học thực tiễn hướng đến bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt của Hóa học. Chẳng hạn như năng lực ngôn ngữ hóa học bao gồm trả lời câu hỏi, giải thích hiện tượng một cách khoa học và đưa ra kết luận dựa trên những căn cứ và lí lẽ mang tính chất thuyết phục. Về thái độ các bài tập hóa học thực tiễn hướng HS ứng đáp trước các vấn đề trong khoa học với một thái độ thích thú, ủng hộ nghiên cứu khoa học và động lực để hành động một cách có trách nhiệm đối với môi trường và các tài nguyên thiên nhiên.
2. Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn.
Lựa chọn đơn vị kiến thức.
Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức.
Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu.
Kiểm tra thử.
Chỉnh sửa.
Hoàn thiện hệ thống bài tập.
3. Ví dụ
Một nhóm HS đi thăm quan du lịch vịnh Hạ Long. Các bạn thực sự ngạc nhiên khi thấy những hang động nơi đây. Bức ảnh trên đây là một trong những hang động mà các bạn đã đến.
Bạn Dũng tự hỏi: Hang động này rất đẹp nhưng không biết những thạch nhũ này được hình thành như thế nào nhỉ?
Em hãy đưa ra lời giải đáp giúp bạn Dũng nhé.
Đáp án:
- Mức đầy đủ: Giải thích rõ sự tạo thành thạch nhũ gồm hai quá trình:
+ Phá hủy đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hòa tan CO2 tạo ra muối Ca(HCO3)2 tan
CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
+ Sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy thành thạch nhũ:
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ đưa ra được sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy thành thạch nhũ:
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
- Không đạt: Không đưa ra lời giải thích hoặc lời giải thích không đúng bản chất vấn đề.
III. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CÁC CHỦ ĐỀ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT HIỆN HÀNH.
Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra
Lựa chọn chủ đề
Xác định chuẩn KT-KN cần đạt
Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực
Xác định các hình thức/công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi, bài tập)
VẬN DỤNG CAO
VẬN DỤNG THẤP
HIỂU
BIẾT
MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
* Mức độ biết:
- Biết ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.
- Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên.
- Các động từ tương ứng với mức độ biết: Xác định, phân loại, mô tả, phác thảo, lấy ví dụ, liệt kê, gọi tên, giới thiệu/chỉ ra, nhận biết, nhớ lại, đối chiếu.
* Mức độ hiểu:
Hiểu là khả năng diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn. Dự đoán được kết quả hoặc hậu quả.
Các hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là diễn giải, tổng kết, viết lại theo cách hiểu của mình.
- Các động từ tương ứng với mức độ Hiểu: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh, chuyển đổi, ước lượng, diễn giải, phân biệt, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại, lấy ví dụ.
* Mức độ vận dụng thấp:
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác. Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới.
- Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới.
- Các động từ tương ứng thể hiện mức độ vận dụng thấp: giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, dự đoán, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh.
* Mức độ vận dụng cao (Phân tích, tổng hợp, đánh giá)
- Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt, hợp nhất các thành phần, rút ra kết luận, phán xét các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống. Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại.
Các hoạt động liên quan đến mức độ vận dụng cao có thể là vẽ biểu đồ, lập dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần, thiết kế, đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác, biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận.
Các động từ tương ứng thể hiện mức vận dụng cao: Phân tích, suy luận, lựa chọn, vẽ biểu đồ, phân biệt đối chiếu, phân loại, liên hệ …
MỘT SỐ CHÚ Ý KHI XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA HÓA
+ Giảm lý thuyết hàn lâm, tăng thực tiễn, thực hành.
+ Giảm nhẹ tính toán, tăng cường bản chất hóa học.
+ Tỉ lệ hợp lý giữa tự luận và trắc nghiệm.
+ Giảm câu nhận biết, tăng mức vận dụng và vận dụng sáng tạo.
+ Đảm bảo các chỉ số chất lượng của câu hỏi và bài kiểm tra như độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy, độ giá trị
- Mục đích bài kiểm tra
- Ai thi?
- Nội dung? Chủ đề?
- Loại câu hỏi?
- Thời gian?
Cần biết cái gì?
- HS giỏi nhất trong lớp có thể làm gì? HS kém nhất có thể làm gì? HS nhóm TB có thể làm gì?
Cần hình dung năng lực thực hiện của HS giỏi nhất, kém nhất và học sinh TB.
IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA MINH HOẠ
Khi thiết kế bài kiểm tra cần biết cái gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Văn Sơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)