Nỗ lực bảo vệ ngư dân chính là bảo vệ chủ quyền Quốc gia

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Nỗ lực bảo vệ ngư dân chính là bảo vệ chủ quyền Quốc gia thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Nỗ lực bảo vệ ngư dân chính là bảo vệ chủ quyền Quốc gia
Biển đảo | Ban Biên Tập | 04/04/2012 9:50 am

Trung Quốc ngang nhiên bắt giữ ngư dân Việt Nam khi đang khai thác hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và không có cơ sở pháp lý quốc tế nào có thể lý giải cho hành vi bắt người sai trái đó.
Tái diễn hành vi bắt người đòi tiền chuộc
Việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân cùng 2 tàu cá của Việt Nam khi những người này đang tiến hành đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa, đồng thời tuyên bố xử phạt mỗi ngư dân Việt Nam 70.000 nhân dân tệ (200 triệu đồng) là trái với luật pháp quốc tế. Hơn nữa, việc bắt giữ này cũng trái với Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông được ký kết giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Việt Nam có “các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn, quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật của vùng nước trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như những hoạt động khác về thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế”… Do vậy, ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của UNCLOS.

Lực lượng Hải đội 2, Bộ đội biên phòng luôn sát cánh cùng ngư dân bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam
Mặc dù Trung Quốc đã cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, tuy nhiên luật pháp quốc tế không hề thừa nhận chủ quyền của các vùng lãnh thổ có được do sử dụng vũ lực. Do đó chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa là không thể tranh cãi. Việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của quốc gia mình là vi phạm luật pháp quốc tế. Điều 73, khoản 3 của UNCLOS quy định: “Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm luật và quy định về đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác”. Điều luật nói trên được áp dụng đối với tàu của nước này hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác. Nếu ngư dân của Việt Nam đánh bắt vào vùng biển hoàn toàn và rõ ràng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng không được quyền tống giam hay áp dụng một hình phạt thân thể đối với ngư dân Việt Nam. Do vậy, trong một vùng biển rõ ràng thuộc về mình mà Trung Quốc còn không có quyền làm vậy, thì Trung Quốc càng không thể làm như thế trong vùng biển Hoàng Sa vốn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Hơn nữa, việc Trung Quốc xác nhận hành vi “bắt người đòi tiền chuộc” của các cơ quan chức năng nước này càng làm cho hành vi vi phạm của họ trở nên nghiêm trọng hơn. Cách hành xử này không phù hợp với một quốc gia là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc, đã phê chuẩn và cam kết tôn trọng Công ước về Luật Biển quốc tế cũng như tôn trọng các giá trị văn minh khác của nhân loại.
Việt Nam cần có biện pháp cụ thể, cương quyết và đồng bộ
Hôm 31/3, nhân dịp dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao 2012 tại Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Tại cuộc gặp trên, hai Phó Thủ tướng đã trao đổi nhiều vấn đề nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt- Trung. Đặc biệt, cũng tại cuộc gặp trên, đại diện cho Chính phủ Việt Nam, khi đề cập tới các vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã một lần nữa nhấn mạnh: Hai bên cần thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, để xử lý thỏa đáng các tranh chấp và vấn đề nảy sinh trên biển. Cũng dịp này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu phía Trung Quốc sớm thả vô điều kiện 21 ngư dân và 2 tàu cá Việt Nam hiện đang bị phía Trung Quốc giam giữ và không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Trước đó, ngày 21/3, phản ứng trước việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS, Người phát ngôn Bộ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 853,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)