Những lợi ích và rủi ro của sinh vật chuyển gen

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tuấn | Ngày 09/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: những lợi ích và rủi ro của sinh vật chuyển gen thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Đề tài: Lợi ích và rủi ro của sản phẩm biến đổi gen

GVHD: Trần Đức Tường
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA SINH HỌC
Bài báo cáo môn công nghệ sinh học
Nhóm 2
Nguyễn Phước An
Nguyễn Hải Minh
Lâm Thị Tú
Ngô Văn Hùng
Lê Thị Kim Thanh
Nguyễn Thanh Tuấn
Huỳnh Thị Thanh Tuyền
Nguyễn Thị Nhung
Phạm Thị Thu Mùa
Phạm Thị Rấm
Nguyễn Hồng phụng
Nguyễn Thị Kim Thoa
Trương Thị Ngọc Hương
Thị Kim Tuyền


Chuyển đổi gene là gì?
Là việc chuyển gen của một sinh vật này sang một sinh vật khác, bắt buộc chuỗi AND của sinh vật đó phải tiếp nhận gen mới.
Sinh vật biến đổi gen
Là một sinh vật có cấu trúc gen bị thay đổi do công nghệ chuyển gen. Các sinh vật bị biến đổi theo cách khác nhau (như dùng phóng xạ hay hóa chất để gây đột biến hoặc lai hữu tính…) thì không được coi là sinh vật biến đổi gen.




1. Những lợi ích của cây trồng biến đổi gen
Cây trồng biến đổi gen đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển bền vững qua các lĩnh vực sau:
Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới
GMC có thể giúp ổn định tình hình an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới, bằng cách làm tăng nguồn cung lương thực, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất, từ đó làm giảm lượng nhiên liệu đốt cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp, giảm bớt một số tác động bất lợi gắn với sự biến đổi khí hậu. Trong số 44 tỷ USD lợi nhuận tăng thêm nhờ công nghệ sinh học, có 44% lợi nhuận từ việc tăng năng suất cây trồng, 56% lợi nhuận từ giảm chi phí sản xuất.
Hướng nghiên cứu mới đối với cây lương thực là phát triển khả năng chịu hạn; các giống cây lương thực mới dự đoán sẽ được trồng ở Hoa Kỳ năm 2012, ở tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi năm 2017.
Bảo tồn đa dạng sinh học
GMC có lợi tiềm tàng đối với môi trường. GMC giúp bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên, sinh cảnh và động, thực vật bản địa. Thêm vào đó, GMC góp phần giảm xói mòn đất, cải thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi cư trú của động vật hoang dã.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là giải pháp giúp bảo tồn đất trồng, cho phép tăng sản lượng thu hoạch cây trồng trên 1,5 tỷ ha đất trồng hiện có, xoá bỏ tình trạng phá rừng làm nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học tại các cánh rừng và khu bảo tồn trên khắp thế giới. Theo ước tính, hàng năm các nước đang phát triển mất khoảng 13 triệu ha rừng vì các hoạt động nông nghiệp. Từ năm 1996 đến 2007, GMC đã bảo vệ 43 triệu ha đất trên thế giới, có tiềm năng rất lớn trong tương lai.



·    Góp phần xoá đói giảm nghèo
50% những người nghèo nhất trên thế giới là người nông dân ở các nước đang phát triển, nghèo tài nguyên, 20% còn lại là những người nông dân không có đất trồng, phụ thuộc hoàn toàn vào nghề nông.Vì thế, tăng thu nhập cho người nông dân nghèo sẽ đóng góp trực tiếp vào quá trình xoá đói giảm nghèo trên thế giới, tác động trực tiếp đến 70% người nghèo trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, các giống bông và ngô biến đổi gen đã mang lại lợi nhuận cho hơn 12 triệu nông dân nghèo ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Philippin và số người hưởng lợi sẽ cao hơn trong thập niên thứ hai này.
Trong đó việc tập trung phát triển các giống gạo biến đổi gen có thể mang lại lợi nhuận cho khoảng 250 triệu hộ nông dân nghèo canh tác lúa ở châu Á.
·    Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường
Hoạt động nông nghiệp truyền thống của con người có tác động rất lớn với môi trường. Sử dụng công nghệ sinh học, có thể giảm đáng kể các tác hại đó.
Trong thập niên đầu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến này đã giúp giảm lượng lớn thuốc trừ sâu, giảm lượng xăng dầu cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp, giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường do cày xới đất, bảo tồn đất và độ ẩm nhờ phương pháp canh tác không cần cày xới, giúp đất trồng hấp thu được một lượng lớn khí CO2 từ không khí.
Tổng lượng thuốc trừ sâu cắt giảm trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2007 ước tính đạt 359 ngàn tấn thành phần kích hoạt (a.i.), tương ứng với 9% lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng, làm giảm 17,2% các tác hại đối với môi trường, tính theo chỉ  số tác hại môi trường (EIQ).
Trong năm 2007, công nghệ sinh học đã làm giảm 77.000 tấn thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp (tương đương với 18% lượng thuốc trừ sâu sử  dụng), chỉ  số EIQ giảm 29% (Brooks và Barfoot, 2009).
·    Giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG)
GMC có thể giúp giải quyết những lo ngại lớn nhất về môi trường: giảm thiểu các loại  khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu tác động của thay đổi thời tiết. Thứ nhất, giảm lượng khí CO2, làm giảm lượng nhiên liệu hoá thạch, giảm lượng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.
Theo đánh giá, GMC đã làm giảm khoảng 1,1 tỷ kg khí CO2 thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, tương đương với cắt giảm 500 ngàn xe ôtô lưu thông trên đường.
Thứ hai, phương pháp canh tác không cần cày xới nhờ công nghệ sinh học làm giảm thêm 13,1 tỷ kg khí CO2, tương đương với giảm 5,8 triệu xe ôtô lưu hành trên đường. Như vậy, trong năm 2007, tổng lượng khí CO2 mà công nghệ sinh học làm giảm trên toàn thế giới đạt mức 14,2 tỷ kg, tương đương với loại bỏ 6,3 triệu xe ôtô (Brooks và Barfoot, 2009).
·    Tăng hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học
Công nghệ sinh học có thể giúp tối ưu hoá chi phí sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất và thứ hai, nhờ tạo ra các giống cây chịu tác động của môi trường (khô hạn, nhiễm mặn, nhiệt độ khắc nghiệt…) hoặc các tác động của sinh vật (sâu bệnh, cỏ dại…), nâng cao năng suất thu hoạch của cây trồng, bằng việc thay đổi cơ chế trao đổi chất của cây. Sử dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học cũng có thể tạo ra những enzym đẩy nhanh quá trình chuyển hoá của nguyên liệu sản xuất thành nhiên liệu sinh học.
·    Góp phần ổn định các lợi ích kinh tế
Khảo sát gần đây nhất về tác động của GMC trên toàn cầu từ  năm 1996 đến 2007 (Brooks và Barfoot, 2009) cho thấy lợi nhuận mà GMC mang lại cho riêng những người nông dân trồng chúng trong năm 2007 đạt 10 tỷ USD (6 tỷ USD ở các nước đang phát triển, 4 tỷ USD ở các nước công nghiệp). Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 1996 - 2007 đạt 44 tỷ USD, từ các nước đang phát triển và nước công nghiệp.
Lợi ích của thực phẩm biến đổi gen...
Thực phẩm biến đổi gien (GMF)  có thể là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề lương thực cho dân số tăng vọt này trong những năm tới thông qua các cách sau:
- Chống sâu bệnh, cỏ dại: Sản lượng thâm hụt do sâu bệnh phá hoại hay cỏ dại lấn át diện tích, gây thiệt hại to lớn cho nông dân và nạn đói ở nhiều nước.
- Chịu lạnh, chịu hạn và chịu mặn: Tạo ra những giống cây có khả năng sinh trưởng tốt ở vùng đất khô hạn, độ mặn cao hay khí hậu lạnh giá sẽ giúp tăng năng suất.
Giàu dưỡng chất: Gạo là loại thực phẩm chủ yếu ở các nước nghèo, nhưng gạo không có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để chống suy dinh dưỡng cho con người

Dược phẩm: vắc xin và thuốc chữa bệnh thường có giá thành cao. Vì vậy, các nhà khoa học đang tìm cách tạo ra loại vắc xin chứa trong khoai tây, táo hay cà chua, vừa dễ vận chuyển, bảo quản và kiểm soát hơn các loại vắc xin tiêm truyền thống.


2.Những lợi ích của động vật biến đổi gen
* Về sản xuất thịt
- Nhiều nghiên cứu ban đầu về vật nuôi chuyển gen nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng các gen mã hóa cho hocmôn tăng trưởng của người, cừu, lợn và bò đã được chèn vào nhiễm sắc thể tế bào cừu, lợn, bò và thỏ. Các con vật này cho tăng trưởng nhanh, tăng tỷ lệ nạc/mỡ và tăng chuyển hóa thức ăn... Tuy nhiên, chi phí tương đối cao khi tạo ra các giống vật nuôi chuyển gen. Hơn nữa, chúng dễ bị bệnh, như lợn chuyển gen hocmôn tăng trưởng đã lớn rất nhanh nhưng sau đó chúng bị loét dạ dày, hư thuận và gan, nhạy cảm với viêm phổi, dễ bị viêm da và mất khả năng sinh sản. Cừu chuyển gen tăng trưởng người và bò cũng dễ bị bệnh tiểu đường, dẫn đến chết sớm.
* Về sản xuất sữa
- Có rất nhiều nghiên cứu tìm cách tăng sản xuất sữa hoặc thay đổi thành phần sữa từ các vật nuôi chuyển gen. Đây là chiến lược chủ yếu của các công ty dược phẩm và thực phẩm nhằm sản xuất protein qua con đường tiết sữa của bò, cừu, dê... Lợi thế của phương pháp này là: (1) Số lượng của các protein được sản xuất trong tuyến sữa của động vật cho sữa khá phong phú, sản lượng sữa được tiết ra khá lớn. (2) Tuyến sữa của động vật có vú là một cơ quan sản xuất sinh học, dễ thích nghi với việc sản xuất protein và bài tiết sữa. (3) Sự biểu hiện gen ở tuyến sữa động vật có vú rất chính xác về thời gian.
* Về gia súc kháng bệnh
- dùng kỹ thuật chuyển gen để tạo ra các động vật kháng bệnh là tiềm năng to lớn của công nghệ chuyển gen, mang lại lợi ích cho sức khỏe động vật và lợi nhuận cho ngành chăn nuôi. Có 5 loại gen động vật khác nhau được xem là có thể kết hợp để điều hòa tính kháng bệnh, chủ yếu ở chuột. Đó là: gen MHC, gen receptor tế bào T, gen immunoglobulin, gen mã hóa lymphokine và gen kháng bệnh chuyên biệt. Ngoài ra, trong y học, người ta tạo ra mô hình động vật bị bệnh hoặc mô hình động vật thăm dò (exploratory model). Đó là những động vật biến đổi gen, với sự biến đổi của gen chưa biết hoặc chức năng chưa rõ ràng. Đây là những mô hình rất hữu ích trong nghiên cứu quá trình tế bào cơ bản.
Một vài thành tựu:
Dê chuyển gen cung cấp sữa người
Để lấy lactoferin lượng lớn đưa vào công thức sữa bột trẻ em.Ưu điểm lớn nhất của của dê là thời gian mang thai của chúng chỉ bằng nửa thời gian mang thai của bò. Hơn nữa, dê đạt đến tuổi có thể vắt sữa được nhanh hơn bò đến 3 lần. Chúng ít bị bệnh tật hơn và dù bị bệnh thì bệnh của chúng cũng khác với bệnh của người.
Dê chuyển gen cung cấp sữa người
Muỗi biến đổi gen
Điển hình là Malaysia, đất nước đầu tiên ở châu Á có kế hoạch thả thử nghiệm muỗi biến đổi gen vào môi trường, nhằm đối phó với đại dịch sốt xuất huyết. Viện nghiên cứu y học của quốc gia này đã hoàn tất kế hoạch thả hàng nghìn muỗi đực biến đổi gen để chúng giao phối với muỗi cái bình thường, tạo ra loại muỗi có tuổi đời ngắn hơn và không có khả năng truyền bệnh.
Muỗi biến đổi gen
Gia cầm biến đổi gen không truyền virus cúm H5N1
Nhà khoa học Laurence Tiley cho biết, nghiên cứu hiện đang ở những giai đoạn đầu và biến đổi gen là bước đi quan trọng đầu tiên trong nỗ lực phát triển đàn gia cầm có khả năng miễn dịch với bệnh cúm. Ngoài ra, công nghệ biến đổi gen đã chứng minh khả năng tăng cường sức đề kháng của vật nuôi, giúp cải thiện đáng kể an ninh kinh tế và lương thực tại nhiều nước bị ảnh hưởng của dịch cúm
Cá hồi biến đổi gene
Cá hồi biến đổi gene với khả năng tăng trưởng nhanh gấp đôi so với cá hồi thông thường có thể giảm giá thành của những bữa ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại nó cũng có thể gây ra những hậu quả môi trường đi kèm với sự mở rộng của những nông trang nuôi cá. Cá hồi biến đổi gene với thời gian sinh trưởng ngắn hơn nghĩa là chúng sẽ được mang ra thị trường sớm hơn và tiêu thụ ít thức ăn hơn.
Lần đầu tiên tạo ra được giống trâu biến đổi gen
Việc thực hiện cải tạo di truyền định hướng không những giúp tạo ra giống trâu có thể sản sinh lượng sữa cao, có khả năng miễn dịch tốt, mà còn mắn đẻ.
Những tác hại tiềm tàng của
sản phẩm biến đổi gen
I- Đối với sức khỏe con người
Bên cạnh những lợi ích cơ bản của GMO (sinh vật biến đổi gen), theo nhiều nhà khoa học thế giới, thì loại thực phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng như: khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể, v.v... Đây là một trong những tranh luận chủ yếu và vấn đề chỉ được tháo gỡ khi chứng tỏ được rằng sản phẩm protein có được từ sự chuyển đổi gen không phải là chất gây dị ứng.


Gen kháng sinh có thể được chuyển vào các cơ thể vi sinh vật trong ruột của người và động vật ăn thành phẩm biến đổi gen. Điều này có thể dẫn tới việc tạo ra các vi sinh vật gây bệnh có khả năng kháng thuốc. Việc chuyển đổi gen từ thực phẩm biến đổi gen vào tế bào cơ thể con người hay vào vi trùng trong đường ruột cơ thể người là mối quan tâm thực sự, nếu như sự chuyển đổi này tác động xấu tới sức khỏe con người.
II-  Đối với đa dạng sinh học
Nguy cơ GMC (cây trồng biến đổi gen) có thể phát tán những gen biến đổi sang họ hàng hoang dã của chúng, sang sâu bệnh có nguy cơ làm tăng tính kháng của chúng đối với đặc tính chống chịu sâu bệnh, thuốc diệt cỏ hoặc làm tăng khả năng gây độc của GMC đối với những loài sinh vật có ích.
Dưới sức ép của chọn lọc tự nhiên, côn trùng sẽ trở lên kháng các loại thuốc diệt côn trùng do cây trồng tạo ra và gây thiệt hại cho cây trồng. Giải pháp GMC không bền vững cho một số vấn đề như kháng sâu bệnh, vì các loại dịch hại này có thể tái xuất hiện do bản chất di truyền thích ứng với môi trường của chúng.
III- Đối với môi trường

Nguy cơ đầu tiên là việc GMC mang các yếu tố chọn lọc (chịu lạnh, hạn, mặn hay kháng sâu bệnh…) phát triển tràn lan trong quần thể thực vật. Điều này làm mất cân bằng hệ sinh thái và làm giảm tính đa dạng sinh học của loài cây được chuyển gen.
Nguy cơ thứ hai là việc GMC mang các gen kháng thuốc diệt cỏ có thể thụ phấn với các cây dại cùng loài hay có họ hàng gần gũi, làm lây lan gen kháng thuốc diệt cỏ trong quần thể thực vật. Việc gieo trồng GMC kháng sâu bệnh trên diện rộng, ví dụ, kháng sâu đục thân, có thể làm phát sinh các loại sâu đục thân mới kháng các loại GMC này. Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bt đã cho phép phòng trừ hiệu quả sâu bệnh, nhưng sau 30 năm sử dụng, một số loại sâu bệnh đã trở nên nhờn thuốc ở một vài nơi.
Nguy cơ cuối cùng là việc chuyển gen từ cây trồng vào các vi khuẩn trong đất. Tuy nhiên, khả năng xảy ra điều này là vô cùng nhỏ.
Cây trồng kháng sâu có khả năng tiêu diệt các loại côn trùng hữu ích khác như ong, bướm, v.v... làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nói chung. Việc trồng GMC đại trà, tương tự như việc phổ biến rộng rãi một số giống năng suất cao trên diện tích rộng lớn, sẽ làm mất đi bản chất đa dạng sinh học của vùng sinh thái, ảnh hưởng đến chu trình nitơ và hệ sinh thái của vi sinh vật đất.
Hiện nay, các chuyên gia công nghệ sinh học đang cố gắng giảm thiểu các rủi ro nêu trên và theo dõi cẩn thận các thử nghiệm GMC trong phòng thí nghiệm, cũng như ngoài đồng ruộng trước khi đưa ra thị trường thương mại.
Nói tóm lại, nếu được thiết kế và sử dụng đúng phương pháp, thì có thể quản lý đựợc các nguy cơ của GMC đối với môi trường một cách hiệu quả.
Một số tiêu chí xác định tác động bất lợi đối với sức khoẻ con người và môi trường của GMO
Hiện trạng và xu hướng phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới
Công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những thành tựu to lớn cho loài người. Trong 13 năm, từ 1996 đến 2008, số nước trồng GMC đã lên tới con số 25 - một mốc lịch sử - một làn sóng mới về việc đưa GMC vào canh tác, góp phần vào sự tăng trưởng rộng khắp toàn cầu và gia tăng đáng kể tổng diện tích trồng GMC trên toàn thế giới lên 73,5 lần (từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 125 triệu ha năm 2008). Trong năm 2008, tổng diện tích đất trồng GMC trên toàn thế giới từ trước tới nay đã đạt 800 triệu ha.
Năm 2008, số nước đang phát triển canh tác GMC đã vượt số nước phát triển trồng loại cây này (15 nước đang phát triển so với 10 nước công nghiệp), dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nâng tổng số nước trồng GMC lên 40 vào năm 2015.
Mặc dù, diện tích đất trồng và số nước trồng GMC tăng lên dữ dội trên toàn cầu, đặc biệt là các nước thuộc EU. Tuy nhiên, việc sử dụng GMO và sản phẩm của chúng ở EU đang dè dặt và rất thận trọng ở các quốc gia này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)