Nhung thanh tuu ve KHKT

Chia sẻ bởi Lê Bá Hải | Ngày 27/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Nhung thanh tuu ve KHKT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT Lê Viết Tạo
MÔN LỊCH SỬ LỚP 10








Giáo viên : Lê Thị Nhung
KIỂM TRA BÀI CŨ

THỰC DÂN XÂM LƯỢC
ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC

Câu 1. Nguyên nhân các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Ấn Độ :
Ấn Độ là nước giàu có, đông dân, có nền văn hoá lâu đời.
Sự suy yếu của triều Môgôn ở đầu thế kỷ XVII.
Cách mạng công nghiệp cần thị trường tiêu thụ hàng hoá và tìm nguyên liệu.
Tất cả các câu trên đều đúng.




Câu 2. Cuộc vũ trang khởi nghĩa của 60.000 lính Xipay duy trì được bao lâu ở Ấn Độ :
Từ 1855 đế 1857
Từ 1857 đến 1859
Từ 1859 đến 1875.
Từ 1857 đến 1860

Câu 3. Nguyên nhân trực tiếp các nước tư bản phương Tây xâm nhập vào Trung Quốc:
Thị trường rộng lớn, giàu nguyên liệu và nhân công rẻ.
Chính sách “Bế quan toả cảng “ của triều Mãn Thanh
Triều đình đem đốt thuốc phiện tịch thu được, bắt giam những người bán và hút thuốc phiện.
Tất cả các ý trên đều đúng.



Câu 4. Chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc kéo dài bao lâu :
Từ tháng 6/1942 đến tháng 12/1945
Từ tháng 6/1842 đến tháng 8/1847
Từ tháng 6/1840 đến tháng 8/1842
Từ tháng 8/1840 đến tháng 6/1848

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo ở Trung Quốc :
Từ năm 1853 đến năm 1866
Từ năm 1852 đến năm 1874
Từ năm 1850 đến năm 1864
Từ năm 1850 đến năm 1874

Câu 6. Nguyên nhân khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc :
Do triều đình Mãn Thanh ký điều ước Nam Kinh (8/1842) với Anh.
Hồng Tú Toàn muốn lật đổ triều Mãn Thanh để lên làm vua.
Nông dân muốn được chia đều ruộng đất để cày.
Nhân dân đứng lên đấu tranh chống địa chủ phong kiến, chống triều đình Mãn Thanh và sự xâm nhập của tư bản phương Tây.

Câu 7. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc :
Hồng Tú Toàn lên ngôi năm 1853 lấy đế hiệu là Thiên Vương.
Làm cho triều Mãn Thanh liên tiếp thất bại.
Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại, trong quá trình diễn biến nhiều chính sách tiến bộ được đề ra.
Nhân dân đứng lên đấu tranh chống địa chủ phong kiến giành thắng lợi.

Câu 8. Hạn chế của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc :
Không giành được chính quyền và không đánh đuổi được tư bản phương Tây.
Thực hiện chủ nghĩa bình quân,lãnh đạo trở thành phong kiến và tranh giành quyền lực làm suy yếu nội bộ.
Nhà Thanh liên kết với các nước tư bản phương Tây đánh bại cuộc khởi nghĩa.
Các nước tư bản phương Tây chia nhau ảnh hưởng quyền lợi ở Trung Quốc.

BÀI MỚI

NHỮNG THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN
CỦA KĨ THUẬT KHOA HỌC-
VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT
Ở THẾ KỈ XVIII-XIX
I-KĨ THUẬT VÀ KHOA HỌC :
1.Sự tiến bộ về kĩ thuật trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông liên lạc và quân sự:
a)Nguyên nhân:
+Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kĩ thuật ở ngành kinh tế:
-Sự thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản yêu cầu sự sản xuất lớn bằng máy móc.
-Nền nông nghiệp phát triển để thoả mãn nhu cầu lương thực các khu công nghiệp.
b)Kết quả:
+Tiến bộ trong công nghiệp:
-Kĩ thuật luyện kim cải tiến kiểu lò Bétxme và Mactanh làm tăng sản xuất thép và tìm ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ.

+Tiến bộ trong công nghiệp:
-Nhiều máy chế tạo công cụ và gia công kim loại ra đời : máy tiện, máy phay …


-Sử dụng nhiên liệu mới: than đá, dầu hoả.


-Sắt là nguyên liệu chính để sản xuất : máy móc, đường sắt, tàu thuỷ …

-Máy hơi nước là nguồn động lực phổ biến.

Thế kỉ XIX gọi là “Thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước”
+Tiến bộ trong nông nghiệp:
-Nhiều tiến bộ trong kĩ thuật và phương pháp canh tác: sử dụng phân hoá học trong canh tác, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rải.
+Tiến bộ trong giao thông vận tải:
-Đầu máy xe lữa chạy bằng hơi nước trên đường lát đá năm 1802 ở Anh.
-Xe lữa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa năm 1814 do Xtipphenxơn phát minh ở Anh tốc độ 6km/g đến giữa thế kỉ XIX là 50km/g.
-Tàu thuỷ chạy máy hơi nước năm 1807 do Phơntơn người Mĩ phát minh. Năm 1836 ở Anh có hơn 500 tàu thuỷ hoạt động.
+Tiến bộ trong giao thông vận tải:
+Tiến bộ trong giao thông vận tải:
+Tiến bộ về thông tin liên lạc:
-Máy điện tín phát minh giữa thế kỉ XIX.
-Moxơ người Mĩ sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.

+Tiến bộ về thông tin liên lạc:
+Bảng chữ cái điện tín của Morse :
A . _ J . _ _ _ S . . .
B _ . . . K _ . _ T _
C _ . _ . L . _ . . . U . . _
D _ . . M _ _ V . . . _
E . N _ . W . _ _
F . . _ . O _ _ _ X _ . . _
G _ _ . P . _ _ . Y _ . _ _
H . . . . Q _ _ . _ Z _ _ . .
I . . R . _ .
+Tiến bộ về hàng không:
-Cuối thế kỉ XVIII Mônggônphie bay bằng khí cầu
+Tiến bộ về quân sự:
-Súng đại bác, súng trường bắn nhanh và xa.
-Chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn, ngư lôi bắt đầu được sử dụng.

-Khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương
c) Ý nghĩa :
-Kĩ thuật TBCN đã có một bước tiến rất lớn so với thời PK : chuyển từ sản xuất nhỏ bằng lao động thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc tạo nên lực lượng sản xuất đồ sộ.
2-Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên và những bước tiến của khoa học xã hội:
+Phát minh lớn của khoa học tự nhiên :
-Toán học: Niutơn, Lépních, Lôbasépxki.
+Hoá học:
-Thuốc nhuộm anilin rẻ hơn thuốc nhuộm từ thảo mộc.
-Bảng nguyên tố của Menđêlêep người Nga.
+Vật lý :
-Thuyết vạn vật hấp dẫn của Niutơn người Anh
+Đầu thế kỉ XVIII có ba phát minh lớn :
-Thuyết bảo toàn năng lượng của Lômanơxốp người Nga giữa thế kỉ XVIII.
-Thuyết tế bào của Puốckimgiơ người Tiệp năm 1837.
-Thuyết tiến hoá di truyền của Đacuyn người Anh năm 1859.
-Ý nghĩa :
+Ba phát minh nầy đã chứng minh :
-Vạn vật biến chuyển vận động theo quy luật
-Không phải thượng đế sáng tạo ra vạn vật.
-Triết học duy vật phát triển.
-Nhiều ngành khoa học đã thúc đẩy sản xuất.
+Bước tiến của khoa học xã hội:
-Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng ở Đức của Phoiơbách và Hêghen.
-Chính trị và kinh tế học tư sản ở Anh của Xmít và Ricacđô.
-CNXH không tưởng ở Pháp của Xanhximông và Phuriê, ở Anh của Ôoen.
-Chủ nghĩa Mac của Mac và Enghen giữa thế kỉ XIX gồm ba bộ phận cấu thành : triết học macxit, kinh tế học macxit và CNXH khoa học
--Ý nghĩa : Sự ra đời của chủ nghĩa Mác làm cho KHXH có được cơ sở phương pháp luận khoa học đúng đắn duy vật biện chứng và công tác nghiên cứu gắn liền với ứng dụng vào thực tiễn.
CÂU HỎI CỦNG CỐ
Câu 1. Nêu điều kiện thuận lợi của sự phát triển kĩ thuật trong các ngành kinh tế ở thế kỉ XVIII- XIX ?
a) Chế độ PK đã suy yếu nên cố gắng phát triển kĩ thuật máy móc.
b) Giai cấp tư sản có đủ tiền để nghiên cứu kĩ thuật mới.
c) CNTB yêu cầu nền sản xuất lớn bằng máy móc và thoả mãn nhu cầu lương thực các khu công nghiệp.
d) Mâu thuẫn giữa gc TS và gc PK.

Câu 2.Thế kỉ XIX được gọi là thế kỉ của :
a) Thế kỉ sản xuất ra các kiểu lò Betxme và Mactanh làm tăng nhanh sản lượng thép.
b) Thế kỉ của máy hơi nước là động lực phổ biến nhất.
c) Thế kỉ của sử dụng nhiên liệu mới vào sản xuất: than đá và dầu hoả.
d) Thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước.

Câu 3. Điều kiện nào thúc đẩy kĩ thuật và khoa học phát triển ?
CNTB thắng lợi và được củng cố ở nhiều nước châu Âu và châu Mĩ
Máy móc xuất hiện đầu tiên ở Anh sau đó lan tràn ở châu Âu và châu Mĩ tạo nên cách mạng công nghiệp
Cơ sở vật chất của xã hội tư bản là nền công ngiệp cơ khí lớn
Câu a, b, c đều đúng.

Câu 4.Kể tên ba phát minh có ý nghĩa nhất vào thế kỉ XVIII và XIX ?
Thuyết bảo toàn năng lượng
Thuyết tế bào
Thuyết tiến hoá và di truyền.
Tất cả đều đúng.

Câu 5. Kể tên ba nhà toán học có công trình nghiên cứu vào thế kỉ XVIII và XIX ?
a) Niutơn
b) Lepnich
c) Lôbasepxki
d) Cả 3 đều đúng

DẶN DÒ CHUẨN BỊ TUẦN SAU
-Ôn tập thi HK2
Ngày thi : Thứ ba 09/5/2006
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Bá Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)