Những ngày nắng nóng kỉ lục TG

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 23/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Những ngày nắng nóng kỉ lục TG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hậu quả của biến đổi khí hậu
KỈ LỤC NẮNG NÓNG
Nếu như thời gian đầu ThẾ kỉ XX, những trận nóng do thiên tai xuất hiện rất ít, thì càng ngày, do sự phát triển không đồng bộ của công nghiệp, khí thải, hóa chất và hiệu ứng nhà kính khiến cho Trái đất ngày một nóng lên. Như một hệ quả tất yếu, nhiệt độ tăng rất nhanh trong vòng 50 năm trở lại đây đã kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Nhân loại buóc vào Kỷ nguyên công nghiệp phát triển đồng nghĩa với tần suất nắng nóng ngày một tăng lên. Có quốc gia, giai đoạn 1921-1922 đã có tới 5 triệu người chết khát vì không chịu nổi cái nóng và hạn hán kéo dài. Con số này còn lớn hơn tổng số người đã chết trong Chiến tranh Thế giới I (1914-1919).
Khoảng 20 năm sau, thế giới tiếp tục ghi nhận kỷ lục khủng khiếp được xác lập tại Trung Quốc: trong vòng 5 năm từ 1936 tới 1941, tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã có tới 2 trận nắng nóng khủng khiếp dẫn tới hạn hán, “kết liễu” sinh mạng của 2,5 triệu người. Đây cũng là tỉnh hiếm hoi ở Trung Quốc mà quanh năm hầu như không có mưa.
Hạn hán và cháy rừng là hai hệ quả điển hình nhất của những trận nắng nóng kéo dài. Nó gây ra những tác động xấu tới đời sống nông nghiệp tại nhiều quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng cũng như hệ thống động - thực vật. Thậm chí, ở nhiều nơi, đó là sự đe dọa trực tiếp tới tính mạng của hàng triệu con người, nhất là các nước còn nghèo đói ở châu Phi.
Nửa sau thế kỷ XX chưa ghi nhận thêm trận nắng nóng nào. Song, Trái đất nóng lên với tốc độ đáng báo động, phát tín hiệu cảnh cáo với các nhà chức trách trên toàn thế giới. Đỉnh điểm là năm 1998, người ta ghi nhận kỷ lục mới về tăng nhiệt độ mặt đất là 0,55 độ C so với mức trung bình 0,45 độ C trong những năm 1960-1990.
Theo đánh giá của Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO, thập kỷ đầu tiên khi bước vào Thiên niên kỷ mới là thời điểm nóng nhất mà lịch sử từng ghi nhận. Mức biến đổi nhiệt độ mặt đất toàn cầu là 0,46 độ C. Việt Nam chúng ta cũng là một trong 5 quốc gia phải hứng chịu sự biến đổi này rõ nét nhất.
Năm 2003 được gọi là “năm nóng bỏng nhất” theo cả nghĩa đen lẫn bóng. Xét theo khía cạnh thời tiết, ta chứng kiến mức tăng 0,45 độ C của nhiệt độ trên mặt đất; 15.000 người chết vì nóng bức ở Pháp và hơn 20.000 người dân khác ở khu vực châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha) - nơi vốn được biết đến là vùng có khí hậu ôn đới.
Nguyên nhân của nhận định trên là do trận gió nóng tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại diễn ra ở khu vực châu Âu. Các bãi biển khắp nơi chật kín người, các siêu thị hay trung tâm thương mại có máy điều hòa là địa điểm được ưa thích để người dân tìm đến trốn tránh cái nóng.
Một trận gió nóng khủng khiếp nữa diễn ra tháng 2 năm 2009 tại khu vực Victoria thuộc đất nước chuột túi Australia cũng đã gây ra nhiều trận cháy rừng cực kì nguy hiểm. Tại thành phố cảng Melbourne, có tới 3 ngày liền, nhiệt độ lên trên 43 độ C. Cái nóng gây ảnh hưởng trực tiếp tới người dân đô thị: hàng trăm người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà bị thiêu cháy, dân cư khu vực lân cận bị buộc phải sơ tán.
Ngay tới cả xứ sở bạch dương lạnh lẽo cũng đã phải chịu cơn phẫn nộ của thiên nhiên 1 năm sau đó. Đợt nắng nóng 2010 được coi là đợt nóng nhất tại Nga trong vòng 130 năm. Thành phố Moscow chìm trong làn khói mù mịt bởi các vụ cháy tự phát. Ước tính. có khoảng 2.000 người chết trong đợt nắng nóng này.
Gần đây nhất, ở VN cả nước đã phải đón nhận các đợt nắng nóng kinh hoàng. Không khí oi bức, khô, nhiệt độ cao trong không gian chật hẹp khiến nhiều người phát hoảng và sợ ra đường. Nhiều tỉnh phía Nam nhiệt độ trung bình lúc nào cũng ở ngưỡng 40 độ C, có lúc đỉnh điểm 43 - 45 độ C
Thay lời kết
Hi vọng vài thông tin sưu tầm này giúp các bạn minh họa cho việc tuyên truyền chống biến đổi khí hậu.

NST : PHH - 2012
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)