NHỮNG SAI SÓT TRONG SGK LỊCH SỬ 6
Chia sẻ bởi Lê Khắc Yên |
Ngày 10/10/2018 |
65
Chia sẻ tài liệu: NHỮNG SAI SÓT TRONG SGK LỊCH SỬ 6 thuộc Cùng học Tin học 5
Nội dung tài liệu:
Hỏi khó học sinh?
Một số câu hỏi mà các tác giả đặt ra có thể khiến học sinh lúng túng, nhưng cũng có những câu hỏi quá "dễ"...
Cụ thể:
Trang 11: Hình 8 rất mờ, vì thế học sinh khó có thể "Miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập ..." theo yêu cầu.
Trang 42: Bỏ câu hỏi "Vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương" vì giống sơ đồ có sẵn tại trang 37.
Trang 69: "...Các triều đại phong kiến Trung Quốc" nên đổi thành "Các triều đại phong kiến phương Bắc" để thống nhất với Lịch sử 4.
Cũng ở trang này, có câu hỏi: "Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào ? Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ". Đây là câu hỏi thiên về kiểm tra trí nhớ máy móc; đã yêu cầu nêu "tên gọi" lại còn bắt "thống kê cụ thể qua từng giai đoạn...".
Đề nghị bỏ câu hỏi này hoặc sửa thành: "...Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta chỉ các quận, huyện của Trung Quốc. Hãy thống kê tên gọi ấy qua từng giai đoạn đô hộ? ".
Trang 78: "Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật của nước ta thời cổ đại" là câu hỏi khó và không rõ ràng. Công trình nghệ thuật trong lĩnh vực nào ?
Bà Triệu, Lí Bí… quê ở đâu?
SGK Lịch sử 6 có nhiều sai lệch, “bất nhất”… trong những chi tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử quan trọng như: Hùng Vương, Bà Triệu, Lí Bí…
Cụ thể:
Trang 41: Chi tiết: "…Thục Phán... tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội)" mâu thuẫn với Lịch sử và Địa lí 4: "…Thục Phán ... tự xưng là An Dương Vương. Kinh đô được dời xuống vùng Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay)" (trang 15).
Trang 54: "Ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi ..." . Ở đây địa danh miền Nam không rõ là vùng nào? không phù hợp với thế kỉ I.
Trang 56: Từ năm 1996, một phần huyện Thiệu Yên - quê hương Bà Triệu được tách ra để lập nên huyện Yên Định. Sách Lịch sử 6 in năm 2002 vẫn ghi là Thiệu Yên. Đến lần tái bản thứ 4 (2006), Lịch sử 6 mới chỉnh sửa thành: Bà Triệu quê "...ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hoá)".
Nên sửa lại cho cụ thể hơn: Bà Triệu quê ở vùng núi Nưa, huyện Quan Yên, quận Cửu Chân (nay thuộc xã Định Công, Yên Định, Thanh Hoá). Cũng cần nói thêm, nhiều tài liệu nêu quê Bà Triệu ở Nông Cống, hoặc Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Trang 58: "Lí Bí quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây)". Vậy Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây) hiện nay thuộc vùng đất nào ?
Trang 73: "... làng Ràng (Dương Xá, Đông Sơn, Thanh Hoá)”, cần sửa thành: Làng Giàng (nay thuộc xã Thiệu Dương, Thiệu Hoá, Thanh Hoá) vì từ năm 1996 đã có sự thay đổi này. Nhân dân vùng này vẫn phát âm tên làng của mình là: Làng Giàng. Các biển báo ở địa phương cũng ghi "Làng Giàng".
Bên cạnh đó, cần cập nhập sự thay đổi về địa lý, đặc biệt là từ khi Hà Nội mở rộng. Cụ thể:
Trang 45: "Đền thờ An Dương Vương tại thành Cổ Loa (Hà Nội)", ngày nay làm gì còn "thành Cổ Loa". Phải sửa thành” "Đền thờ An Dương Vương tại Cổ Loa (Hà Nội)".
Trang 48: Các địa danh Hà Tây, Vĩnh Phúc đều đổi thành Hà Nội.
Trang 52: "Đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc)", sửa thành "Đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh (Hà Nội)".
Trang 65: "Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây)" sửa thành "Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội)".
Trang 77: "Lăng Ngô Quyền (Ba Vì, Hà Tây)" đổi thành "Lăng Ngô Quyền (Ba Vì, Hà Nội)."
Nhiều lời mà ít ý!
Trang 23: Câu: "Ở một số nơi như núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai) ..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều công cụ đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ" mắc lỗi lặp. Xin thử sửa lại: "Ở núi Đọ, (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai) ..., người ta phát hiện được nhiều công
Một số câu hỏi mà các tác giả đặt ra có thể khiến học sinh lúng túng, nhưng cũng có những câu hỏi quá "dễ"...
Cụ thể:
Trang 11: Hình 8 rất mờ, vì thế học sinh khó có thể "Miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập ..." theo yêu cầu.
Trang 42: Bỏ câu hỏi "Vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương" vì giống sơ đồ có sẵn tại trang 37.
Trang 69: "...Các triều đại phong kiến Trung Quốc" nên đổi thành "Các triều đại phong kiến phương Bắc" để thống nhất với Lịch sử 4.
Cũng ở trang này, có câu hỏi: "Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào ? Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ". Đây là câu hỏi thiên về kiểm tra trí nhớ máy móc; đã yêu cầu nêu "tên gọi" lại còn bắt "thống kê cụ thể qua từng giai đoạn...".
Đề nghị bỏ câu hỏi này hoặc sửa thành: "...Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta chỉ các quận, huyện của Trung Quốc. Hãy thống kê tên gọi ấy qua từng giai đoạn đô hộ? ".
Trang 78: "Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật của nước ta thời cổ đại" là câu hỏi khó và không rõ ràng. Công trình nghệ thuật trong lĩnh vực nào ?
Bà Triệu, Lí Bí… quê ở đâu?
SGK Lịch sử 6 có nhiều sai lệch, “bất nhất”… trong những chi tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử quan trọng như: Hùng Vương, Bà Triệu, Lí Bí…
Cụ thể:
Trang 41: Chi tiết: "…Thục Phán... tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội)" mâu thuẫn với Lịch sử và Địa lí 4: "…Thục Phán ... tự xưng là An Dương Vương. Kinh đô được dời xuống vùng Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay)" (trang 15).
Trang 54: "Ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi ..." . Ở đây địa danh miền Nam không rõ là vùng nào? không phù hợp với thế kỉ I.
Trang 56: Từ năm 1996, một phần huyện Thiệu Yên - quê hương Bà Triệu được tách ra để lập nên huyện Yên Định. Sách Lịch sử 6 in năm 2002 vẫn ghi là Thiệu Yên. Đến lần tái bản thứ 4 (2006), Lịch sử 6 mới chỉnh sửa thành: Bà Triệu quê "...ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hoá)".
Nên sửa lại cho cụ thể hơn: Bà Triệu quê ở vùng núi Nưa, huyện Quan Yên, quận Cửu Chân (nay thuộc xã Định Công, Yên Định, Thanh Hoá). Cũng cần nói thêm, nhiều tài liệu nêu quê Bà Triệu ở Nông Cống, hoặc Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Trang 58: "Lí Bí quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây)". Vậy Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây) hiện nay thuộc vùng đất nào ?
Trang 73: "... làng Ràng (Dương Xá, Đông Sơn, Thanh Hoá)”, cần sửa thành: Làng Giàng (nay thuộc xã Thiệu Dương, Thiệu Hoá, Thanh Hoá) vì từ năm 1996 đã có sự thay đổi này. Nhân dân vùng này vẫn phát âm tên làng của mình là: Làng Giàng. Các biển báo ở địa phương cũng ghi "Làng Giàng".
Bên cạnh đó, cần cập nhập sự thay đổi về địa lý, đặc biệt là từ khi Hà Nội mở rộng. Cụ thể:
Trang 45: "Đền thờ An Dương Vương tại thành Cổ Loa (Hà Nội)", ngày nay làm gì còn "thành Cổ Loa". Phải sửa thành” "Đền thờ An Dương Vương tại Cổ Loa (Hà Nội)".
Trang 48: Các địa danh Hà Tây, Vĩnh Phúc đều đổi thành Hà Nội.
Trang 52: "Đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc)", sửa thành "Đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh (Hà Nội)".
Trang 65: "Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây)" sửa thành "Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội)".
Trang 77: "Lăng Ngô Quyền (Ba Vì, Hà Tây)" đổi thành "Lăng Ngô Quyền (Ba Vì, Hà Nội)."
Nhiều lời mà ít ý!
Trang 23: Câu: "Ở một số nơi như núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai) ..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều công cụ đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ" mắc lỗi lặp. Xin thử sửa lại: "Ở núi Đọ, (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai) ..., người ta phát hiện được nhiều công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Khắc Yên
Dung lượng: 47,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)