Những động vật có khả năng leo trèo lạ

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 23/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: Những động vật có khả năng leo trèo lạ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Những động vật có khả năng leo trèo khác thường

Nếu bạn nghĩ chỉ có khỉ leo trèo giỏi thì đã nhầm to. Gấu túi, dê núi, ốc sên đất... đều là những động vật leo trèo một cách khác thường &siêu đỉnh.
PHH sưu tầm & chỉnh lí - Nguồn: kienthuc.com
Gấu túi

Gấu túi rất giỏi trong việc trèo cây.
Do chúng có móng vuốt cong, sắc rất thích hợp cho việc trèo cây.
Bên cạnh đó, chi trước của chúng có cấu tạo để phù hợp với việc leo trèo.
Khỉ đầu chó

Khỉ đầu chó được xem là loài linh trưởng thông minh và có cấu trúc cơ thể tương tự như loài người. Các ngón ở chi trước linh hoạt trong khi các ngón ở chi sau mở rộng cho phép khỉ đầu chó bám chặt trên các bề mặt đá.
Thêm nữa, chiếc đuôi dài cũng góp phần khiến khỉ đầu chó giữ thăng bằng tốt hơn khi leo trèo.
Dê núi
Dê núi có khả năng leo núi “thần tài”. Cuộc sống của loài dê núi hẳn sẽ phải khiến nhiều người ngỡ ngàng. Ít ai biết rằng dê núi có khả năng leo trèo vô địch, tốt hơn nhiều lần so với các loài động vật họ mèo như hổ, báo và mèo.
Đặc biệt chúng có thể leo núi đá cao gần 457m chỉ trong vòng 20 phút!
Ốc sên đá:
Trái với ốc sên sống ở nước ngọt hay nước mặn, ốc sên đá là những nhà leo trèo xuất sắc. Chúng có cơ chân-bụng chắc khỏe và bài tiết ra một loại chất nhầy giúp di chuyển qua các bề mặt thô ráp một cách dễ dàng, uyển chuyển.
Ốc sên đá có khả năng di chuyển trên gần như tất cả bề mặt, thậm chí nó có thể treo ngược mình trên một cành cây hay một hòn đá.
Nhện rừng:
Loài Nhện này có nhiều chân cho phép chúng leo lên những tảng đá nhanh và cẩn thận mà không bị trượt ngã. Bên cạnh đó, bề mặt mỗi chân lại có chất dính giúp nó bám dính vào đá khi di chuyển.
Đặc biệt, loài nhện có khả năng giữ thăng bằng rất tốt khi chạy. Đây là đặc điểm nổi bật của tất cả các loài nhện.
Rắn không chân
1 số loài rắn cũng leo trèo giỏi nhờ sử dụng lực nén của cơ thể để kẹp vào thân cây cũng như các bề mặt vật giúp nó leo trèo lên được.
Nghiên cứu ở loài rắn ngô còn phát hiện ra, loài rắn này còn sử dụng cả vảy của nó để tạo lực nén và bám tốt hơn khi leo cây. Song không phải loài rắn nào cũng có vảy như vậy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)