Những thành tựu chủ yếu của văn minh La Mã

Chia sẻ bởi Nguyễn Giang | Ngày 18/03/2024 | 4

Chia sẻ tài liệu: Những thành tựu chủ yếu của văn minh La Mã thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

1. Văn học:
Thần thoại:
Người La Mã hầu như tiếp thu hoàn toàn kho tàng thần thoại và hệ thống các thần của Hi Lạp. Chỉ có một điều khác là người La Mã đặt tên lại cho các vị thần đó.
b. Thơ:
La Mã đã sớm chịu ảnh hưởng của văn hoá Hi Lạp. Đặc biệt, năm 272 TCN La Mã bắt đầu tiếp xúc với văn học Hi Lạp, do đó đã chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Hi Lạp.
Văn học La Mã bao gồm nhiều thể loại như sử thi, thơ trữ tình, thơ trào phúng, văn xuôi, kịch.
Thời cộng hoà, La Mã đã có nhiều thi sĩ và nhà soạn kịch : Anđrônicút đã dịch Ôđixê ra tiếng Latinh, Nơviút đã viết sử thi Cuộc chiến tranh Puních, Catulút đã sáng tác nhiều bài thơ trữ tình.
Thời kì phát triển nhất của thơ ca La Mã là thời kì thống trị của Ốctavianút. Nhóm tao đàn Mêxen được thành lập đứng ra bảo trợ các thi nhân văn sĩ, những nhà thơ nổi tiếng như Viếcgiliút, Hôratiút, Ôviđiút.
Viếcgiliút (70-19 TCN)là hà thơ lớn nhất La Mã.
Tác phẩm đầu tiên làm ông bắt đàu có tiếng tăm là Những bài ca của người chăn nuôi. Tiếp theo là tác phẩm Khuyến nông tuyên truyền cho sự phát triển nông nghiệp.
Tác phẩm ưu tú nhất làm ông trở thành ngôi sao sáng nhất trong số các nhà thơ La Mã là Ênêit (Êneide).
Hôratiút (65-8 TCN) chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học và thơ trữ tình Hi Lạp.
Tác phẩm tiêu biểu nhất là tập thơ ca ngợi , đánh dấu sự nghiệp của mình với bài Bia kỉ niệm.
Ngoài ra, ông còn có những đóng góp quan trọng về lí luận thơ ca và nghệ thuật kịch qua bài “Nghệ thuật thơ”
Ôvidiút (43-17 TCN),hoạt động của ông chia làm 3 thời kì :
Thời kì thứ nhất bao gồm các tập thơ nói về yêu đương tình ái. Tác phẩm: Tình ca, Nữ anh hùng, Nghệ thuật yêu đương.
Thời kì thứ hai : trong thời kì này ông đã chuyển hướng sáng tác. Các tác phẩm thời kì này là : các ngày lễ, biến hình.
Thời kì thứ ba: năm 8 TCN, trong thời kì này ông có viết hai tập thơ :Những bài thơ buồn và Thơ về kinh.
c. Kịch:
Ở La Mã các nhà thơ Anđrônicút, Nơviút, Enniút, Plantút, Têxeiút cũng là những nhà soạn bi kịch và hài kịch.
Các nhà soạn kịch La Mã thường dịch bi kịch và hài kịch của Hi Lạp, đồng thời phỏng theo kịch Hi Lạp để soạn những vở kịch lịch sửcủa La Mã hoặc cải biến các vở kịch Hi Lạp thành các vở kịch La Mã.

2. Sử học:
Từ khoảng giữa thế kỉ V TCN, ở La Mã có những tài liệu tương tựnhư lịch sử biên niên gọi là Niên đại kí (Annales), nhưng nền sử học thực sự đến cuối thế kỉ III TCN mới xuất hiện , nhà sử học đầu tiên cũng là nhà kịch Nơviút.
Người đầu tiên viết lịch sử La Mã bằng văn xuôi là Phabiút (sinh năm 254TCN). Ngôn ngữ trong tác phẩm này là tiếng Hi Lạp chứng tỏ lúc bấy giờ văn xuôi La Mã chưa xuất hiện.
Người đầu tiên dùng văn xuôi Latinh để viết sử là Catông (234-149 TCN). Là nhà sử học thực sự đầu tiên của La Mã.
Từ Catông đầu tiên về sau, La Mã có nhiều nhà sử học xuất sắc : Pôlibiút, Titút Liviút, Taxiút, Plutác.
Pôliviút (205-125TCN) là người Hi Lạp bị đưa sang La Mã. Tác phẩm Thông sử. Ông nói; “Sử học là một thứ triết học íây sự việc thật để dạy người đời”
Titút Liviút (59TCN-17CN) lầ nhà sử học xuất sắc của La Mã trong thời kì trị vì của Ôctavianút. Tác phẩm :lịch sử La mã từ khi xây thành tới nay.
Taxitút sống vào cuối thế kỉ I đầu thế kỉ II. Tác phẩm lịch sử biên niên viết về lịch sử thời kì đầu của đế quốc La Mã.
Plutác người Hi Lạp sống cùng thời kì với taxiút. Tác phẩm Tiếu sử so sánh , ông đã so sánh từng đôi một các danh nhân Hi Lạp và La Mã.
Những thành tựu nói trên của sử học La Mã đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền sử học thế giới.

3. Nghệ thuật:
Kiến trúc:
Thành tựu về kiến trúc La Mã rất rực rỡ.
Các công trình kiến trúc của La Mã bao gồm tường thành, đền miếu, cung điện, rạp hát…Những công trình này từ thời cộng hoà đã có, nhưng đặc biệt phát triển từ thời Ôctavianút. Chính Ôctavianút đã tự hào nói rằng ông đã biến La Mã bằng gạch thành La Mã bằng đá cẩm thạch.
Các công trình kiến trúc nổi tiếng nhất là đền Păngtênông, rạp hát và khải hoàn môn.
b. Điêu khắc:
Để làm đẹp đường phố, quảng trường, đền miếu, La Mã đã tạo ra rất nhiều tượng. Tượng của Ôgút được dựng ở kháp nơi.
Các bức phù điêu thường khắc trên các côt trụ kỉ niệm chiến thắng của các hoàng đế và trên các vòm khải hoàn môn. Nội dung các bức phù điêu thường mô tả những sự tích lịch sử.
c. Hội hoạ:
Các tác phẩm hội hoạ của La Mã cổ đại còn giữ lại chủ yếu là các bức bích hoạ, trên đó vẽ phong cảnh, các đồ trang sức, tĩnh vật…
4. Khoa học tự nhiên :
Nhà khoa học nổi tiếng của La Mã là Pliniút (Plinius,23-79). Tác phẩm đầu tiên là Lịch sử tự nhiên gồm 37 chương. Đó là bản tập hợp các tri thức của các ngành khoa học như : thiên văn học, địa lí học, nhân loại học, động vật học, thực vật học, nông học, y học, luyện kim học, hội hoạ, điêu khắc…
Đến thời La Mã, đại biểu xuất sắc nhất về y học là Claođiút Galênút(131-đầu thế kỉ III) với tác phẩm 9Phương pháp chữa bệnh.
Những thành tựu ấy đã dặt cơ sở cho sự phát triển huy hoàng của nền khoa học thời cận hiện đại.
5. Triết học:
Triết học duy vật:
kế thừa triết học Hi lạp, đến thế kỉ I TCN, triết học La Mã cũng tương đối phát triển.
Nàh triết học duy vật xuất sắc nhất của La Mã là Lucrêtiút (98-54TCN). Tác phẩm duy nhất mà ông để lại là Bàn về bản chất của sự vật. Quan điểm triết học chủ yếu của ông là thừa kế quan điểm của Êpiquya.
b. Triết học duy tâm:
Đến thời La Mã, thuộc về phái Xtôinit có ba nhà triết học là: Xênéc, Epíchtêtút và Mácut Ôrêliút.
Xênéc (Sénèque,4-65)là thầy học của bạo chúa Nêrôn.
Tư tưởng triết học chủ yếu của ông là vấn đề đạo đức. Ông chủ trương con người phải độc lập về nội tâm và yên tĩnh về tinh thần.
Tác phẩm :Bàn về nhân tử, Bàn về phẫn nộ, Bàn về sự yên tĩnh của tinh thần, Bàn về cuộc sống hạnh phúc.
Êpíchtêtút(Epictetus, thế kỉ I - đầu thế kỉ II) là học trò của Xênéc. Đặc điểm triết học của ông là chủ nghĩa bi quan và luân lí cá nhân chủ nghĩa.
Máccút Ôrêliút (Marchus Orelius,121-180)là hoàng đế La Mã (161-180) được gọi là “nhà triết học trên ngôi báu”. Quan điểm triết học chủ yếu của ông là: con người là do thần xếp đặt nên con người phải làm tròn nghĩa vụ của mình dù phải chịu đựng mọi khó khăn và thử thách.
Những pháp lệnh của Ephiantet(Ephialtès) và Piriclet(Périclès):
Luật pháp của La Mã cổ đại
Luật 12 bảng
Khaỏng năm 514 TCN, nhà nước cộng hoà La Mã đã được thành lập, bộ máy nhà nước gồm có viện nguyên lão, đại hội nhân dân và quan chấp chính.
Về mặt pháp luật, quí tộc phải đồng ý ban hành luật thành văn.
Năm 454 TCN cử 3 người sang tìm hiểu luật pháp của Hi Lạp, nhất là của Xôlông.
Năm 452 TCN, La Mã đã thành lập uỷ ban 10 người để soạn luật.
Soạn được bộ luật, khắc trên 10 bảng đồng đặt ở quảng trường.
Năm 450 TCN, cử một uỷ ban 10 người mới, soạn thêm hai bảng nữa vì vậy luật này gọi là luật 12 bảng.
Nội dung của bộ luật này đề cập đến nhiều mặt trong đời sống xã hội như thể lệ tố tụng xét xử, việc kế thừa tài sản, việc cho vay nợ, quan hệ gia đình, đại vị phụ nữ…


Tinh thần chủ yếu của bộ luật là bảo vệ tính mạng, tài sản và danh dự cho mọi người.
Về quan hệ gia đình, các điều luật thể hiện rõ tính chất của chế độ gia trưởng.
về lĩnh vực chính trị : “Luật 12 bảng ra lệnh xử tử hình kẻ nào xúi giục kẻ thù của nhân dân La Mã tấn công nhà nước La Mã hay kẻ nào nộp một công dân La Mã cho kẻ thù.
Tóm lại, nội dung của Luật 12 bảng chỉ mới đề cập đến một số mặt trong đời sống xã hội, nhiều mức hình phạt quá khắc nghiệt, nhưng nó có tác dụng hạn chế sự xét xử độc đoáncủa quí tộc, đồng thời đặt cơ sở cho sự phát triển của luật pháp La Mã cổ đại.
Những pháp lệnh khác
từ giữa thế kỉ V về sau, nhà nước La Mã phải ban hành nhiều pháp lệnh bổ sung.
Năm 445 TCN, ban bố luật Canulêiut cho phép bình dân kết hôn với quí tộc.
Năm 367 TCN, lại thông qua ba pháp lệnh quan trọng:
1. Những món nợ mà bình dân vay, nếu đã trả lãi, phải được coi như đã trả gốc, số coàn thiếu sẽ trả hết trong ba năm.
2. Không ai được chiếm quá 50 jujera đất công tức là bằng khoảng 125 ha.
3. Bỏ chức Tư lệnh quân đoàn, khôi phục chế độ bầu quan chấp chính hằng năm, trong 2 quan chấp chínhphải có 1 người là bình dân.
Năm 326 TCN, thông qua pháp lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ đối với công dân La Mã.
Năm 287 TCN, ban hành pháp lệnh qui định quyết nghị của Đại hội bình dân, có hiệu lực như pháp luật đối với mọi công dân La Mã.
Đến cuối thế kỉ III, quyền lập pháp của Viện Nguyên lão cũng không còn nữa, nên mệnh lệnh của nguyên thủ tức là pháp luật.
Về mặt luật học, cuối thế kỉ IV TCN, bắt đầu có những người thế tục chú ý giải thích pháp luật. Người đầu tiên là Flaviút.
Trong các thế kỉ tiếp theo có các nhà luật học : Giulianút và Gaiút. Gaiút tập hợp các sắc lệnh trước đó soạn thành một tập gọi là “Các sắc lệnh chung”. Còn Gaiút thì viết một quyển sách giáo khoa về luật pháp và trình tự kiện cáo gọi là “Bậc thang luật học”
Luật La Mã đến thời trung đại và cận đại có ảnh hưởng rất lớn ở Châu Âu.
8. Sửa đời và phát triển của đạo Kitô ở La Mã cổ đại:
Cho đến đầu công nguyên người La Mã vẫn tin đa thần
Chính giáo lý của đạo Do thái, tư tưởng của phái khắc kỉ và đời sống cực khổ không có lối thoát của nhân dân bị áp bức là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của đạo Kitô.
Theo truyền thuyết người sáng lập ra đạo Kitô là chua Giêsu Crit con của chúa trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria.
Kinh thánh của đạo Kitô gồm hai phần là Cựu ước và Tân ước.
Đạo Kitô có 7 nghi lễ quan trọng thường gọi là 7 bí tích :
Rửa tội, thêm sức, thánh thể, giải tội, xứt dầu, truyền chức và hôn phối.
Sau khi ra đời đạo Kitô bị chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp mà vụ tàn sát tín đồ Kitô giáo khốc liệt đầu tiên diễn ra đầu tiên năm 64 dưới thời hoàng đế Nêrôn.
Tuy bị đàn áp nhưng đạo Kitô vẫn tiếp tục phát triển. Đến thế kỉ II, các công xã Kitô giáo đã liên hiệp lại và tổ chức thành giáo hội.
Năm 311, hoàng đế La Mã ra lệnh ngừng sát hại tín đồ Kitô.
Năm 313, hai hoàng đế Cônxtantinút và lixiníut ban hành sắc lệnh Milanô, chính thức công nhận địa vị hợp pháp của đạo Kitô.
Năm 325, Cônxtantinút triệu tập cuộc đại hội các giáo chủ đạo Kitô ở Nixê(Tiểu Á) để xác định giáo lí chấn chỉnh tổ chức giáo hội.
Năm 337, trước lúc chết Cônxtantinút đã chịu phép rửa tội và ông là hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Kitô giáo.
Cuối thế kỉ V, đạo Kitô giáo được thừa nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.
Tóm lại, nền văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại vô cùng xán lạn. Ăngghen nói : “không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)