Niên luận: cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kỳ đầu
Chia sẻ bởi Bùi Long Hải Sơn |
Ngày 19/03/2024 |
12
Chia sẻ tài liệu: Niên luận: cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kỳ đầu thuộc Ngữ văn
Nội dung tài liệu:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
/
NIÊN LUẬN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
Đề tài:
CÁCH GHI NHÂN DANH TRONG CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ THỜI KÌ ĐẦU
CBHD:Ths Trần Thị Thúy An
SVTH:Bùi Thị Diệu Trang
LỚP: Ngôn ngữ K12
MSSV:1256010178
TP.HCM, ngày 31 tháng 12 năm 2015MỤC LỤC
NHẬP
. Lí do chọn đề tài
. Mục đích nghiên cứu
. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
. Lịch sử vấn đề
. Phương pháp nghiên cứu
. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn
. Bố cục
1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
.1 Sơ lược về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ và những văn bản quốc ngữ đầu tiên
.1.1 Về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ
.1.2 Về những văn bản chữ quốc ngữ thời kì đầu
.2 Vài nét về nhân danh học
2: CÁCH GHI NHÂN DANH TRONG CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU
.1 Họ
.2 Tên đệm
.3 Tên chính
3: SO SÁNH CÁCH GHI NHÂN DANH TRONG CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ THỜI KÌ ĐẦU VÀ HIỆN NAY
.1 Khái quát quy tắc ghi nhân danh Việt Nam
.2 So sánh cách ghi Nhân danh qua hai thời kỳ
LUẬN
LIỆU THAM KHẢO
DẪN NHẬP
Lí do chọn đề tài
Chữ Quốc ngữ là vốn quý của dân tộc Việt Nam, kể từ khi có chữ Quốc ngữ, các tư liệu quý báu cũng như các tác phẩm văn học nghệ thuật hay khoa học có nhiều thuận lợi để phát triển. Nguồn dữ liệu được lưu giữ trong chữ quốc ngữ đã trở thành vốn quý cho rất nhiều ngành khoa học, nhân danh học cũng không là một ngoại lệ. Có lẽ văn bản quốc ngữ xuất hiện cũng là lúc các nhân danh xuất hiện đồng thời, được ghi dấu không ngừng nghỉ. Lật lại các trang sách lịch sử ấy chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp những vốn hiểu biết hữu ích về cách ghi nhân danh trong những ngày đầu hình thành chữ quốc ngữ.
Trong vài chục năm trở lại đây, bộ môn khoa học Nhân danh học mới thực sự được chú tâm nghiên cứu và phát triển. Công tác nghiên cứu còn gặp rất nhiều khó khăn do nguồn tài liệu còn sơ sài, chưa được hệ thống hóa một cách hoàn chỉnh. Thế nhưng nhu cầu sử dụng các danh xưng trong cuộc sống hàng ngày cũng như mong muốn hiểu biết về nó lại rất phong phú và đa dạng. Với những nhu cầu cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu”.
Mục đích nghiên cứu
Ở Việt Nam, ngành Nhân danh học là một khoa học còn non trẻ, chúng tôi mong muốn rằng thông qua đề tài này sẽ:
Hệ thống hóa lại cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu, từ đó nhìn thấy lịch sử phát triển của nhân danh tại Việt Nam góp phần đưa ra những cứ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu nhân danh một cách khoa học, dễ dàng.
Cung cấp những kiến thức bổ ích để người Việt có những nhận thức đúng đắn hơn về nhân danh học trong các cứ liệu ngôn ngữ học lịch sử.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu.
Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi niên luận này, chúng tôi tiến hành khảo sát các văn bản quốc ngữ thời kì đầu thuộc thế kỉ 17-18.
Lịch sử vấn đề
Nhân danh học là một trong hai chuyên ngành lớn thuộc nhân xưng học bên cạnh địa danh học, ngành này chủ yếu nghiên cứu các khía cạnh xung quanh tên người dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Ở các nước Âu- Mĩ, khoa học này ra đời khá sớm vào khoảng những năm cuối thế kỉ XIX với hàng trăm công trình lớn nhỏ được công bố.
Ở Việt Nam, ngành khoa học này chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng mặc dù đã xuất hiện từ lâu. Vào cuối thế kỉ thứ XVIII, nước ta đã có những loại sách ghi tên các bề tôi nổi tiếng, những người đỗ tiến sĩ, có thể kể đến như: “Đại Việt lịch triều đăng khoa lục” (1779) của Nguyễn Hoản; “Quốc triều đăng khoa lục” (1894) của Cao Xuân Dục. Từ năm 1945
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
/
NIÊN LUẬN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
Đề tài:
CÁCH GHI NHÂN DANH TRONG CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ THỜI KÌ ĐẦU
CBHD:Ths Trần Thị Thúy An
SVTH:Bùi Thị Diệu Trang
LỚP: Ngôn ngữ K12
MSSV:1256010178
TP.HCM, ngày 31 tháng 12 năm 2015MỤC LỤC
NHẬP
. Lí do chọn đề tài
. Mục đích nghiên cứu
. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
. Lịch sử vấn đề
. Phương pháp nghiên cứu
. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn
. Bố cục
1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
.1 Sơ lược về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ và những văn bản quốc ngữ đầu tiên
.1.1 Về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ
.1.2 Về những văn bản chữ quốc ngữ thời kì đầu
.2 Vài nét về nhân danh học
2: CÁCH GHI NHÂN DANH TRONG CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU
.1 Họ
.2 Tên đệm
.3 Tên chính
3: SO SÁNH CÁCH GHI NHÂN DANH TRONG CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ THỜI KÌ ĐẦU VÀ HIỆN NAY
.1 Khái quát quy tắc ghi nhân danh Việt Nam
.2 So sánh cách ghi Nhân danh qua hai thời kỳ
LUẬN
LIỆU THAM KHẢO
DẪN NHẬP
Lí do chọn đề tài
Chữ Quốc ngữ là vốn quý của dân tộc Việt Nam, kể từ khi có chữ Quốc ngữ, các tư liệu quý báu cũng như các tác phẩm văn học nghệ thuật hay khoa học có nhiều thuận lợi để phát triển. Nguồn dữ liệu được lưu giữ trong chữ quốc ngữ đã trở thành vốn quý cho rất nhiều ngành khoa học, nhân danh học cũng không là một ngoại lệ. Có lẽ văn bản quốc ngữ xuất hiện cũng là lúc các nhân danh xuất hiện đồng thời, được ghi dấu không ngừng nghỉ. Lật lại các trang sách lịch sử ấy chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp những vốn hiểu biết hữu ích về cách ghi nhân danh trong những ngày đầu hình thành chữ quốc ngữ.
Trong vài chục năm trở lại đây, bộ môn khoa học Nhân danh học mới thực sự được chú tâm nghiên cứu và phát triển. Công tác nghiên cứu còn gặp rất nhiều khó khăn do nguồn tài liệu còn sơ sài, chưa được hệ thống hóa một cách hoàn chỉnh. Thế nhưng nhu cầu sử dụng các danh xưng trong cuộc sống hàng ngày cũng như mong muốn hiểu biết về nó lại rất phong phú và đa dạng. Với những nhu cầu cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu”.
Mục đích nghiên cứu
Ở Việt Nam, ngành Nhân danh học là một khoa học còn non trẻ, chúng tôi mong muốn rằng thông qua đề tài này sẽ:
Hệ thống hóa lại cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu, từ đó nhìn thấy lịch sử phát triển của nhân danh tại Việt Nam góp phần đưa ra những cứ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu nhân danh một cách khoa học, dễ dàng.
Cung cấp những kiến thức bổ ích để người Việt có những nhận thức đúng đắn hơn về nhân danh học trong các cứ liệu ngôn ngữ học lịch sử.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu.
Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi niên luận này, chúng tôi tiến hành khảo sát các văn bản quốc ngữ thời kì đầu thuộc thế kỉ 17-18.
Lịch sử vấn đề
Nhân danh học là một trong hai chuyên ngành lớn thuộc nhân xưng học bên cạnh địa danh học, ngành này chủ yếu nghiên cứu các khía cạnh xung quanh tên người dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Ở các nước Âu- Mĩ, khoa học này ra đời khá sớm vào khoảng những năm cuối thế kỉ XIX với hàng trăm công trình lớn nhỏ được công bố.
Ở Việt Nam, ngành khoa học này chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng mặc dù đã xuất hiện từ lâu. Vào cuối thế kỉ thứ XVIII, nước ta đã có những loại sách ghi tên các bề tôi nổi tiếng, những người đỗ tiến sĩ, có thể kể đến như: “Đại Việt lịch triều đăng khoa lục” (1779) của Nguyễn Hoản; “Quốc triều đăng khoa lục” (1894) của Cao Xuân Dục. Từ năm 1945
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Long Hải Sơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)