NLXH HAY nhất
Chia sẻ bởi Thcshehe Hehe |
Ngày 26/04/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: NLXH HAY nhất thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình "mẫu tử"
“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên”
Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru
Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy.
Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời.
Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.
Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất.
Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong
“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên”
Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru
Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy.
Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời.
Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.
Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất.
Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thcshehe Hehe
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)