Niên Luận THƠ KO UN

Chia sẻ bởi Xuân Kiên | Ngày 03/05/2019 | 248

Chia sẻ tài liệu: Niên Luận THƠ KO UN thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU

1.Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Ko Un – nhà thơ người Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đã trở thành một hiện tượng văn học đặc biệt khi tên tuổi của ông được các tạp chí nghiên cứu học thuật trong và ngoài nước nhắc đến như một ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel văn chương năm 2010. Với cá tính sáng tạo độc đáo, bằng những cảm xúc tinh tế, mãnh liệt và bằng những thể nghiệm dạn dĩ, Ko Un đã tạo nên những tác phẩm nổi tiếng với những ám ảnh về cái chết. Cùng với nó là những hình tượng mang tính nhân văn sâu sắc trong thơ ông. Ông là nhà thơ hiện đại nhất mà cũng Triều Tiên nhất.
Văn học Triều Tiên – Hàn Quốc là một nền văn không hề nhược tiểu. Lịch sử lâu dài, thành tựu rực rỡ và niềm say mê văn chương của cả một dân tộc đã chứng minh cho điều đó. Song do nhiều nguyên nhân, văn học Triều Tiên đến nay vãn chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng tầm vóc. Ở Việt Nam, nghiên cứu văn hóa – văn học Triều Tiên là ngành nghiên cứu mới chưa hệ thống và chưa thực sự chuyên sâu. Các công trình gần đây mới chỉ đưa đến sự hình dung, chứ chưa thực sự mang lại cái nhìn thấu đáo về lịch sử của nền văn học ấy, đặc biệt là đối với giai đoạn văn học từ thế ki XX đến nay. Đề tài của Tôi – “ám ảnh cái chết trong thơ Ko Un” với mục đích nghiên cứu thơ Ko Un nhằm mang lại cái nhìn mới sâu sắc hơn về một hồn thơ về nỗi “ám ảnh về cái chết” của nhà thơ nổi tiếng nhất Hàn Quốc – Ko Un.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ko Un với người nghiên cứu Việt Nam không phải hoàn toàn xa lạ. Năm 2002 Nguyễn Quang Thiều là người đầu tiên dịch thơ Ko Un và giới thiệu ông đến cộng đồng độc giả Việt Nam thông qua tập “Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc”. Sau đó, một số nhà văn – nhà báo khác có viết về ông, nhiều nhất là sau khi ông được Viện hàn lân Thụy Điển xem xét hồ sơ để trao giải Nobel văn học. Ví dụ như trên trang Evan có bài của Thanh Huyền: “Ko Un, chuyện của nhà thơ vĩ đại nhất Hàn Quốc”, dichj từ tuần báo Korean – Times. Song các bài nghiên cứu về thơ Ko Un thì rất hiếm hoi. Tính đến nay, Ko Un chính thức được giới thiệu qua hai tập thơ: thứ nhất là tập thơ “Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc” của dịch giả Nguyễn Quang Thiều, xuất bản năm 2002 Nhà xuất bản Văn học; Thứ hai là tập thơ “Bài hát ngày mai” của dịch giả Lê Đăng Hoan, xuất bản năm 2010, Nhà xuất bản Hội nhà văn. Một bài viết của Nguyễn Quang Thiều – “Bản thông cáo về một cái chết” có thể xem là bài viết duy nhất có tính chất nghiên cứu chuyên môn về thơ Ko Un, song chủ yếu phân tích tâm lý bi quan và những dự cảm về cái chết, tức thiên về nội dung thơ của nhà thơ Ko Un.
Ngoài ra, phải kể đến đề tài cấp cơ sở “Nghệ thuật thơ Ko Un” của Lê Nguyễn Phước Tiên, trường khoa học Huế.Cho chúng ta thấy được cái nhìn sâu sắc hơn về thơ Ko Un từ phương diện nghệ thuật.
Như vậy, có thể thấy rằng Ko Un tuy là nhà thơ lớn nhất của văn học Triều Tiên đương đại, song ở nước ta, ông chỉ mới được giới thiệu. Đề tài của tôi được sự gợi mở và hỗ trợ của những người đi trước nhưng vẫn là sự tiếp nối đầy khó khăn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu đề tài là tất cả tác phẩm thơ ca do Ko Un sáng tác đã được dịch sang tiếng việt.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài là sự ám ảnh về cái chết trong thơ Ko Un.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được kết cấu hai chương cơ bản:
Chương 1. Những ám ảnh trong thơ Ko Un
Chương 2. Cái chết – nỗi ám ảnh lớn trong thơ Ko Un.
















NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG ÁM ẢNH TRONG THƠ KO UN

Ko Un – một cuộc đời nhiều mất mát
Ko Un sinh năm 1933, tức đến nay, ông đã ngoài 70 và có thể xem 70 năm ấy với nhà thơ là một cuộc hành trình đúng nghĩa. Đất nước Triều Tiên của ông sau nhiều thế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Xuân Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)