Những thiệt hại vi khuẩn từ thực tế đồng ruộng
Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Chánh |
Ngày 23/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Những thiệt hại vi khuẩn từ thực tế đồng ruộng thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Bệnh thối thân vi khuẩn (Erwinia sp)
hại lúa ở Tiểu Cần- Trà Vinh
Diện tích bị thiệt hại nặng rụi lá , nhưng khác bệnh đạo ôn ở chổ bẹ mọng nước, nhổ lên đứt gốc
Thiệt hại nhẹ hơn, lúa chết từng chòm nơi trũng
Theo PGS. TS Phạm Văn Kim : Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương, làm nghẻn mạch, gây héo nhưng lá vẫn còn xanh, nhổ lên bứt gốc, bẹ mọng nước trước tiên sau đó là chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chòm . Đặc điểm là gốc lúa phân hủy có mùi thối đặc trưng của VK Erwinia . Thời điểm gây héo chết thường từ khoảng 7 ngày tuổi về sau, chủ yếu trên giống OM 4218, IR 50404,OM 5472
Nông dân tưởng lúa chết do đạo ôn vì trước đó có bị đạo ôn và phun thuốc Filia, nhưng đạo ôn là bệnh do nấm, còn đây là bệnh vi khuẩn, hai loại thuốc khác nhau, cách phòng trị cũng khác
Bệnh VK: đầu tiên lúa bị héo, lá vẫn còn màu xanh, bẹ chuyển vàng, mộng nước, nhổ đứt gốc từng chồi - sau đó vài ngày rụi lá cả bụi, có mùi thối đặc trưng như bắp cải thối
Sự khác biệt đạo ôn nặng và bệnh vi khuẩn thối gốc-rụi lá
Lá héo xanh- vàng bẹ , thối gốc, có mùi đặc trưng
Không héo - nhiều vết mắt én liên kết, cháy vàng
Theo PGS.TS Phạm Văn Kim đây là 1 bệnh rất ít gặp trên lúa , bệnh do vi khuẩn Erwinia sp gây ra
Nguyên nhân của sự bộc phát
Lúa bị ngộ độc hữu cơ, bị phèn , mặn nên suy yếu
Trước đó lúa có bị 1 đợt rầy trưởng thành chích hút tạo vết thương
Lúa có bị đạo ôn làm suy yếu
Có mầm bệnh lép vàng trên hạt giống
Rau màu nhiểm bệnh vk quẳng xuống đường kênh thủy lợi tạo nhiều mầm bệnh
Khi mưa nhiều, nước tràn vào ruộng
Gặp giống nhiểm , bón nhiều phân
Thiệt hại cả 1 vùng và khả năng gây hại lúc lúa trổ
Erwinia spp :vi khuẩn gây bệnh thối thân lúa
Phòng trị
Chọn giống ít nhiểm
Lúc thấy vài cây mới bị bệnh(cây héo, lá còn xanh, nhổ lên thì đứt gốc) khai ráo nước, bón vôi, phun rầy , bệnh đạo ôn nếu có), sau 2-3 ngày phun vôi lần kế)
Khi thấy rễ ra trắng, và lúa phát triển lại thì
Phun vôi: 1,5 kg /bình(vôi nung CaO, xối nước bung ra) có thể phun vài lần.
Dưới bón, trên phun vôi
Khảo sát lúa chết
do vi khuẩn
Lưu Ngọc Mỹ ghi từ bài giảng Pgs.TS Phạm văn Kim
Đặc trưng
Vùng có trồng lúa xen màu đặc biệt là củ cải trắng. Nếu lá cải mà bỏ ngay tại bờ mương hay quăng xuống mương là nguồn cho vi khuẩn Erwinia xâm nhập. Vi khuẩn sẽ theo nước và đi vào các đường dẫn nước vào trong ruộng
Khi vi khuẩn xuất hiện trên ruộng mà ruộng bị rầy nâu chích hút thì vi khuẩn sẽ xâm nhập qua vết thương do rầy nâu tạo ra vào bẹ lá. Vi khuẩn trong dòng nước càng nhiều thì bệnh càng nặng.
Giống lúa OM4218 bị nhiễm nặng
Triệu chứng
Cây lúa khoảng 15 ngày thấy thối lâm nhâm, 25 ngày thì thối nhiều nặng, nếu chúng ta bón phân thì cây lúa không ăn phân được.
Cây lúa bị đạo ôn sau khi phun thuốc ngừa đạo ôn khoảng 3 ngày thì cây héo, cháy lá.
Lúa bị vàng từ lá chân đến lá đọt có khi là lá đọt bị vàng trước. Cây bị chết chồi, thối mềm gốc 1 số bụi hoặc chết hết. Nắm bứt chồi lên thì chồi bị đứt ngửi thấy có mùi thối.
Nguyên nhân
Bị thối rể do ngộ độc hữu cơ
Bị rầy nâu chích hút
Vi khuẩn tấn công
Thối rể
Thối rể là do cày vùi gốc rạ trong thời gian ngắn làm cho cây lúa bị ngộ độc hữu cơ.
Rể hút dinh dưỡng ngay phần chót rễ khi rể thối thì cây không hấp thu dinh dưỡng được nên cây lúa suy yếu, lùn hơn. Khi có bệnh tấn công thì dễ gây hại nặng do sức chống chịu cũng như khả năng kháng bệnh kém.
Rể thối do ngộ độc hữu cơ không nghiêm trọng đến chết vì rể có khả năng phục hồi được. Nhưng phải khắc phục hiện tượng gây thối rể vì thối rể sẽ không cho năng suất cao.
Rầy chích hút
Vi khuẩn tồn tại trong đất nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu có rầy chích hút mở đường cho vi khuẩn xâm nhập thì sẽ gây bệnh hại nặng. Vì vi khuẩn muốn xâm nhập được cây lúa phải qua vết thương này.
Vi khuẩn
Gây thối thân có sọc trong ở bẹ là do vi khuẩn tấn công vào gốc làm cho phần gốc tiếp giáp rể lúa có vết đen có mùi thối. Có hai loại vi khuẩn gây thối thân là Erwinia hoặc Pseudomonas.
Đặc điểm của Erwinia: khi tấn công thì có mùi rất thối và tấn công ngay đốt thân tạo nốt đen.
Pseudomonas thì ít mùi hơn Erwinia
Biện pháp
Bệnh do vi khuẩn thì vôi là chất sát trùng mà vi khuẩn rất sợ, khi dùng vôi thì các cây còn lại không bị lây lan vi khuẩn và cây bệnh có thể phục hồi được. Dùng vôi có 4 cái lợi:
- Diệt vi khuẩn như thuốc nhưng rẻ tiền hơn
- Không độc hại cho môi trường
- Bồi dưỡng vôi cho đất rất có hiệu quả trong việc làm tăng năng suất.
- Vôi khi khô thì bám dính rất tốt không bị rửa trôi khi mưa xuống do đó bảo vệ tốt.
* Cách làm
Tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt sau đó mới rải vôi
Bón vôi khoảng 30-50kg/ công. Dưới rải, trên phun. Chỉ cần 1 lần là có thể dứt bệnh
- Trên Phun: pha 1,5kg vôi/ bình 16 lít vào nước để lắng trong sau đó lấy nước trong phun trên lá. (Chú ý: Khi pha vôi nếu lấy luôn cặn trắng để phun thì cặn bám trên lá làm trắng lá lúa ngăn cản sự quang hợp của cây)
- Dưới Rải: Vôi 20kg/ công cho nước vào vừa đủ để vôi hút ẩm thì bắt đầu rải. Nên mua vôi bột lại rải đáy ao cá
Vừa có vi khuẩn, vừa bị thối rể do ngộ độc hữu cơ và bị rầy chích hút thì tình hình sẽ nghiêm trọng khó có thể cứu vãn được. Có thể rải vôi sau đó bón phân nhấp nhấp cho nhẩy chồi mới thì hy vọng có thể lấy lại năng suất không bị trắng tay.
Quan trọng nhất là bị rầy nâu tấn công khi lúa còn nhỏ do đó nên xịt rầy trước 1-2 ngày rồi sau đó mới bón vôi.
hại lúa ở Tiểu Cần- Trà Vinh
Diện tích bị thiệt hại nặng rụi lá , nhưng khác bệnh đạo ôn ở chổ bẹ mọng nước, nhổ lên đứt gốc
Thiệt hại nhẹ hơn, lúa chết từng chòm nơi trũng
Theo PGS. TS Phạm Văn Kim : Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương, làm nghẻn mạch, gây héo nhưng lá vẫn còn xanh, nhổ lên bứt gốc, bẹ mọng nước trước tiên sau đó là chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chòm . Đặc điểm là gốc lúa phân hủy có mùi thối đặc trưng của VK Erwinia . Thời điểm gây héo chết thường từ khoảng 7 ngày tuổi về sau, chủ yếu trên giống OM 4218, IR 50404,OM 5472
Nông dân tưởng lúa chết do đạo ôn vì trước đó có bị đạo ôn và phun thuốc Filia, nhưng đạo ôn là bệnh do nấm, còn đây là bệnh vi khuẩn, hai loại thuốc khác nhau, cách phòng trị cũng khác
Bệnh VK: đầu tiên lúa bị héo, lá vẫn còn màu xanh, bẹ chuyển vàng, mộng nước, nhổ đứt gốc từng chồi - sau đó vài ngày rụi lá cả bụi, có mùi thối đặc trưng như bắp cải thối
Sự khác biệt đạo ôn nặng và bệnh vi khuẩn thối gốc-rụi lá
Lá héo xanh- vàng bẹ , thối gốc, có mùi đặc trưng
Không héo - nhiều vết mắt én liên kết, cháy vàng
Theo PGS.TS Phạm Văn Kim đây là 1 bệnh rất ít gặp trên lúa , bệnh do vi khuẩn Erwinia sp gây ra
Nguyên nhân của sự bộc phát
Lúa bị ngộ độc hữu cơ, bị phèn , mặn nên suy yếu
Trước đó lúa có bị 1 đợt rầy trưởng thành chích hút tạo vết thương
Lúa có bị đạo ôn làm suy yếu
Có mầm bệnh lép vàng trên hạt giống
Rau màu nhiểm bệnh vk quẳng xuống đường kênh thủy lợi tạo nhiều mầm bệnh
Khi mưa nhiều, nước tràn vào ruộng
Gặp giống nhiểm , bón nhiều phân
Thiệt hại cả 1 vùng và khả năng gây hại lúc lúa trổ
Erwinia spp :vi khuẩn gây bệnh thối thân lúa
Phòng trị
Chọn giống ít nhiểm
Lúc thấy vài cây mới bị bệnh(cây héo, lá còn xanh, nhổ lên thì đứt gốc) khai ráo nước, bón vôi, phun rầy , bệnh đạo ôn nếu có), sau 2-3 ngày phun vôi lần kế)
Khi thấy rễ ra trắng, và lúa phát triển lại thì
Phun vôi: 1,5 kg /bình(vôi nung CaO, xối nước bung ra) có thể phun vài lần.
Dưới bón, trên phun vôi
Khảo sát lúa chết
do vi khuẩn
Lưu Ngọc Mỹ ghi từ bài giảng Pgs.TS Phạm văn Kim
Đặc trưng
Vùng có trồng lúa xen màu đặc biệt là củ cải trắng. Nếu lá cải mà bỏ ngay tại bờ mương hay quăng xuống mương là nguồn cho vi khuẩn Erwinia xâm nhập. Vi khuẩn sẽ theo nước và đi vào các đường dẫn nước vào trong ruộng
Khi vi khuẩn xuất hiện trên ruộng mà ruộng bị rầy nâu chích hút thì vi khuẩn sẽ xâm nhập qua vết thương do rầy nâu tạo ra vào bẹ lá. Vi khuẩn trong dòng nước càng nhiều thì bệnh càng nặng.
Giống lúa OM4218 bị nhiễm nặng
Triệu chứng
Cây lúa khoảng 15 ngày thấy thối lâm nhâm, 25 ngày thì thối nhiều nặng, nếu chúng ta bón phân thì cây lúa không ăn phân được.
Cây lúa bị đạo ôn sau khi phun thuốc ngừa đạo ôn khoảng 3 ngày thì cây héo, cháy lá.
Lúa bị vàng từ lá chân đến lá đọt có khi là lá đọt bị vàng trước. Cây bị chết chồi, thối mềm gốc 1 số bụi hoặc chết hết. Nắm bứt chồi lên thì chồi bị đứt ngửi thấy có mùi thối.
Nguyên nhân
Bị thối rể do ngộ độc hữu cơ
Bị rầy nâu chích hút
Vi khuẩn tấn công
Thối rể
Thối rể là do cày vùi gốc rạ trong thời gian ngắn làm cho cây lúa bị ngộ độc hữu cơ.
Rể hút dinh dưỡng ngay phần chót rễ khi rể thối thì cây không hấp thu dinh dưỡng được nên cây lúa suy yếu, lùn hơn. Khi có bệnh tấn công thì dễ gây hại nặng do sức chống chịu cũng như khả năng kháng bệnh kém.
Rể thối do ngộ độc hữu cơ không nghiêm trọng đến chết vì rể có khả năng phục hồi được. Nhưng phải khắc phục hiện tượng gây thối rể vì thối rể sẽ không cho năng suất cao.
Rầy chích hút
Vi khuẩn tồn tại trong đất nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu có rầy chích hút mở đường cho vi khuẩn xâm nhập thì sẽ gây bệnh hại nặng. Vì vi khuẩn muốn xâm nhập được cây lúa phải qua vết thương này.
Vi khuẩn
Gây thối thân có sọc trong ở bẹ là do vi khuẩn tấn công vào gốc làm cho phần gốc tiếp giáp rể lúa có vết đen có mùi thối. Có hai loại vi khuẩn gây thối thân là Erwinia hoặc Pseudomonas.
Đặc điểm của Erwinia: khi tấn công thì có mùi rất thối và tấn công ngay đốt thân tạo nốt đen.
Pseudomonas thì ít mùi hơn Erwinia
Biện pháp
Bệnh do vi khuẩn thì vôi là chất sát trùng mà vi khuẩn rất sợ, khi dùng vôi thì các cây còn lại không bị lây lan vi khuẩn và cây bệnh có thể phục hồi được. Dùng vôi có 4 cái lợi:
- Diệt vi khuẩn như thuốc nhưng rẻ tiền hơn
- Không độc hại cho môi trường
- Bồi dưỡng vôi cho đất rất có hiệu quả trong việc làm tăng năng suất.
- Vôi khi khô thì bám dính rất tốt không bị rửa trôi khi mưa xuống do đó bảo vệ tốt.
* Cách làm
Tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt sau đó mới rải vôi
Bón vôi khoảng 30-50kg/ công. Dưới rải, trên phun. Chỉ cần 1 lần là có thể dứt bệnh
- Trên Phun: pha 1,5kg vôi/ bình 16 lít vào nước để lắng trong sau đó lấy nước trong phun trên lá. (Chú ý: Khi pha vôi nếu lấy luôn cặn trắng để phun thì cặn bám trên lá làm trắng lá lúa ngăn cản sự quang hợp của cây)
- Dưới Rải: Vôi 20kg/ công cho nước vào vừa đủ để vôi hút ẩm thì bắt đầu rải. Nên mua vôi bột lại rải đáy ao cá
Vừa có vi khuẩn, vừa bị thối rể do ngộ độc hữu cơ và bị rầy chích hút thì tình hình sẽ nghiêm trọng khó có thể cứu vãn được. Có thể rải vôi sau đó bón phân nhấp nhấp cho nhẩy chồi mới thì hy vọng có thể lấy lại năng suất không bị trắng tay.
Quan trọng nhất là bị rầy nâu tấn công khi lúa còn nhỏ do đó nên xịt rầy trước 1-2 ngày rồi sau đó mới bón vôi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trung Chánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)