Noi chien anh
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Minh Chỉ |
Ngày 27/04/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: noi chien anh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Nội chiến Anh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội chiến Anh (1642-1651) là một các cuộc chiến giữa Quốc hội và phe Bảo hoàng Anh. Các cuộc chiến này thường được các sử gia chia làm ba giai đoạn:
Nội chiến Anh lần thứ nhất (1642-1646), giữa phe Bảo hoàng của vua Charles I với quốc hội Dài hạn (The Long Parliament).
Nội chiến Anh lần thứ nhì (1648-1649), giữa phe Bảo hoàng của Charles I với quốc hội Dài hạn.
Nội chiến Anh lần thứ ba (1649-1651), giữa phe Bảo hoàng của vua Charles II với nhóm dân biểu còn lại (The Rump).
[sửa] Bối cảnh
Vua Charles I của Anh
Sau khi vua James I (1603-1625) qua đời năm 1625, Thái tử Charles lên nối ngôi, tức là vua Charles I.
Năm 1625, vua Charles cưới Henrietta Maria, con gái vua Henri IV của Pháp. Cuộc hôn nhân này không được quần thần và thần dân Anh tán tưởng vì hoàng hậu Maria là một tín đồ Công giáo La Mã ngoan đạo, lại được nuôi dưỡng trong một chế độ quân chủ tuyệt đối. Về sau, sự ảnh hưởng của Maria đối với các chính sách của Charles khiến cho giữa ông và Quốc hội xảy ra tranh chấp.
Cũng như đối với vua James, vấn đề trọng đại được đặt ra là quốc vương Anh có thể là vị vua có quyền lực tuyệt đối như các vương triều châu Âu khác, hay các quyền làm luật và đánh thuế của nhà vua đều bị giới hạn bởi Quốc hội. Ngoài ra, còn có vấn đề tôn giáo nữa. Nhiều cận thần của vua Charles I theo Thanh giáo (Puritans) muốn huỷ bỏ một số lễ nghi của nhà thờ Công giáo La Mã và e ngại nhà vua sẽ phục hồi Công giáo (Catholic). Như vậy, giữa nhà vua và quốc hội có sự bất tín nhiệm lẫn nhau. Do cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và Pháp, vua Charles rất cần tiền chi phí chiến tranh nhưng quốc hội lại không chịu bỏ phiếu phê chuẫn số tiền mà ông cần đến. Vua Charles đành phải tiết kiệm tiền bằng cách cho quân sĩ sống nhờ nhà dân và buộc các nhà giàu phải cho triều đình vay tiền, những người từ chối sẽ bị tống giam vào ngục. Hành động này của vua Charles I và các quyết định bất thường khác đã khiến cho các vị lãnh đạo quốc hội Anh phản đối, vị họ cho rằng các chính sách này vi phạm đến các tự do hiến định của nhân dân. Sự tranh chấp lên tới mức độ căng thẳng khiến cho nhà vua phải giải tán quốc hội hai lần.
Năm 1628, vua Charles triệu tập quốc hội thứ ba và sự thù nghịch giữa nhà vua với quốc hội càng tăng thêm rõ ràng. Quốc hội thứ ba đã xác nhận lời trách cứ của họ đối với các yêu sách bất hợp pháp của nhà vua, buộc ông phải nhận đơn thỉnh nguyện trong đó liệt kê “các quyền lợi khác nhau và các tự do của thần dân”. Đơn thỉnh nguyện về quyền lợi này đề nghị huỷ bỏ việc bắt buộc vay tiền và đóng quân tại nhà dân, đồng thời cũng xác nhận rằng quốc hội có quyền giới hạn các quyền lực của nhà vua. Để có tiền, vua Charles I đã kí nhận đơn thỉnh nguyện rồi về sau, do cảm thấy bị mất thể diện, ông đã giải tán quốc hội thứ ba năm 1629 và trong vòng 11 năm tiếp theo, ông trị vì mà không triệu tập quốc hội nữa. Cũng trong thời gian này, ông không thèm đếm xỉa tới các lời thỉnh cầu và với một số cận thần. Ông còn nghĩ đền nhiều cách gây quỹ làm mất lòng dân, chẳng hạn như để trang bị một hạm đội, nhà vua đòi thần dân nộp “tiền đóng tàu” (ship money) và coi đây không phải là một thứ thuế. Thần dân Anh đã phản kháng việc này và trong số đó có ông John Hampden đã từ chối nộp 20 bảng Anh và đã táo bạo đưa vấn đề ra toà án để tranh cãi.
Năm 1633, ông William Laud, Tổng giám mục Canterbury, là người muốn áp dụng chính sách của nhà thờ Anh quốc vào toàn thể nước Anh và Tô Cách Lan. Việc bắt buộc dùng kinh cầu nguyện Anh (the English Prayer Book) tại các nhà thờ Scotland của tổng giám mục Laud đã khiến cho dân Scotland nổi lên chống đối. Do không thể dẹp loạn, vua Charles I phải triệu tập một quốc hội vào năm 1640 nhưng lại hạ lệh giải tán chỉ 5 ngày sau đó. Đây là quốc hội Ngắn hạn (the Short Parliament). Nhưng sự bất lực của nhà vua đã khiến cho một quốc hội thành lập cùng năm àv quốc hội mới thông qua một nghị quyết kể từ này, quốc hội sẽ không bị giải tán nếu không có sự đồng ý của chính họ. Người đương thời đã gọi đây là quốc hội Dài hạn (The Long Parliament).
Ngay sau đó quốc hội Dài hạn đã tống giam Thomas Wentworth
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội chiến Anh (1642-1651) là một các cuộc chiến giữa Quốc hội và phe Bảo hoàng Anh. Các cuộc chiến này thường được các sử gia chia làm ba giai đoạn:
Nội chiến Anh lần thứ nhất (1642-1646), giữa phe Bảo hoàng của vua Charles I với quốc hội Dài hạn (The Long Parliament).
Nội chiến Anh lần thứ nhì (1648-1649), giữa phe Bảo hoàng của Charles I với quốc hội Dài hạn.
Nội chiến Anh lần thứ ba (1649-1651), giữa phe Bảo hoàng của vua Charles II với nhóm dân biểu còn lại (The Rump).
[sửa] Bối cảnh
Vua Charles I của Anh
Sau khi vua James I (1603-1625) qua đời năm 1625, Thái tử Charles lên nối ngôi, tức là vua Charles I.
Năm 1625, vua Charles cưới Henrietta Maria, con gái vua Henri IV của Pháp. Cuộc hôn nhân này không được quần thần và thần dân Anh tán tưởng vì hoàng hậu Maria là một tín đồ Công giáo La Mã ngoan đạo, lại được nuôi dưỡng trong một chế độ quân chủ tuyệt đối. Về sau, sự ảnh hưởng của Maria đối với các chính sách của Charles khiến cho giữa ông và Quốc hội xảy ra tranh chấp.
Cũng như đối với vua James, vấn đề trọng đại được đặt ra là quốc vương Anh có thể là vị vua có quyền lực tuyệt đối như các vương triều châu Âu khác, hay các quyền làm luật và đánh thuế của nhà vua đều bị giới hạn bởi Quốc hội. Ngoài ra, còn có vấn đề tôn giáo nữa. Nhiều cận thần của vua Charles I theo Thanh giáo (Puritans) muốn huỷ bỏ một số lễ nghi của nhà thờ Công giáo La Mã và e ngại nhà vua sẽ phục hồi Công giáo (Catholic). Như vậy, giữa nhà vua và quốc hội có sự bất tín nhiệm lẫn nhau. Do cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và Pháp, vua Charles rất cần tiền chi phí chiến tranh nhưng quốc hội lại không chịu bỏ phiếu phê chuẫn số tiền mà ông cần đến. Vua Charles đành phải tiết kiệm tiền bằng cách cho quân sĩ sống nhờ nhà dân và buộc các nhà giàu phải cho triều đình vay tiền, những người từ chối sẽ bị tống giam vào ngục. Hành động này của vua Charles I và các quyết định bất thường khác đã khiến cho các vị lãnh đạo quốc hội Anh phản đối, vị họ cho rằng các chính sách này vi phạm đến các tự do hiến định của nhân dân. Sự tranh chấp lên tới mức độ căng thẳng khiến cho nhà vua phải giải tán quốc hội hai lần.
Năm 1628, vua Charles triệu tập quốc hội thứ ba và sự thù nghịch giữa nhà vua với quốc hội càng tăng thêm rõ ràng. Quốc hội thứ ba đã xác nhận lời trách cứ của họ đối với các yêu sách bất hợp pháp của nhà vua, buộc ông phải nhận đơn thỉnh nguyện trong đó liệt kê “các quyền lợi khác nhau và các tự do của thần dân”. Đơn thỉnh nguyện về quyền lợi này đề nghị huỷ bỏ việc bắt buộc vay tiền và đóng quân tại nhà dân, đồng thời cũng xác nhận rằng quốc hội có quyền giới hạn các quyền lực của nhà vua. Để có tiền, vua Charles I đã kí nhận đơn thỉnh nguyện rồi về sau, do cảm thấy bị mất thể diện, ông đã giải tán quốc hội thứ ba năm 1629 và trong vòng 11 năm tiếp theo, ông trị vì mà không triệu tập quốc hội nữa. Cũng trong thời gian này, ông không thèm đếm xỉa tới các lời thỉnh cầu và với một số cận thần. Ông còn nghĩ đền nhiều cách gây quỹ làm mất lòng dân, chẳng hạn như để trang bị một hạm đội, nhà vua đòi thần dân nộp “tiền đóng tàu” (ship money) và coi đây không phải là một thứ thuế. Thần dân Anh đã phản kháng việc này và trong số đó có ông John Hampden đã từ chối nộp 20 bảng Anh và đã táo bạo đưa vấn đề ra toà án để tranh cãi.
Năm 1633, ông William Laud, Tổng giám mục Canterbury, là người muốn áp dụng chính sách của nhà thờ Anh quốc vào toàn thể nước Anh và Tô Cách Lan. Việc bắt buộc dùng kinh cầu nguyện Anh (the English Prayer Book) tại các nhà thờ Scotland của tổng giám mục Laud đã khiến cho dân Scotland nổi lên chống đối. Do không thể dẹp loạn, vua Charles I phải triệu tập một quốc hội vào năm 1640 nhưng lại hạ lệh giải tán chỉ 5 ngày sau đó. Đây là quốc hội Ngắn hạn (the Short Parliament). Nhưng sự bất lực của nhà vua đã khiến cho một quốc hội thành lập cùng năm àv quốc hội mới thông qua một nghị quyết kể từ này, quốc hội sẽ không bị giải tán nếu không có sự đồng ý của chính họ. Người đương thời đã gọi đây là quốc hội Dài hạn (The Long Parliament).
Ngay sau đó quốc hội Dài hạn đã tống giam Thomas Wentworth
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Minh Chỉ
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)